Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Quỹ ĐTPT Bình Dương
Hình 2.5 cho thấy, Quỹ đã đảm bảo tốt hiệu quả hoạt động thể hiện qua tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng với các chỉ tiêu tài chính chủ yếu như: Với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân là 38,9%/năm, tổng doanh thu trong năm 2013 đạt 161,2 tỷ đồng tăng hơn 51 lần so với năm 1999 (doanh thu chỉ có 3,1 tỷ đồng); Lợi nhuận sau thuế năm sau cao hơn năm trước với tốc độ phát triển là 43,4%/năm, lợi nhuận sau thuế năm 2013 đạt 83,5 tỷ đồng, tăng hơn 63 lần so với năm 1999 (lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1,3 tỷ đồng).
Với lãi suất ưu đãi, các chủ đầu tư đã mạnh dạn đầu tư, khai thác năng lực hiện có và phát huy thế mạnh của mình, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần thúc đầy KT-XH của tỉnh phát triển. Trước đây, việc đầu tư vào CSHT kỹ thuật, hạ tầng xã hội chủ yếu là ngân sách tỉnh cấp, các chủ đầu tư chưa chủ động khai thác nguồn vốn tín dụng do áp lực về trả lãi và vốn gốc. Với cơ chế hoạt động phù hợp với yêu cầu thực tế, nhiều huyện thị trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chợ, trường học, bệnh viện, đường xá, hệ thống cấp thoát nước, khu tái định cư, khu trung tâm thương mại, cảng sông, đầu tư phương tiện vận tải,…tạo cảnh quan đơ thị, góp phần thúc đầy phát triển KT –XH trên địa bàn, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn tỉnh, đóng góp cho nguồn thu ngân sách của tỉnh thông qua các khoản nộp ngân sách như phí, lệ phí, tăng thêm thu nhập thơng qua đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp,…Góp phần Bình Dương sẽ mau chóng trở thành đơ thị trực thuộc Trung ương trong tương lai.
Như vậy, sau 15 năm hoạt động Quỹ đã thực hiện hồn thành vai trị là cơng cụ tài chính đắc lực giúp chính quyền tỉnh thực hiện chính sách huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư thúc đẩy phát triển CSHT trên địa bàn,… từ đó chuyển hóa một phần hoạt động đầu tư từ vốn ngân sách tỉnh sang cho toàn xã hội thực hiện đầu tư theo mục tiêu chiến lược phát triển KT –XH trong từng thời kỳ; từng bước tiếp cận cơ chế thị trường thông qua nhiệm vụ là cầu nối giúp chính quyền địa phương tiếp cận và huy động vốn trên thị trường. Ngay từ khi tiếp cận được nguồn vốn từ WB vào năm 2009, Quỹ được WB chọn là một trong bốn Quỹ ĐTPT địa phương có năng lực quản lý chuyên nghiệp và uy tín để cho vay vốn đầu tư hạ tầng đơ thị với điều kiện tín dụng ưu đãi. Qua đó, đã khẳng định chủ trương đúng đắn kịp thời của UBND tỉnh trong việc thành lập Quỹ ĐTPT Bình Dương phù hợp với chủ trương của Chính phủ và sự hỗ trợ của BTC để từng bước đưa Quỹ ĐTPT Bình Dương sớm phát triển thành cơng ty đầu tư tài chính chuyên nghiệp.
2.2 Phân tích mơi trường bên ngồi
2.2.1.1 Yếu tố kinh tế Đơn vị tính: phần trăm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Việt Nam 6,98 7,13 5,66 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42 5,50 5,60 5,70 5,80 5,90 6,00 Thếgiới 5,55 5,67 3,03 0,01 5,43 4,14 3,36 3,27 3,31 3,84 4,04 4,07 4,04 4,04 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 P h ầ n t ră m
Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới và Việt Nam giai đoạn 2006- 2013 – dự báo giai đoạn 2014-2019
Nguồn: International Monetary Fund (IMF), 2014 [30], [31].
Giai đoạn 2006- 2013, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong ở Việt Nam khá cao (6,06%) so với mức tăng trưởng bình quân trên thế giới (3,8%). Điều này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt. Mặc dù giai đoạn năm 2008- 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng kinh tế Việt Nam đã vực dậy trong năm 2010 và có dấu hiệu giảm dần đi vào ổn định qua các năm tiếp theo (Hình 2.6). Ngồi ra, theo dự báo của IMF, tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức ổn định từ 5,5% năm 2014, 5,6% vào năm 2015, 5,7% vào năm 2016 và 5,8% vào năm 2017... Với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định của Việt Nam là cơ hội cho các Quỹ ĐTPT địa phương nói chung và Quỹ ĐTPT Bình Dương nói riêng vì sẽ tạo được niềm tin đối với các tổ chức tài chính, tín dụng trên thế giới trong việc cung cấp nguồn vốn vay cho Quỹ.
