Chƣơng 2 : Bức tranh thiên nhiên, con ngƣời và cuộc sống
2.1. Lí tưởng hóa cuộc sống quá khứ:
2.1.2. Vẻ đẹp của những bức tranh thiên nhiên
Nguyễn Tuân là người suốt đời săn tìm cái đẹp. Trên bước đường xê dịch và trong bước đường sáng tác, ông luôn làm công việc của người đãi cát tìm vàng là đi tìm cái đẹp trong cuộc sống, trong con người và cảnh sắc thiên nhiên để phô bày nó trên trang văn của mình. Nghệ sĩ vốn là những người ln nhạy cảm với cái đẹp của thiên nhiên, tạo vật. Trong muôn vàn vẻ đẹp của thiên nhiên, ta phải kể đến hình ảnh vầng trăng. Trong Vang bóng một thời, hình ảnh ánh trăng ln gắn liền với
vẻ đẹp của thi ca hay những thú vui tao nhã của những nhà nho tài tử. Có lẽ, trong ý thức của chúng ta về nền thi ca, nghệ thuật phương Đơng thời cổ, hình ảnh ánh trăng ln là người bạn muôn đời của những tao nhân mặc khách. Bởi vậy, khi tái hiện hình ảnh ánh trăng trong những áng văn chương viết về vẻ đẹp của thời quá
vãng, Nguyễn Tuân đã gắn cho nó vẻ đẹp thật tao nhã. Đó là vầng trăng trên sơng trong cuộc Thả thơ của cha con cụ Nghè Móm: “Vừng trăng mười bốn lúc chếch về
đoài đã in một cục bóng thẫm và dài lên mặt con sơng trắng và lạnh như thỏi thiếc vừa nguội” [4, tr. 48]. Nghệ thuật so sánh làm cho ánh trăng hiện lên với hình khối rõ
nét như một bức tranh được vẽ bởi chất liệu ngơn từ. Hình ảnh vầng trăng trên sơng tỏa lan cùng tiếng ngâm thơ làm thành một sân khấu có sự hịa phối của âm thanh và ánh sáng đong đầy cảm xúc trong lòng người. Cái sân khấu trên mặt nước đầy hữu tình ấy ta bắt gặp trở lại trong truyện Đánh thơ: “… dưới chân một nếp hoàng thành,
bên bờ một con sơng nước khơng bao giờ có sóng, mỗi ngày vẫn có ba người đàn bà ca hát từ lúc mặt trời tắt cho đến lúc mặt trời mọc. Tiếng đàn hát trên mặt nước một con sơng nơng lịng và không gợn chút tăm cá, đã vẳng đưa ra rất rộng” [37, tr. 51].
Mặc cho những giọt lệ của người già rơi xuống thấm vào cát nơi bãi sông, cái còn lại mãi với dòng Hương giang vẫn là tiếng hát của giai nhân- điều làm nên nét đẹp và thơ của xứ Huế. Hình ảnh vầng trăng có hai cái sừng nhọn được nhìn qua tâm hồn ngây thơ, thơ mộng của một đứa trẻ sớm bộc lộ nét tài tử trong Một cảnh thu muộn mang trong nó cả một triết lí sâu sắc về nhân sinh. Cái đẹp của vầng trăng khuyết luôn hấp dẫn con người bởi sự chờ đợi, trơng ngóng một ngày kia sẽ trịn đầy, khi trăng kết thành một khối viên mãn cũng là lúc nó mất đi vẻ đẹp. Trơng trăng mà biết thời gian trôi: “Hai cái sừng trăng đã nở to, đã đầy dần. Rồi vừng trăng tròn vẽ lên
trời, lần thì cái quầng, lần thì cái tán. Thế rồi nó khuyết ở đầu ngọn tre, những lúc gió sớm giục canh gà gọi nước bể dâng lên” (Ngôi mả cũ).
