CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ
5.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG VAY VỐN CỦA CÁC DNN
5.2.1.5 Về tài sản đảm bảo của doanh nghiệp
Hiện nay có một thực trạng đáng suy nghĩ là có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có phương án kinh doanh khả thi nhưng lại không vay được vốn ngân hàng do không có hoặc khơng đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay. Theo chia sẻ của một số ngân hàng thì do báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không được minh bạch, sổ sách kế tốn khơng được thực hiện bài bản nên nhiều ngân hàng cho rằng, cho vay đối với khu vực này thường chịu chi phí và rủi ro cao. Điều này khiến ngân hàng buộc DNNVV phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn về tài sản đảm bảo. Do đó, để giải quyết vấn đề này thì bản thân doanh nghiệp phải tăng cường tìm kiếm các đối tác đầu ra là các tập đồn, cơng ty có quy mơ lớn tại Việt Nam nhằm nâng cao vị thế doanh nghiệp trong mắt các ngân hàng. Bên cạnh hình thức cho vay đảm bảo bằng tài sản ( bất động sản, động sản) thì các ngân hàng hiện nay đều có các chính sách cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện. Một hình thức cho vay tín chấp mà các ngân hàng hiện nay thường áp dụng đó là yêu cầu doanh nghiệp thế chấp các khoản phải thu, một dạng tín chấp bằng dịng tiền. Muốn vậy, các đối tác đầu ra của doanh nghiệp phải là các tập đồn, cơng ty có quy mơ tầm cỡ tại Việt Nam như Vinamilk, EVN, HAGL, Vincom Group… nhằm đảm bảo ngân hàng thẩm định được khả năng thanh toán của đối tác đầu ra của doanh nghiệp. Lúc đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có cơ hội hy vọng ngân hàng tài trợ vốn cho mình mà khơng cần u cầu bổ sung thêm tài sản đảm bảo.