Ngũ phân vị các chi tiêu của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến chi tiêu trực tiếp cho sức khoẻ của hộ gia đình việt nam (Trang 47 - 49)

Một nhóm ngũ phân vị tức là 20% số quan sát trong nhóm đối tượng nhất định (chẳng hạn như các cá nhân trong nhóm dân cư), thường được xếp hạng (xếp thứ tự) theo chỉ số nào đó về mức sống, như mức tiêu dùng đầu người hộ gia đình hoặc chỉ số giàu nghèo Các nhóm ngũ phân vị có thể được sử dụng cho mọi dạng đơn vị, kể cả cá nhân, hộ gia đình, số sinh, số chết, phụ n , trẻ em hoặc thậm chí là tỉnh. Nếu đơn vị tính là tất cả các cá nhân trong một nhóm dân cư thì các nhóm ngũ phân vị được tính theo gia quyền dân số và chỉ 20% trên tổng dân số.

Tất cả nhóm ngũ phân vị sử dụng trong ài đều là ngũ phân vị gia quyền theo dân số, được xác định trên cơ sở tổng dân số và được xếp hạng theo một trong số các chỉ số mức sống (ví dụ mức thu nhập đầu người hộ gia đình) Trong ài, 20% dân số nghèo nhất được gọi là nhóm ngũ phân vị “nghèo nhất”, nhóm 20% dân số nghèo thứ hai được gọi là nhóm ngũ phân vị “cận nghèo” và cứ tiếp như thế cho đến nhóm giàu nhất.

Bảng 4.2 Ngũ phân vị chi phí Đơn v tính: ng n đồng Ngũ phân quintile Chi trực tiếp - OOP

Chi nội trú Chi ngoại trú Chi n uống Chi không phải thức n ghèo nhất 20% 1.451 472 626 19.779 3.491 40% 2.305 864 944 34.555 6.738 60% 3.497 1.350 1.462 47.618 9.397 80% 5.077 2.143 2.086 65.863 12.666 iàu nhất 9.309 4.652 3.374 117.477 19.948 Tổng 4.208 1.832 1.657 55.606 10.210

Ngũ phân quintile

Chi trực tiếp - OOP

Chi nội trú Chi ngoại trú Chi n uống Chi không phải thức n ghèo nhất 20% 6,7% 5,0% 7,4% 6,9% 6,7% 40% 10,7% 9,1% 11,1% 12,1% 12,9% 60% 16,2% 14,2% 17,2% 16,7% 18,0% 80% 23,5% 22,6% 24,6% 23,1% 24,2% iàu nhất 43,0% 49,1% 39,7% 41,2% 38,2%

Nguồn: Phân tích Dữ liệu VHLSS 2012

Các ngũ phân vị gia quyền theo dân số này cũng được sử dụng để phân tích tất cả các chỉ số kết quả. Chẳng hạn, khi xét sự biến động số lần khám ch a bệnh theo nhóm ngũ phân vị, các nhóm ngũ phân vị được xác định trên cơ sở tổng dân số (cả hai giới và mọi độ tuổi) chứ không dựa trên số lượng nam hay n hay trong độ tuổi lao động iều này có nghĩa là tần suất tương đối theo các nhóm ngũ phân vị khác nhau phụ thuộc vào tham số phân tích.

Kết quả cho thấy mức chi tiêu của phân vị 20% nghèo nhất cho OOP chỉ có hơn ,45 triệu đồng trong một năm, nhưng nhóm giàu nhất chi tiêu mỗi năm hơn 9,3 triệu đồng (gấp hơn 6 lần) cho dịch vụ khám ch a bệnh. Các cột tiếp theo là các giá trị bằng tiền của chi phí nội trú và ngoại trú; trong đó, chênh lệch chi phí cho điều trị nội trú của nhóm giàu nhất so với nhóm nghèo nhất đạt xấp xỉ 10 lần.

Mặc dù yếu tố quyết định chi phí y tế, chất lượng dịch vụ chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến công tác khám ch a bệnh; nhưng tác giả cho rằng các mức chi tiêu ăn uống hằng ngày, cũng như trang thiết bị sử dụng trong hộ cũng góp phần cải thiện sức khỏe. Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả phân tích cả chi tiêu cho thực phẩm và chi tiêu ngồi thực phẩm. Nhìn vào bảng kết quả Bảng 4.2, ta thấy nhóm nghèo nhất chỉ chi khoảng 19,7 triệu đồng một năm cho việc mua thực phẩm, trong khi nhóm giàu nhất chi hơn 117 triệu đồng mỗi năm cho ăn uống, tẩm bổ (chênh lệch xấp xỉ 6 lần). Số liệu cũng cho kết quả tương tự đối với chỉ tiêu chi không phải thực phẩm.

Phần 2 của Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ phần trăm chi tiêu của phân vị trên tổng chi tiêu, cho thấy được xu hướng chi tiêu của hộ. Nếu các phần trăm tăng dần theo nhóm từ nghèo đến giàu, là ước đánh giá sơ ộ cho thấy sự bất bình đẳng trong chi tiêu của hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến chi tiêu trực tiếp cho sức khoẻ của hộ gia đình việt nam (Trang 47 - 49)