Khơng chỉ có trăng, hình ảnh bóng nắng trong truyện của Nguyễn Tuân cũng đầy ẩn ý. Ông miêu tả cảnh lão bộc nhà cụ Sáu gánh nước chùa Đồi Mai về nhà trong một buổi trưa hè với những nét bút giàu chất hội họa, nhuốm màu cổ tích thần tiên: “Trên con đường đất cát khơ, nồi nước trịng trành theo bước chân mau của tên lão bộc đánh rỏ xuống mặt đường những hình sao ướt và thẫm màu. Những hình sao ướt nối nhau trên một quãng đường dài và ngoằn ngoèo như lối đi của lồi rắn. Ví buổi trưa hè này là một đêm có bóng trăng dãi lạnh lùng và ví cổng chùa Đồi Mai là một cửa non đào thì những giọt sao kia có đủ cái thi vị của một cuộc
đánh dấu con đường về của khách tục trở lại trần sau khi chia tay cùng chúa động”
[37, tr. 27]. Và khi đứng trong cổng chùa cao nhìn xuống cảnh “Ánh nắng già dặn
buổi trưa nung đốt mặt cánh đồng dưới chân đồi, làm rung rinh lớp khơng khí bốc từ mặt đất và giống như vệt khói nhờ nhờ, vờn qua những màu xanh bóng lống của một dãy xóm làng cây cối im lìm” [37, tr. 28], sư cụ chùa Đồi Mai gửi vào đó nỗi
niềm tiếc thương cho một kiếp chúng sinh vướng phải vòng nghiệp chướng. Cái nắng tháng tư đổ xuống giàn bầu nậm xanh rờn hắt lên màu áo trắng của cậu Chiêu trong truyện Ngôi mả cũ gợi lên cả một trường liên tưởng thú vị: “một áo lụa áo
lụa màu xanh của người công tử phong lưu và đa tình; đấy là cái màu dịu mắt của chất ngọc bích; đấy là cái thứ áo xanh của ông quan tư mã đất Giang Châu dùng lau nước mắt khi thương đến một người con hát giữ một khoang thuyền trống trải trơi trong đám lau sậy ven sơng; đó là màu xanh của những cánh đồng lúa non ngút ngàn của những xứ yên ổn khơng bao giờ có nạn binh lửa” [37, tr. 74]. Hình ảnh thiên nhiên và con người hòa sắc vào nhau làm nên vẻ đẹp lãng mạn, giàu chất thơ. Có lúc, thiên nhiên cịn được Nguyễn Tn nhân hóa như mang cả tâm tính của con người. Hình ảnh “gió nồm thổi mạnh, nhiều cơn, đã đem cả mảnh bụi trần kia vào
lọt cổng ngôi chùa cao ráo” gợi một cái gì thanh cao đã có chút nhuốm bụi trần ai.
Gió cũng biết trêu ngươi cụ Kép làng Mọc khi mặc quá trịnh trọng để tiếp loài hoa cỏ, và như để thử thách lịng kiên nhẫn của ơng già nguyện đem cái quãng đời xế chiều của mình phụng sự cho lũ hoa thơm cỏ quý. Hình ảnh mùa mưa dầm tháng chín trong truyện Báo ốn vừa tả thật cảnh vùng quê chiêm trũng, vừa gợi nỗi ai
oán, buồn thương: “Mùa mưa dầm tháng chín chỉ là những giọt nước mắt triền miên
than vãn của kỳ thất tịch cịn sót lại mãi đến bây giờ” [37, tr. 155].
Không chỉ vẽ lên bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp của cuộc sống đời thường, Nguyễn Tuân còn dựng lên bức tranh thiên nhiên đậm chất thần tiên, hư ảo qua truyện ngắn Trên đỉnh non Tản. Đó là cảnh vách đá, núi non kì vĩ, dữ dội như cái nước non xứ Ba Thục vô cùng lợi hại cho người làm tướng biết dùng binh hiện lên qua ánh mắt của ơng phó Sần. Hay cảnh cây cối, chim chóc trên đỉnh non Tản hiện ra như một khu vườn cổ tích, thần tiên: “Lồi cây ăn quả, nhiều nhất hai bên
suối là một giống hồ đào, trông như quả roi dưới ta. Giống đào rợ Hồ màu vàng huỳnh và xanh hay chính, trái nào cũng có má hồng”, “Trái đào rợ Hồ, nhân hột có dáng đứa hài nhi bó gối gục đầu ngủ quên. Rớt xuống thảm cỏ, hột hồ đào hóa thành luống cúc tần có bảy lá mốc (..) Chim ngàn giật mình, bay bổng” [37, tr. 200]. Phải là một người có nhiều trải nghiệm và có trí tưởng tượng phong phú mới tạo dựng được những cảnh sắc như thế.
Nếu cảnh sắc thiên nhiên trong những tác phẩm về đề tài xê dịch như Thiếu quê hƣơng, Cửa Đại, Chiếc va li mới thường được Nguyễn Tuân miêu tả với vẻ
dữ dội, gay gắt, hồnh tráng thì những bức tranh thiên nhiên trong những tác phẩm về đề tài quá khứ được miêu tả thật bình dị, xinh xắn nhưng thơ mộng, lãng mạn, có hồn. Vẻ đẹp thiên nhiên đã góp phần tái hiện một khơng gian bình yên, thơ mộng của một thời chưa xa làm nền cho cuộc sống sinh hoạt của con người.