Đơn vị tính: triệu đồng
2010 2011 2012 2013
Tổng thu nhập từ thẻ tín dụng
175.432,1 336.715,8 372.526,2 423.099,36
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh thẻ của Vietinbank qua các năm)
Qua số liệu ở Bảng 2.3, tổng thu nhập từ thẻ tín dụng của Vietinbank tăng đáng kể qua từng năm trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013. Thu nhập năm 2013 tăng trưởng 41,2% so với năm 2010 và tăng 13,6% so với năm 2012 Tốc độ tăng trưởng vượt trội như vậy là do Vietinbank tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế liên tiếp, những cơng trình nghiên cứu khoa học về thẻ tín dụng cũng được triển khai, cải tiến chất lượng dịch vụ thẻ, mở rộng mạng lưới các ĐVCNT, … góp phần khuyến khích hình thức thanh tốn hàng hóa dịch vụ bằng thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, cịn phải kể thêm một số điều kiện khách quan thuận lợi khác như nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, thu nhập người dân cũng dần tăng lên, ngành du lịch ngày càng được quan tâm đầu tư và phát triển, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng ngày càng phát triển, số người đi du học ngày càng tăng, hoạt động thương mại cũng nâng lên tầm cao mới không chỉ là những cửa hàng bn bán nhỏ lẻ, ... đã góp phần gia tăng số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán. Và với những tiện ích vượt trội, thẻ tín dụng cũng ngày càng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn. Hơn nữa, những chương trình khuyến mãi của Vietinbank hỗ trợ chi tiêu của khách hàng, khuyến khích nhu cầu chi tiêu mua sắm bằng thẻ tín dụng. Do vậy đã làm cho tổng thu nhập của Vietinbank từ thẻ tín dụng đã tăng lên qua từng năm.
2.2.2 Khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.
2.2.2.1 Thống kê mô tả
Khảo sát cho thấy trong 142 người được hỏi thì có 81 người có sử dụng thẻ tín dụng (chiếm tỷ lệ 57,04%) và 61 người trả lời là khơng có sử dụng thẻ tín dụng (chiếm tỷ lệ 42,96%), được thể hiện ở Hình 2.9. Tỷ lệ người trả lời có sử dụng thẻ tín dụng là một tỷ lệ khá cao so với những nhận xét về tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam còn hạn chế. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của bài là tại thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố lớn của Việt Nam, nên giải thích được người dân nơi đây sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn các khu vực khác của cả nước.
Bảng 2.4: Quyết định sử dụng thẻ tín dụng của ngƣời đƣợc phỏng vấn
Qdsudungthe Số phiếu Phần trăm
Có sử dụng 81 57,04% Không sử dụng 61 42,96%
Tổng 142 100%
Hình 2.9: Quyết định sử dụng thẻ tín dụng của ngƣời đƣợc phỏng vấn
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
- Về giới tính, tổng số phiếu người trả lời là nam là 65 phiếu chiếm 45,77% và nữ chiếm một tỷ lệ cao hơn là 54.23% thể hiện ở Bảng 2.5.
Bảng 2.5: Giới tính của ngƣời đƣợc phỏng vấn
Gioitinh Số phiếu Phần trăm
Nam 65 45,77%
Nữ 77 54,23%
Tổng 142 100%
Hình 2.10: Giới tính của ngƣời đƣợc phỏng vấn
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
- Về tình trạng hơn nhân, trong tổng số 142 người trả lời có 54 người chưa kết hôn, chiếm tỷ lệ 38,23% và 88 người trả lời là đã kết hôn, chiếm 61,97% thể hiện ở Bảng 2.6.
Bảng 2.6 : Tình trạng hơn nhân của ngƣời đƣợc phỏng vấn
Hôn nhân Số lƣợng Phần trăm
Chưa kết hôn 84 59,15%
Đã kết hôn 58 40,85%
Tổng 142 100%
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
- Về độ tuổi, theo số liệu thống kê từ dữ liệu khảo sát, những người trả lời có độ tuổi thấp nhất là 21 tuổi chiếm tỷ lệ là 0,7%, những người trả lời có độ tuổi cao
nhất là 60 tuổi chiếm tỷ lệ là 0,7%. Trong đó độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 24 tuổi chiếm tỷ lệ là 15,49%. Thể hiện ở Bảng 2.7.
