3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu nêu trên nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
Phương pháp GIS: thành lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng bằng cách kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý,…
Phương pháp AHP: so sánh các thành phần và tính toán mức độ ưu tiên thể hiện thông qua sơ đồ thứ bậc nằm đánh giá khảnăng thích nghi.
31
Phương pháp kế thừa và tổng hợp: Kế thừa và tổng hợp lý thuyết đánh giá đất đai của FAO, lý thuyết GIS, lý thuyết MCA, các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm ArcGIS.
Phương pháp bản đồ: tập hợp và tóm tắt các thông tin; tổ chức thông tin lên bản đồ.
Phương pháp chuyên gia: Tham giả ý kiến của chuyên gia trong các lĩnh vực đất đai, kinh tế, xã hội, môi trường và các lĩnh vực có liên quan.
Phương pháp điều tra thống kê: Phỏng vấn, xin ý kiến của các hộ dân tại khu vực nghiên cứu theo mẫu câu hỏi định trước.
Phương pháp xử lý và phân tích hiệu quả tài chính của các loại hình sử dụng đất: Xử lý phiếu điều tra các hộdân, sau đó tiến hành phân tích hiệu quả tài chính của các loại hình sử dụng đất dựa vào các tiêu chí: Chi phí sản xuất, lãi thuần, tỷ suất lợi nhuận đểlàm cơ sở đành giá, so sánh hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài được thể hiện cụ thể qua trong quy trình nghiên cứu (Hình 2.1).