CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 31 - 34)

6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI

Khả năng sinh lời của một ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào khả năng ngân hàng đó sử dụng các nguồn lực như thế nào để tăng thu nhập, giảm chi phí với mức rủi ro chấp nhận

được để tạo ra lợi nhuận bền vững làm cơ sở cho việc phát triển lâu dài. Vì vậy, muốn

nâng cao khả năng sinh lời, các ngân hàng cần phải xác định được những nhân tố ảnh

hưởng đến khả năng sinh lời của mình, từ đó, đưa ra những chính sách, định hướng phát triển phù hợp. Là một chủ thể trong nền kinh tế, các ngân hàng thương mại cũng chịu sự tác động của những nhân tố khách quan bên ngồi như mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội, các quy định của pháp luật… và những nhân tố chủ quan bên trong ngân hàng như cơ cấu vốn, khả năng kiểm sốt chi phí…

1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

1.3.1.1 Mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội:

Đặc thù hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên khả năng sinh lời của các ngân hàng

thương mại phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế, chính trị và xã hội. Cụ thể, sự ổn định về mặt chính trị - xã hội kết hợp với sự phát triển hưng thịnh của nền kinh tế sẽ là nền tảng thuận lợi để các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả, có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho quy mơ hoạt động tín dụng của ngân

hàng được mở rộng và chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo. Ngược lại, trong bối cảnh có sự bất ổn của kinh tế, chính trị hay xã hội đều tác động tiêu cực đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có ngân hàng thương mại.

1.3.1.2 Mơi trường pháp lý

Hoạt động của các ngân hàng thương mại chịu sự tác động rất lớn của môi trường pháp lý. Mơi trường pháp lý gồm tính đồng bộ, sự đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Do đó, nếu hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, khơng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế cũng như các ngân hàng thương mại thì sẽ cản trở quá trình hoạt động và phát triển của các ngân hàng thương mại. Trái lại, hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, đồng bộ và phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng thương mại phát triển bền vững.

1.3.1.3 Sự thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương các cấp

Hoạt động của các ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, muốn hoạt động hiệu quả và bền vững, cần có một cơ quan đứng đầu để kiểm tra, giám sát hoạt động

của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, ngân hàng trung ương ra đời với nhiệm vụ đề ra các quy định, những biện pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế rủi ro xảy ra, bảo đảm và nâng cao tính an tồn cho hệ thống ngân hàng nói riêng và sự ổn định của nền kinh tế nói

chung.

1.3.1.4 Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại tồn tại như một tất yếu khách quan. Hàng loạt các ngân hàng trong nước và

nước ngoài ra đời, phát triển trong khi thị trường khách hàng là cố định đang tạo ra sự

cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực nhạy cảm này. Chính sự cạnh tranh này buộc các ngân hàng thương mại phải có kế hoạch sử dụng và phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn. Theo quy luật đào thải của nền kinh tế thị trường, ngân hàng nào hoạt động hiệu quả hơn sẽ tồn tại và phát triển. Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Tóm lại, mơi trường kinh tế - chính trị - xã hội, mơi trường pháp lý, tính cạnh tranh của thị trường cũng như vai trò giám sát của ngân hàng trung ương ảnh hưởng lớn đến khả

năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Những thay đổi trong các nhân tố này đều có thể đem đến cơ hội cũng như thách thức cho các ngân hàng thương mại, tùy thuộc vào

khả năng của từng ngân hàng.

1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan

Cùng chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan, nhưng chính những nhân tố chủ

quan bên trong nội bộ của ngân hàng thương mại như năng lực tài chính, khả năng điều hành, ứng dụng cơng nghệ… lại là những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại.

1.3.2.1 Năng lực tài chính:

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại chính là nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu sẽ tạo

điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh như khả năng huy động,

cấp tín dụng hay đầu tư vào cơng nghệ. Ngồi ra, khả năng phịng ngừa và chống đỡ rủi ro của ngân hàng cũng là yếu tố cần quan tâm trong việc đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại.

1.3.2.2 Năng lực điều hành, quản trị:

Khả năng sinh lời của một ngân hàng thương mại phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu tổ chức, năng lực điều hành của bộ máy quản lý, trình độ người lao động cũng như tính hữu hiệu của cơ chế điều hành. Một bộ máy điều hành có tổ chức hợp lý, nhiều kinh nghiệm, năng lực tốt đi kèm với cơ chế phù hợp và trình độ lao động cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để

ngân hàng giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận và từ đó tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, với bộ máy cồng kềnh, cơ chế hoạt động kém hiệu quả sẽ là một trong những nguyên

nhân đẩy chi phí tăng nhưng hiệu quả thu về thấp, kéo theo khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại thấp.

1.3.2.3 Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ đang ngày càng thể hiện sự quan trọng của nó trong đời sống hiện tại. Những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ luôn đem lại cơ hội cũng như thách thức cho các ngân hàng thương mại. Sự đi tắt, đón đầu trong việc ứng dụng cơng

nghệ mới sẽ giúp các ngân hàng thu hút khách hàng, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, nếu không bắt kịp xu thế phát triển của khoa học công nghệ thì khả năng sinh lời của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng xấu do không tiết kiệm được chi phí trong khi nguồn thu ở

mức thấp.

1.3.2.4 Trình độ, chất lượng của người lao động

Người lao động ln đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Sự phát triển không ngừng về số lượng, chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung ứng cùng với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng đang đòi hỏi đội ngũ ngân hàng khơng ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp.

Dựa trên việc hệ thống lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các

ngân hàng thương mại và khảo cứu các nghiên cứu trước, cũng như do giới hạn về thông tin, đề tài sẽ tập trung vào xác định mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và nhóm nhân tố năng lực tài chính và tình trạng nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)