Bản đồ đề xuất thích nghi hiện tại

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai một số nhóm cây trồng ở tỉnh tiền giang trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 70)

Tỉnh Tiền Giang là một tỉnh nông nghiệp, để cho các vùng phát triển đúng tiềm năng của mình về loại cây trồng thích hợp là cần thiết và cũng là trọng điểm để phát triển kinh tế. Dựa vào đó mà cần đề xuất ra các khu vực thích hợp cho các nhóm cây trồng, có thể tham khảo các bản đồ thích nghi hiện tại cho từng nhóm cây trồng.

Hình 5.13. Bản đồ thống kê diện tích đất trồng trọt năm 2009

5.3.1.1. Nhóm cây hoa màu – cây khoai lang

Trên cơ sở chồng lớp bản đồ thích nghi cây khoai lang trên diện tích đất trồng trọt năm 2009, nghiên cứu đề xuất vùng thích hợp trồng khoai lang trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tương ứng với mức thích nghi cao và trung bình theo từng huyện như Hình 5.14. Qua đó, có thể nhận thấy tổng diện tích thích hợp nhất cho trồng khoai lang tại Tiền Giang và khoảng 24.108,3 ha, phân bố ở phía Nam huyện Cái bè, huyện Cai Lậy và huyện Gò Công Tây.

61

Hình 5.14. Bản đồ đề xuất trồng cây khoai lang

5.3.1.2. Nhóm cây ăn trái – cây bưởi, cây sầu riêng

Cây bưởi và cây sầu riêng thích hợp khá hoàn toàn trên địa bàn, sau khi chồng lớp với bản đồ đất trồng trọt, diện tích thích nghi là 169.103,8 ha, và phân bố hầu như trên tất cả các huyện của tỉnh. Kết quả được thể hiện ở Hình 5.15, Hình 5.16.

62

Hình 5.16. Bản đồ đề xuất trồng cây sầu riêng

5.3.1.3. Nhóm cây công nghiệp – cây ca cao

Khu vực thích hợp trồng cây ca cao phân bố rải rác trên một số huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo (Hình 5.17). Tổng diện tích thích nghi cho các khu vực là 58.354,8 ha. Trong đó nhiều nhất là huyện Chợ Gạo 13.493,3 ha, huyện Châu Thành là 16.203,5 ha.

63

Hình 5.17. Bản đồ đề xuất trồng cây ca cao

Một phần của tài liệu Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai một số nhóm cây trồng ở tỉnh tiền giang trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 70)