ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tích hợp GIS và AHP trong đánh giá thích nghi cây cao su tại huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 42 - 44)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Hiện nay ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của huyện (chiếm 33,3% GDP). Trong đó đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cây cao su, điều, góp phần cung cấp nguồn hàng xuất khẩu cho tỉnh Bình Phước.

Đến năm 2010, nhóm đất nông nghiệp ở huyện Chơn Thành có tổng diện tích là 28.455,94 ha, chiếm 72,97% DTTN. Trong đó diện tích chủ yếu là đất trồng cây lâu năm chiếm 85,03% diện tích đất nông nghiệp, diện tích các đất còn lại chiếm tỷ lệ không nhiều và không còn đất lâm nghiệp. Đây là thế mạnh của huyện trong giai đoạn hiện tại cũng như lâu dài, cần được phát huy - Với các cây trồng thế mạnh của huyện là cao su, điều, và cây ăn quả.

Theo số liệu thống kê đất đai của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2010, nhóm đất nông nghiệp có 28.455,94 ha. Trong đó đất trồng lúa có diện tích không nhiều 949,140 ha chiếm 3,34% DTĐNN và toàn bộ diện tích là đất trồng lúa 1 vụ có năng suất thấp. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần có biện pháp cải tạo nhằm nâng cao năng suất, hoặc chuyển đối mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất.

Diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, tổng diện tích 24.198,30 ha, chiếm 85,03% DTĐNN. Trong đó chủ yếu là đất cây công nghiệp lâu năm (18.315,45 ha chiếm 64,36% DTĐNN) với 2 cây trồng chính vừa có hiệu quả kinh tế cao vừa có tác dụng bảo vệ môi trường là cao su và cây điều; đây vừa là đặc điểm vừa là thế mạnh của tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Chơn Thành nói riêng. Đất trồng cây ăn quả là 1.509,03ha (5,30% DTĐNN), chủ yếu với các cây trồng chính là: Nhãn, xoài, mít, măng cụt và một số cây trồng khác; đất trồng cây lâu năm khác 4.373,82 ha.

34

Bng 3.1: Hin trng s dụng đất nông nghip (2010)

Số TT Lọai hình sử dụng đất Nông nghiệp

Diện tích

(ha) (%)

1 Đất lúa nước 949,14 3,34

- Đất chuyên trồng lúa nước

- Đất trồng lúa nước còn lại 511,71 1,80

- Cây hàng năm còn lại 437,43 1,54

2 Đất trồng cây lâu năm 24.198,30 85,03

- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 18.315,45 64,36

- Đất trồng cây ăn quả 1.509,03 5,30 - Đất trồng lâu năm khác 4.373,82 15,37 3 Đất rừng phòng hộ 4 Đất rừng đặc dụng 5 Đất rừng sản xuất 6 Đất nuôi trồng thủy sản 64,45 0,23 7 Đất nông nghiệp khác 3.244,05 11,40 TỔNG 28.455,94 100

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chơn Thành)

Đất nuôi trồng thủy sản có 64,45 ha, là những ao, hồ nhỏphân tán trong dân được dùng làm nơi trữ nước và kết hợp nuôi trồng thủy sản có tính chất tận dụng, trong tương lai khảnăng mở rộng đất nuôi thủy sản không nhiều.

Các đất cây hàng năm còn lại là 437,43 ha chiếm 1,54% DTĐNN, chủ yếu là đất trồng các loại cây: Khoai mỳ, các loại đậu, bắp… được trồng nhỏ lẻ phân tán ven các suối, một số nơi có độ dày tầng đất kém, hiệu quả sản xuất rất thấp. Khảnăng sẽ cải

35

tạo chuyển một phần diện tích sang trồng các loại cây trồng lâu năm có hiệu quả cao. Diện tích đất nông nghiệp khác còn lại trên huyện là 3.244,05 ha.

Năng suất các loại cây nông nghiệp được thể hiện trong Bảng 3.2

Bng 3.2: Năng suất các loi cây nông nghip

STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Cây hàng năm 4.373,82 1.1 Lúa 949,14 19,10 1.812,86 1.2 Bắp 1.112,80 38,80 4.317,66 1.3 Khoai mì 728,10 207,80 15.129,92 1.4 Rau các loại 1.546,02 64,90 10.033,67

2 Cây lâu năm

2.1 Cao su 14.437,44 19,40 28.008,63

2.2 Điều 3.878,01 9,00 3.490,21

2.3 Cây ăn quả 1.509,03 24,60 3.712,21

3 Cây lâu năm khác 4.373,82

Tình hình chăn nuôi có chiều hướng hồi phục nhanh. so với năm 2003, đến 2009, tổng đàn bò 2068 con, tăng 390 con; đàn trâu 548 con, giảm 579 con; đàn heo 25.132 con, tăng 15.574 con; đàn gia cầm 143.831 con, tăng 69.320 con. Năm 2010 đàn trâu có 537 con; đàn bò 1.796 con; đàn heo có 24.041 con; đàn gà có 165.394 con; đàn vịt, ngan ngỗng có 4.415 con.

Một phần của tài liệu Tích hợp GIS và AHP trong đánh giá thích nghi cây cao su tại huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)