CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4. Thiết lập dạng hàm mơ hình nghiên cứu
Mơ hình được xây dựng để phản ánh các yếu tố tác động đến HQTC là mơ hình hồi quy bội. Dạng của mơ hình hồi quy có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến. Đây là vấn đề quan trọng, một trong những yếu tố cơ bản quyết định đối với kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề “dạng của hàm hồi quy” khơng có một cơ sở lý
thuyết nào đủ mạnh để khẳng định dạng của hàm hồi quy là dạng này mà không phải dạng khác. Dạng của hàm hồi quy là một vấn đề thực nghiệm. Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhà khoa học trên thế giới về tỷ lệ nợ và các yếu tố tác động đến HQTC thì mối quan hệ này có thể tồn tại dưới dạng mơ hình hồi quy tuyến tính và phi tuyến bậc 2, bậc 3. Trong nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành khảo sát từng dạng hàm có thể có và tiến hành kiểm định từng dạng hàm. Do chưa biết trước được dạng hàm hồi quy nào sẽ được sử dụng nên tác giả xây dựng dạng hàm hồi quy tổng quát đối với từng biến HQTC như sau:
ROA = ƒ (DA, DE, SDA, LDA, SIZE, TSCD, CPDT) ROE = ƒ (DA, DE, SDA, LDA, SIZE, TSCD, CPDT)
Phương pháp sử dụng để ước lượng các tham số của mơ hình là phương pháp bình phương nhỏ nhất – OLS (Ordinary Least Squares). Theo quan điểm của kinh tế lượng, sự vận động của một biến kinh tế (biến phụ thuộc) chịu tác động của 2 yếu tố: thứ nhất là các yếu tố tác động một cách có hệ thống tới nó (các biến độc lập) và thứ hai, chính là các tác động ngẫu nhiên khác có ảnh hưởng phi hệ thống tới biến phụ thuộc – thành phần này được gọi là sai số. Khi sử dụng số liệu của mẫu để ước lượng các tham số của mơ hình kinh tế lượng thì sai số ngẫu nhiên được đại diện bằng các giá trị của phần dư trong hàm hồi quy mẫu. Các phần dư có giá trị tuyệt đối càng nhỏ thì các ước lượng càng chính xác. Vì vậy, tiêu chuẩn ước lượng của phương pháp OLS là dựa trên tổng bình phương các phần dư đạt giá trị cực tiểu.