Tuy nhiên, kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Những yếu tố khơng thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến KT - XH nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất,
không nhỏ đến hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương nói chung và Quỹ ĐTPT Bình Dương nói riêng, nhất là trong hoạt động cho vay và ĐTTT .
Bảng 2.2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2006-2013 và dự báo giai đoạn 2014-2019 Đơn vị tính: phần trăm Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ lạm phát 6,70 12,63 19,89 6,52 11,75 18,13 6,82 6,04 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ lạm phát 5,30 5,00 4,80 4,60 4,50 4,50
Nguồn: International Monetary Fund, 2014 [31].
Lạm phát ổn định là yếu tố quan trọng của ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát sau khi lên tới 18,13% trong năm 2011 đã giảm xuống còn 6,82% trong 2012 và 6,04% trong 2013. Theo dự báo của IMF, lạm phát sẽ giảm dần ở những năm tiếp theo 2015; 2016; 2017; 2018; 2019 (Bảng 2.2). Với mức lạm phát một con số, Việt Nam là một trong những nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, Quỹ lại phải đối mặt với nguy cơ phải cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài trong thực hiện các dự án đầu tư CSHT kỹ thuật.
Bảng 2.3: Lãi suất huy động vốn cao nhất tại các NHTM Việt Nam năm 2009 – 06 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: %/năm
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Lãi suất 9 12 14 9 7,5 7,5
Nguồn: Tổng hợp từ VnEconomy [41] và Ngân hàng nhà nước [33], [34]
Bảng 2.4: Lãi suất cho vay của Quỹ ĐTPT Bình Dương giai đoạn 2009-2014 Đơn vị tính: %/năm STT Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tháng 2 Tháng 6 Tháng 6 Tháng 12 Tháng 4 1 Nguồn vốn Quỹ 8-9 8,5- 10,5 11,4- 14,4 14,4 12 9,2- 11,2 8- 10,5 7-9 2 Nguồn vốn HTX 5,6- 8,5 7,2-9 7,2-9 7,2-9 3 Nguồn vốn WB 9 9 9 12 12 4 Vốn phát triển nhà ở 3,6 3,6 3,6 3,6 3,6
5 Nguồn vốn ủy thác 5.1 Bổ sung vốn lưu động 4,8 4,8 4,8 6 6 4,8 5.2 Bình ổn giá cả thị trường 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 5.3 Nông nghiệp 6,5
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Quỹ ĐTPT Bình Dương
Để kiềm chế lạm phát hai con số trong năm 2008, 2010 và năm 2011 (xem bảng 2.2), Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ: đã điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn tăng cao tương ứng là 14,4% và 14% (xem bảng 2.3). Nhưng hiện nay khi mức lạm phát thấp (6,04% vào năm 2013 và dự báo 5,3% vào năm 2014) lãi suất huy động có xu hướng giảm dần làm cho lãi suất cho vay cũng giảm theo phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và biến động của lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Năm 2013, mặt bằng lãi suất VND năm 2013 đã giảm khoảng 2 - 5% so với đầu năm, trong đó, lãi suất huy động giảm 2 -3%/năm, lãi suất cho vay giảm 3 - 5%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức thấp 7- 9%/năm, trong đó khách hàng tốt lãi suất cho vay chỉ 6,5 - 7%/năm; lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 9 - 11,5%/năm [32]. Trong khi đó, lãi suất cho vay bằng nguồn vốn Quỹ vẫn áp dụng ở mức 12% cho cả ngắn hạn, trung và dài hạn (xem bảng 2.4). Đến ngày 10/06/2013, Quỹ ĐTPT Bình Dương đã ban hành khung lãi suất mới phù hợp với Nghị định 37/2013/NĐ-CP [7]. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn là 9,2%/năm, lãi suất cho vay trung hạn là 10,2%/năm và lãi suất cho vay dài hạn là 11,2%/năm. Đến tháng 12/2013 Quỹ tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi suất cho vay ngắn hạn là 8%/năm lãi suất cho vay trung hạn là 9,5%/năm và lãi suất cho vay dài hạn là 10,5%/năm. Điều này cho thấy lãi suất của Quỹ được điều chỉnh khá chậm khá ít và so với lãi suất thị trường.
Theo thông tin hoạt động ngân hàng trong tuần từ 23/6 – 27/6/2014 [33], Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ cao ở mức 7-8%/năm, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10,5-12%/năm đối với trung và dài hạn. Một số NHTM tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay đối với một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả chỉ ở mức 6-7%/năm. Không chỉ lãi suất của các khoản vay mới giảm, lãi suất của các khoản vay cũ tiếp tục được các TCTD tích cực điều chỉnh. Trong khi đó, lãi suất cho vay áp dụng tại Quỹ trong năm 2014 đối với các khoản vay ngắn hạn là 7%/năm, trung hạn là 8%/năm, dài hạn là: 9%/năm (xem bảng 2.4). Điều này cho thấy, hiện nay lãi suất cho vay tại Quỹ không chênh lệch rõ rệt so với lãi suất cho vay tại các NHTM.