Bảng 2.7: Độ tuổi của ngƣời đƣợc phỏng vấn
Tuổi Số lƣợng Phần trăm Tuổi Số lƣợng Phần trăm
21 1 0,7% 36 2 1,41% 22 4 2,82% 37 2 1,41% 23 7 4,93% 38 1 0,7% 24 22 15,49% 39 1 0,7% 25 24 16,9% 40 1 0,7% 26 14 9,86% 42 4 2,82% 27 8 5,63% 43 3 2,11% 28 11 7,75% 44 2 1,41% 29 7 4,93% 45 1 0,7% 30 7 4,93% 51 2 1,41% 31 1 0,7% 52 1 0,7% 32 3 2,11% 55 3 2,11% 33 2 1,41% 57 1 0,7% 34 2 1,41% 58 1 0,7% 35 1 0,7% 59 2 1,41% 60 1 0,7% Tổng 142 100%
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
- Về trình độ học vấn, trong tổng số 142 người phỏng vấn, người phỏng vấn có trình độ Đại học nhiều nhất chiếm 57,04% và người phỏng vấn có trình độ trung cấp trở xuống ít nhất chiếm 9,15%
Hình 2.11: Trình độ học vấn của ngƣời đƣợc phỏng vấn
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
- Kiến thức chung về thẻ tín dụng (như: cách sử dụng, tác dụng của thẻ,…): theo số liệu thống kê được thì có 95 người có kiến thức chung về thẻ tín dụng, chiếm 66,9% theo Bảng 2.8.
Bảng 2.8: Kiến thức chung của ngƣời đƣợc phỏng vấn
Kiến thức chung Số lƣợng Phần trăm
Có biết 95 66,9%
Không biết 47 33,1%
Tổng 142 100%
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
- Người giới thiệu về thẻ tín dụng: Người phỏng vấn được giới thiệu về thẻ tín dụng là 73 người, chiếm tỷ lệ 51,41%, còn lại người phỏng vấn không được giới thiệu về thẻ tín dụng chiếm 48,59% theo Bảng 2.9.
Bảng 2.9: Ngƣời giới thiệu về thẻ tín dụng của ngƣời đƣợc phỏng vấn
Ngƣời giới thiệu Số lƣợng Phần trăm
Có biết 73 51,41%
Khơng biết 69 48,59%
Tổng 142 100%
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
- Tổng thu nhập bình quân hàng tháng: theo số liệu thống kê từ dữ liệu khảo sát, những người trả lời có thu nhập hàng tháng dưới 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 22,54%, những người trả lời có thu nhập hàng tháng từ 5 triệu đến 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ 34,51%, thu nhập hàng tháng từ 10 triệu đến 18 triệu đồng chiếm tỷ lệ 23,24% và có thu nhập hàng tháng trên 18 triệu đồng chiếm 19,72%. Trong đó thì thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 34,51%, được thể hiện ở Hình 2.12
Hình 2.12: Thu nhập của ngƣời đƣợc phỏng vấn
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
- Đánh giá về công dụng cũng như sự tiện lợi của thẻ tín dụng quốc tế: trong những bảng câu hỏi sử dụng được thì có 33,80% người trả lời đánh giá thấp cơng dụng cũng như sự tiện lợi của thẻ tín dụng và có đến 47,89% người trả lời có đánh giá cao cơng dụng cũng như sự tiện lợi của thẻ tín dụng, cịn lại có 18,31% đánh giá khơng biết. Thể hiện ở Bảng 2.10.
