Giả định 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên sự thay đổi giá cổ phiếu (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Các giả định nghiên cứu

3.4.1. Giả định 1

Ho: Khơng có mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ tức và thay đổi giá cổ phiếu H1: Có mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ tức và thay đổi giá cổ phiếu

Kỳ vọng của tác giả là có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ cổ tức và thay đổi giá cổ phiếu. Mối quan hệ này có thể được giải thích theo các hiệu ứng thời gian, hiệu ứng tỷ suất chiết khấu, hiệu ứng kinh doanh chênh lệch giá và hiệu ứng thông tin.

Thứ nhất, theo hiệu ứng thời gian, được giải thích theo Gordon, 1962, giá cổ phiếu được tính tốn như sau:

Trong đó:

Pt: Giá cổ phiếu tại thời điểm t Dt+1: Cổ tức tại thời điểm t+1 Ke: Tỷ lệ chiết khấu vốn cổ phần G: Tỷ lệ tăng trưởng không thay đổi

Lấy đạo hàm hai vế phương trình theo Ke ta có:

dPt/dKe = -Dt+1/(Ke-G)2 (2) Phương trình này tương đương với:

(-dPt/dKe)/(Pt/Ke) = Ke/(Dt+1/Pt) (3)

Phương trình 3 chỉ ra rằng với các điều kiện khác khơng đổi thì với tỷ lệ cổ tức cao sẽ ít nhạy cảm hơn với tỷ lệ chiết khấu và tương ứng với thay đổi giá thấp hơn bởi với tỷ lệ cổ tức cao đồng nghĩa với việc đòi hỏi dòng tiền nhiều hơn trong ngắn hạn.

Thứ hai, để giải thích tác động của tỷ lệ cổ tức và tỷ lệ chi trả tới thay đổi giá cổ phiếu theo hiệu ứng tỷ suất chiết khấu, ta sử dụng các giả định sau:

- Doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức cố định. Khi B là tỷ lệ giữ lại thì tỷ lệ chi trả sẽ là (1-B).

- Giả định doanh nghiệp có tỷ suất chiết khấu là R trên tất cả các khoản tái đầu tư, khi đó ứng với tỷ lệ tăng trưởng G thì mức tăng trưởng sẽ là G=BxR.

- Doanh nghiệp không phát hành cổ phiếu mới. - Tỷ lệ chiết khấu Ke là hằng số.

Thay thế G bằng B vào phương trình 1 ta có:

Pt = Dt+1/(Ke- BR) (4) Đạo hàm hai vế theo R ta có:

dPt/dR = -BDt+1/(Ke-BR)2 (5) Phương trình này tương đương với:

Phương trình 6 chỉ ra rằng tỷ lệ cổ tức và tỷ lệ chi trả đều có tác động ngược chiều lên thay đổi giá cổ phiếu theo hiệu ứng tỷ suất chiết khấu. Việc mở rộng doanh nghiệp mặc dù dẫn tới tỷ lệ chi trả và tỷ lệ cổ tức thấp nhưng sẽ ổn định giá cổ phiếu. Điều này là do tỷ lệ cổ tức và tỷ lệ chi trả được xem như một công cụ của các cơ hội tăng trưởng dự án trong tương lai. Nếu dự báo lợi nhuận từ cơ hội tăng trưởng đáng tin cậy hơn dự báo từ tài sản thực, doanh nghiệp với mức chi trả và tỷ lệ cổ tức thấp sẽ có thay đổi giá nhiều hơn.

Thứ ba, theo hiệu ứng kinh doanh chênh lệch giá, chúng ta giả định rằng: Pa: Giá cổ phiếu

Pf: Giá trị hiện tại của giá cổ phiếu trong tương lai được dựa đoán dựa trên thơng tin hồn hảo).

I: Tỷ lệ chiết khấu bên trong Khi đó: Pa = 1-I) Pf

D: Tỷ lệ chi trả cổ tức mong đợi Ke: Tỷ lệ chiết khấu thích hợp G: Tỷ lệ tăng trưởng mong đợi

Do đó ta sẽ có: Ke = D/Pf + G (7)

Đối với các nhà đầu tư đầy đủ thông tin sẽ nhận thấy rằng cổ phiếu đang được bán dưới giá trị thực là P. Nhà đầu tư này đang có tỷ lệ cổ tức mong đợi D/Pa và tăng trưởng G. Vì vậy, lợi nhuận mong đợi khi bán cổ phiếu sẽ là:

Kf = D/Pa + G = Ke + I(D/Pa) (8)

Phương trình 8 hàm ý rằng với tỷ lệ cổ tức càng cao thì lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch giá càng cao, do vậy mà thay đổi giá càng thấp.

Hiệu ứng thông tin hàm ý là chính sách cổ tức đưa tín hiệu về tương lai của công ty khi mà tỷ lệ lợi nhuận vượt quá phụ thuộc vào tỷ lệ cổ tức và tỷ lệ chiết khấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên sự thay đổi giá cổ phiếu (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)