Chƣơng 3 : Nghệ thuật thể hiện
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu:
3.3.2.2. Giọng điệu trữ tình mang màu sắc hoài niệm
Trong những tác phẩm về đề tài quá khứ, chúng tôi thấy Nguyễn Tuân còn có giọng trữ tình mang màu sắc hoài niệm. Nhà phê bình Đỗ Đức Hiểu khi đọc tập
Vang bóng một thời nhận xét: “Có thể cảm nhận Vang bóng một thời như một bài thơ- một bài thơ với những nhịp mạnh xen lẫn những nhịp nhẹ, với những trùng điệp day dứt, những rung động mãnh liệt hay nhẹ nhàng, tỏa lan những đợt sóng dữ và những làn sương mờ” [18, tr. 46].
Ở đây, cần phân biệt giọng điệu trữ tình và thể loại trữ tình. Giọng điệu trữ tình là một bình diện của thi pháp học, còn thể loại trữ tình (có thể hiểu là thơ ca nói chung) là thuộc lí luận văn học. Xét ở phương diện nào đó, giọng điệu trữ tình là giọng điệu cơ bản nhất của thể loại trữ tình. Tuy nhiên không chỉ ở thể loại trữ tình mới có giọng điệu trữ tình mà ở thể loại tự sự vẫn có sắc thái giọng điệu này. Tôn Thảo Miên cho rằng, chất giọng trữ tình của Nguyễn Tuân chủ yếu bộc lộ ở thể loại tùy bút. Còn Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: đối với hiện tại, Nguyễn Tuân thường chỉ dành cho những lời hằn học và khinh bạc nhưng viết về cái ngày xưa, giọng văn của ông bao giờ cũng đôn hậu. Đôn hậu nhưng biết bao buồn tủi ngậm ngùi. Trong tập Vang bóng một thời, giọng điệu trữ tình, hoài niệm được Nguyễn Tuân sử dụng rất phổ biến nhằm gợi lên quá khứ:
- “Cùng một buổi chiều ấy”, “Thế là từ hôm ấy”, “Nội cỏ trước dinh quan Đổng lý quân vụ một buổi chiều thu đã quyết đổi màu”… (Bữa rƣợu máu).
- “Năm ấy nước sống Nhị Hà lên to”, “Năm sau”, “Ông khách năm nọ”, “Giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này”… (Những chiếc ấm đất)
- “Bỗng một buổi chiều năm ấy”… (Trên đỉnh non Tản)
- “Hồi cụ Thượng còn nhậm ở dưới Sơn Nam hạ” (Một cảnh thu muộn)
Nguyễn Tuân thường viết những câu văn dài, có sự phối hợp thanh bằng trắc tạo âm hưởng đĩnh đạc, trầm buồn, thong thả, từ tốn. Nhịp điệu và kết cấu câu văn của Nguyễn Tuân đã góp phần gợi không khí cho truyện và tạo nhạc điệu hài hòa,
phục chế nhịp sống chậm rãi, đầy nghi lễ, với tôn ti trật tự chặt chẽ của một thời đã qua.
Nguyễn Tuân viết văn như là cách để chơi ngông với đời dựa trên sự tài hoa, lịch lãm của bản thân. Mỗi nhân vật mà ông sáng tạo đều là những hóa thân của chính nhà văn. Bởi vậy, giọng điệu trong truyện ngắn của ông mang dấu ấn cá nhân rõ nét. Cũng là giọng điệu trữ tình, nhưng cái trữ tình của Nguyễn Tuân không giống Nam Cao. Giọng điệu trong truyện ngắn của Nam Cao là giọng tỉnh táo, sắc lạnh nhưng ẩn sâu bên trong là tấm lòng cảm thông, thương xót, chan chứa tình yêu thương của ông dành cho những kiếp người đau khổ. Nam Cao thường hay dùng những từ cảm thán, có ngữ điệu: “Đời. Chao ô! Đời” (Sống mòn), “Chao ôi! Hắn đã viết những gì?” (Đời thừa), “Chao ôi, Hỡi ôi, Dì Hảo ơi” (Dì Hảo), “Ai cho tao lương thiện?, Tao không thể là người lương thiện được nữa” (Chí Phèo), “Chao ôi. Đối với những người ở xung quanh ta…(Lão Hạc)... tất cả đều gợi lên niềm chua xót của ông với kiếp người đáng thương. Giọng điệu trữ tình, hoài niệm của Nguyễn Tuân cũng không giống với giọng điệu trữ tình của Thạch Lam. Thạch Lam thường có giọng điệu nhỏ nhẹ, điềm đạm, tinh tế, đi sâu khai thác nội tâm nhân vật. Còn Nguyễn Tuân rất ít dùng từ cảm thán mà dùng nhiều hình dung từ, từ láy cùng lối diễn đạt cầu kỳ, sáng tạo để gợi lên những bức tranh có sự tác động mạnh đến giác quan người đọc. Nguyễn Tuân ít miêu tả nội tâm, cũng ít quan tâm đến ngoại hình nhân vật mà chủ yếu qua hành động và lời nói thể hiện tính cách nhân vật. Sự lựa chọn này tạo nên phong cách riêng, nhất quán trong tất cả các sáng tác của Nguyễn Tuân. Giọng điệu trữ tình, hoài niệm không chỉ bàng bạc khắp không gian của
Vang bóng một thời mà còn thể hiện rõ nét trong những thiên tùy bút viết về phong cảnh quê hương, đất nước cả trước và sau Cách mạng như Một chuyến đi, Cửa Đại, Tùy bút I, II, Ngƣời lái đò sông Đà, Tình rừng, Tờ hoa, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi…
Giọng điệu khinh bạc, mỉa mai và giọng trữ tình, hoài niệm hòa quyện trong những trang văn của Nguyễn Tuân tạo nên một nét bản sắc riêng, không lẫn với bất cứ ai. Điều này nhất quán với phong cách nghệ thuật và cá tính của nhà văn.