Bảng 2.10: Đánh giá về thẻ tín dụng của ngƣời đƣợc phỏng vấn
Đánh giá Số lƣợng Phần trăm
Đánh giá cao 68 47,89% Đánh giá thấp 48 33,80%
Không biết 26 18,31%
Tổng 142 100%
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
- Nghề nghiệp (thống kê mô tả thêm): Về nghề nghiệp, theo kết quả khảo sát, trong những người được hỏi thì những người là “Nhân viên, cơng nhân” chiếm tỷ lệ
cao nhất là 65,49% (có 93 người trong tổng số 142 người trả lời), thứ hai là “Lãnh đạo, nhà quản lý” chiếm tỷ lệ là 18,31% (có 26 người trong tổng số 142 người trả lời), thứ ba những người làm ở những lĩnh vực “Khác” chiếm 12,68% (có 18 người trong tổng số 142 người trả lời). Chiếm tỷ lệ thấp nhất là những người “Hưu trí” với 3,52% (chỉ 5 người trong những người được hỏi chọn câu trả lời này). Kết quả được thể hiện ở Hình 2.13
Hình 2.13: Nghề nghiệp của ngƣời đƣợc phỏng vấn
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
- Mục đích sử dụng thẻ tín dụng (thống kê mơ tả thêm): theo thống kê từ số liệu khảo sát người phỏng vấn sử dụng thẻ tín dụng vào mục đích “Đảm bảo an tồn” chiếm 14,79%, người phỏng vấn sử dụng thẻ vào mục đích “Có thể chi tiêu ngay cả khi khơng có đủ tiền” chiếm 33,10%, mục đích “Khơng cần mang theo tiền mặt” chiếm 39,44%, mục đích “Có thể thanh tốn nhiều lần” chiếm 3,52%, và mục đích “Khác” chiếm 9,15%, trong đó thì mục đích “Khơng cần mang theo tiền mặt chiếm” 39,44% là tỷ lệ cao nhất được thể hiện ở hình 2.14
Hình 2.14: Mục đ ch sử dụng thẻ tín dụng của ngƣời đƣợc phỏng vấn
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
2.2.2.2 Kết quả phân tích mơ hình
Phân t ch tƣơng quan: Kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập và giữa các
biến độc lập với biến phụ thuộc, cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm trọng giữa các biến độc lập do hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0.6, theo kinh nghiệm thì mức để so sánh là 0.8 nên có thể đưa các biến độc lập vào mơ hình hồi quy. Hệ số tương quan được thể hiện ở Bảng 2.11.
Bảng 2.11 : Bảng hệ số tƣơng quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát)
Từ bảng hệ số tương quan trên, cột thứ 2 thể hiện mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ta thấy các biến độc lập có tương quan dương với biến phụ thuộc.
Từ cột thứ 3 đến cột thứ 10, thể hiện mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau, ta thấy khơng có hiện tượng đa cộng tuyến do các hệ số tương quan giữa các biến độc lập là khá thấp so với chuẩn theo kinh nghiệm là 0.8.
2.2.2.3 Kết quả hồi quy của mơ hình
Sử dụng phần mềm Stata phiên bản 11 và bộ dữ liệu của bài nghiên cứu, ta có Bảng 2.12 thể hiện kết quả hồi quy
Bảng 2.12 : Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích .
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu khảo sát và xử lý hồi quy)
2.2.2.4 Phƣơng trình hồi quy mơ hình
Từ Bảng, ta có phương trình hồi quy của mơ hình:
Qdsudungthe = -12.5366 + 1.1524 Honnhan + 0.2004 Dotuoi + 0.8934 Trinhdo + 1.2693 Ktvethe + 1.7503 Nguoigt + 0.7895 Muctn + 0.8168 Danhgia + ε
2.2.2.5 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình
Chỉ tiêu Log Likelihood phản ảnh độ lớn của sai số nên chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Kết quả hồi quy cho thấy chỉ số này bằng -23.600522 là khơng cao. Do đó, nó thể hiện độ phù hợp của mơ hình tổng thể.
Mơ hình có mức ý nghĩa là 0.0000 < 1% nên ta bác bỏ giả thiết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng 0.
Chỉ tiêu Pseudo R2 bằng 75,67% thể hiện mức độ giải thích của các biến độc lập trong mơ hình là 75,67%.