Đối với Quỹ ĐTPT Bình Dương, trong những năm qua đặc biệt là giai đoạn 2009-2011 lãi suất cho vay ưu đãi là một thế mạnh hấp dẫn các nhà đầu tư, nhưng do các dự án vay vốn đúng đối tượng được xét duyệt cho vay phải thỏa những yêu cầu điều kiện ràng buộc và phụ thuộc vào thời gian xét duyệt cũng như thẩm quyền xét duyệt cho vay. Vì thế, hiện nay lãi suất cho vay tại Quỹ khơng có sự chênh lệch rõ rệt so với lãi suất cho vay tại các NHTM thì khách hàng sẽ tìm đến các NHTM với phương thức giải ngân dễ dàng hơn để nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn đáp ứng kịp thời cơ hội kinh doanh. Do đó, khi lãi suất cho vay tại các NHTM thấp là một thách thức lớn đối với Quỹ ĐTPT Bình Dương.
Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân khoảng 12,8 %/năm (giai đoạn 2009-2013) (Phụ lục 10). Hiện nay, Bình Dương có 28 KCN và 08 cụm cơng nghiệp tập trung, có tổng diện tích hơn 8.700ha (trong đó, 08 cụm cơng nghiệp có 600ha) với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động. Nổi bật nhất là, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014) [29], Bình Dương đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI (chiếm 12,8% tổng vốn FDI cả nước), sau TP.Hồ Chí Minh (chiếm 12,9% tổng vốn FDI). Ngồi ra, chính quyền tỉnh Bình Dương cịn thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư vào Bình Dương. Như vậy, tăng trưởng kinh tế cao,
tiềm năng phát triển thị trường mạnh thì nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngày càng cao hơn và đây chính là cơ hội cho Quỹ tiếp cận đầu tư.
2.2.1.2 Yếu tố chính trị, luật pháp
a/ Chính trị: Việt Nam hiện nay là một quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị (là Đảng Cộng sản Việt Nam) lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Do đó mơi trường chính trị ở Việt Nam hiện nay được đánh giá là ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới và điều này có một ý nghĩa nhất định trong việc phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO vào 11/01/2007 và một số tổ chức trong khu vực cũng như quốc tế nên có quan hệ ngày càng mở rộng với các nước trên thế giới, tạo điều kiện tăng cường đầu tư của các nước, các tổ chức tài chính quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài. Đây cũng là cơ hội cho Quỹ thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức tài chính nước ngồi.
Mặc khác, trong hoàn cảnh nhu cầu CSHT tại Bình Dương ngày càng tăng nhanh mà ngân sách tỉnh nhà và các nhà tài trợ có giới hạn, hình thức hợp tác cơng tư (PPP) được nhà nước ủng hộ có khả năng như một đòn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chun mơn từ khu vực tư nhân nhằm cải thiện chất lượng và mở rộng độ bao phủ của các dịch vụ CSHT tại địa phương. Đây cũng là nguy cơ cho Quỹ trong vấn đề cạnh tranh.
b/ Pháp luật: Khung pháp lý cho hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương trên cả nước chưa được ban hành một cách đồng bộ: Mặc dù Quỹ ĐTPT Bình Dương đã được thành lập từ tháng 4 năm 1999 nhưng đến 28/08/2007 Chính phủ mới chính thức ban hành Nghị định số 138/2007/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương [6], Thông tư số 139/2007/TT-BTC ngày 29/22/2007 về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ ĐTPT địa phương [1]. Trước đó, Quỹ
phải vận dụng các quy định hiện hành của nhà nước để soạn thảo các quy chế hoạt động nghiệp vụ tạm thời phù hợp với Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ.
Về chế độ kế toán, trước đây BTC cho phép Quỹ ĐTPT địa phương được áp dụng theo chế độ kế toán của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương nói chung và Quỹ ĐTPT Bình Dương nói riêng có những điểm khác biệt nhất định so với hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Các nghiệp vụ về ĐTTT, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu,…là các nghiệp vụ mà Ngân hàng phát triển Việt Nam khơng có. Vì vậy, trong thực tế Quỹ ĐTPT Bình Dương phải vận dụng thơng qua sự kết hợp giữa cả chế độ kế toán của Ngân hàng phát triển và chế độ kế toán của các TCTD. Đến năm 2009, BTC mới ban hành Thông tư số 49/2009/TT-BTC ngày 12/03/2009, về hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Quỹ ĐTPT địa phương có hiệu lực áp dụng từ 01/07/2009 [3]. Việc chưa có khung pháp lý kịp thời và toàn diện, một mặt làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước, mặt khác Quỹ cũng gặp nhiều khó khăn trong q trình hoạt động.
Đến nay Chính phủ đã ban hành các văn bản quy định về tổ chức hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa phương, nhưng các quy định này vẫn còn nhiều bất cập, đã gây khó khăn cho các Quỹ ĐTPT địa phương. Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 37/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 138/2007/NĐ-CP:
Về đối tượng cho vay: Điều chỉnh danh mục cho vay tín dụng đầu tư nhằm