Các biến đo lường đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông theo đánh giá của người học (Trang 31 - 33)

Mã câu hỏi Nội dung Tài liệu tham khảo

ĐNGV1 Trình độ/kiến thức Owlia va Aspinwallo(1996) Ekroth(1990), Fife và Janosik (1999) Pintrich Schunk (2002), Millis(1994) ĐNGV2 Kỹ năng sư phạm

ĐNGV3 Giáo viên thường xuyên động viên học sinh ĐNGV4 Khuyến khích học sinh đưa ra ý tưởng, quan

điểm mới

ĐNGV5 Sẵn sàng giải đáp cho học sinh ĐNGV6 Gần gũi với học sinh

ĐNGV7 Lắng nghe ý kiến của học sinh ĐNGV8 Giáo viên có cá tính

3.2.4. Phương pháp giảng dạy

Ahmad, Paul và Abdalla (2002) tin rằng phương pháp giảng dạy đóng vai trị quan trọng trong sự tương tác giữa giáo viên và học sinh đảm bảo kết quả trong quá trình dạy và học. Phương pháp giảng dạy truyền thống lấy giáo viên là trung tâm đang được áp dụng tại các trường trung học phổ thơng ở Việt Nam. Có rất ít sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh ít có cơ hội thảo luận trong lớp học. Học sinh có xu hướng tiếp cận kiến thức một chiều từ bài giảng đã được chuẩn bị trước, học thuộc lòng và khơng có cơ hội để trao đổi quan điểm của mình. Những điểm yếu được đề cập trong đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo (2001): “Đa số giáo viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống mang nặng về việc truyền đạt kiến thức hơn là nhấn mạnh vào việc đào tạo học sinh các phương pháp suy nghĩ độc lập và sáng tạo cũng như thái độ đúng với học tập và cuộc sống".

Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm tương đối mới đối với các giáo viên Việt Nam. Tuy nhiên, giáo viên bắt đầu nhận ra những lợi ích của phương pháp này mang đến cho học sinh của họ. Họ khuyến khích học sinh làm việc theo nhóm, nghiên cứu các tình huống cụ thể, và đưa ra những gì họ thảo luận cho một nhóm lớn hơn. Việc sử dụng những bài tập tình huống hoặc lồng ghép các sự kiện trong thực tế cuộc sống vào trong q trình giảng dạy sẽ giúp học sinh có hứng thú hơn, gợi mở cho học sinh trao đổi và bày tỏ ý kiến cá nhân của mình nhiều hơn. Ngồi ra phương pháp khuyến khích học sinh làm việc nhóm cịn giúp học sinh tiếp thu được những kinh nghiệm của người khác, học sinh có cơ hội chia sẻ những ý tưởng của mình. Có một sự đồng thuận giữa các giáo viên rằng thảo luận nhóm tăng cường sự tham gia của các thành viên cũng như sự hợp tác nhóm.

Đối với sự tham gia của các chun gia bên ngồi vào trong q trình giảng dạy, họ sẽ mang lại những kỹ năng có giá trị và kinh nghiệm thực tế đến lớp. Các học sinh sẽ có điều kiện để quen thuộc với các vấn đề thực tế và tìm hiểu yêu cầu của người sử dụng lao động hiện nay, những vấn đề họ sẽ phải đối mặt sau khi tốt nghiệp. Đây là một cách giúp các em hướng nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh trách nhiệm về xây dựng lực lượng giáo viên thì các trường cũng nên dưa hướng nghiệp vào chương trình đào tạo như là một mơn học (Q, 2009). Điều này sẽ góp phần làm nâng cao chất lượng đào tạo.

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó đã đề cập ở chương 2. Hiệu quả phương pháp giảng dạy gồm sáu yếu tố được trình bày trong bảng 3.4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông theo đánh giá của người học (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)