2.2.3 Nhận xét về các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.
2.2.3.1 Những nhân tố có ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng.
Mơ hình có ý nghĩa trong việc ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam. Với 7 biến có ý nghĩa trong mơ hình như sau:
- Người giới thiệu (Nguoigt) : kết quả hồi quy cho thấy biến người giới thiệu về thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở mức ý nghĩa <1% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Amin (2012b)là người giới thiệu và ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo có tương quan đồng biến với mức ý nghĩa 1%. Theo nghiên cứu của Amin (2012b), Người giới thiệu là biến được điều chỉnh từ nhân tố Chuẩn chủ quan của lý thuyết hành động hợp lý TRA. Trong một bài viết khác của Amin (2012a), tác giả cũng sử dụng Chuẩn chủ quan trong mơ hình lý thuyết hành động hợp lý mở rộng để giải thích ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo. Và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Chuẩn chủ quan cũng ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo.
- Kiến thức về thẻ tín dụng (Ktvethe) : Kết quả hồi quy cho thấy biến kiến thức về thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở mức ý nghĩa < 5% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Amin (2012b)là kiến thức về thẻ tín dụng và ý định sử dụng thẻ tín dụng có tương quan đồng biến. Thơng thường một người sẽ thích sử dụng những sản phẩm nào mà họ có hiểu biết về chúng để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
- Tình trạng hơn nhân (Honnhan) : Kết quả hồi quy cho thấy biến tình trạng hơn nhân có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở mức ý nghĩa < 5% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Amin (2012b)là tình trạng hơn nhân có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng thẻ tín dụng.. Những người đã kết hôn sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn
tình trạng hơn nhân liên quan đến việc sử dụng thẻ như một phương tiện thanh toán. Những người đã kết hơn có nhiều khả năng sử dụng thẻ tín dụng như một phương tiện thanh tốn hơn so với những người không kết hôn.
- Trình độ học vấn (Trinhdo) : Kết quả hồi quy cho thấy biến trình độ học vấn có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở mức ý nghĩa < 5% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Dấu của hệ số ước lượng của biến trình độ học vấn cho thấy nếu trình độ học vấn càng cao thì xác suất quyết định sử dụng thẻ sẽ càng tăng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Amin (2012b)là trình độ học vấn và ý định sử dụng thẻ tín dụng có tương quan đồng biến, trình độ giáo dục càng cao thì việc sử dụng thẻ tín dụng càng gia tăng.
- Đánh giá về công dụng cũng như sự tiện lợi của thẻ tín dụng (Danhgia) : kết quả hồi quy cho thấy biến đánh giá đối với thẻ tín dụng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở mức ý nghĩa < 5% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Amin (2012b)là thái độ đối với thẻ tín dụng khơng có ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu một người có đánh giá cao về một sản phẩm nào đó thì khả năng họ sẽ sử dụng sản phẩm đó là rất cao. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh điều này như nghiên cứu của Kaynak và Harcar (2001) đã kết luận rằng thái độ và ý định sử dụng có ảnh hưởng đến việc sở hữu thẻ tín dụng.
- Mức thu nhập (Muctn) : kết quả hồi quy cho thấy biến tổng thu nhập bình qn hàng tháng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở mức ý nghĩa <1% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Amin (2012b)là mức thu nhập không ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo. Tuy nhiên kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tunalı and Tatoglu (2010)là những người có thu nhập cao thì sở hữu nhiều thẻ tín dụng hơn và những người thu nhập thấp ít sử dụng thẻ tín dụng bởi vì họ cho rằng thẻ tín dụng làm tăng chi tiêu. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Safakli (2007) là thu nhập có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng
thẻ tín dụng; những người tiêu dùng có thu nhập cao hơn sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn những người có thu nhập thấp hơn.
- Độ tuổi (Dotuoi): kết quả hồi quy cho thấy biến độ tuổi có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở mức ý nghĩa <1% và dấu của tham số ước lượng cùng với dấu kỳ vọng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Amin (2012b) là người giới thiệu và ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo có tương quan đồng biến với mức ý nghĩa 1%
Vậy, các nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng là kiến thức về thẻ tín dụng, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, độ tuổi, thái độ đối với thẻ tín dụng, người giới thiệu và mức thu nhập.
Trả lời câu hỏi thứ 2 là “Trong những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thẻ tín