Các nhóm cây trồng trong nghiên cứu có mức thích nghi đã thay đổi khi xét thêm các yếu tốt về nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp và lượng mưa trong điều kiện BĐKH. Có thể nhận thấy rằng, các khu vực thích nghi hoặc thích nghi trung bình trong điều kiện hiện tại khi xét trên điều kiện BĐKH thì đều chịu tác động của nhiệt độ hoặc lượng mưa.
5.3.2.1. Nhóm cây hoa màu – cây khoai lang
Cây khoai lang hầu như là kém thích nghi và thấp hơn trên cả tỉnh Tiền Giang theo kịch bản A2 (kịch bản phát thải cao), nhiệt độ tối thấp tại khu vực thích hợp trồng khoai lang trong hiện tại cao hơn so với khả năng sinh trưởng của cây làm hạn chế mức thích nghi. Nhưng sang kịch bản B2 thì khu vực hợp với trồng cây khoai lang lại không có biến động lớn, dù vẫn chịu tác động của nhiệt độ và lượng mưa, và nếu điều kiện khí hậu tương lai biến động như kịch bản B2 thì tỉnh Tiền Giang có thể tiếp tục phát triển cây khoai lang.
64
5.3.2.2. Nhóm cây ăn trái – cây bưởi, cây sầu riêng
Có thể nhận thấy rằng cây bưởi dù có chịu tác động nhưng khả năng thích nghi khá tốt, giới hạn chủ yếu bởi lượng mưa và nhiệt độ tối cao. Còn đối với cây sầu riêng yếu tố hạn chế quyết định là lượng mưa, lượng mưa khá thấp ở kịch bản B2 nên đã kéo thấp mức thích nghi xuống và nếu dựa vào đây thì cần nên cải thiện điều kiện tưới cho khu vực trồng sầu riêng trong điều kiện BĐKH.
5.3.2.3. Nhóm cây công nghiệp – cây ca cao
BĐKH có tác động không nhỏ đến mức thích cây ca cao trên khu vực tỉnh Tiền Giang, ở cả hai kịch bản A2 và B2 mức thích nghi đều ở thích nghi kém và không thích nghi. Có thể nhận thấy là khu vực thích nghi trồng cây ca cao trong điều kiện hiện tại đều bị hạn chế bởi yếu tố nhiệt độ tối cao và tối thấp theo kịch bản BĐKH. Trồng ca cao xen canh để tạo bóng mát và tăng khả năng tưới cho khu vực hạn chế bởi yếu tố nhiệt độ có thể cải thiện một phần tác động.
65
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