Mối quan hệ giữa ODA với thu nhập bình quân đầu người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các dòng vốn tài chính và thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia đang phát triển khu vực châu á thái bình dương (Trang 40 - 46)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.3.3 Mối quan hệ giữa ODA với thu nhập bình quân đầu người

Tăng trưởng kinh tế luôn luôn là thước đo chính được sử dụng để đánh giá tác

dụng của viện trợ, và người ta kỳ vọng nhiều viện trợ hơn sẽ dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn. Nhưng ở mức độ rất bao qt, khơng có một mối quan hệ đơn giản rõ ràng

nào giữa viện trợ và tăng trưởng. Một số nước nhận được những khoản viện trợ lớn có

tăng trưởng nhanh, trong khi những nước khác có tăng trưởng chậm hoặc thậm chí tăng trưởng âm. Đồng thời, một số nước nhận rất ít viện trợ lại hoạt động rất khấm khá,

trong khi những nước khác thì khơng thành cơng gì. Các bằng chứng thực nghiệm về

tác động của ODA / viện trợ lên các biến kết quả khác nhau được nhận thấy là phức tạp

và tồn tại 3 quan điểm như sau:

2.3.3.1 Quan điểm cho rằng viện trợ có một tác động tích cực đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

Nghiên cứu của Chenery và Strout (1996) kết luận trên cơ sở thực nghiệm ở các

nước kém phát triển rằng vốn nước ngồi có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Và một số nghiên cứu khác cũng cho rằng sự hỗ trợ kinh tế nước ngồi kích thích tăng

trưởng kinh tế. Hansen và Tarp (2000) chạy mơ hình hồi quy giữa viện trợ và tăng trưởng, kết quả thể hiện viện trợ làm tăng tốc độ tăng trưởng trên điều kiện khơng có

chính sách tốt. Doucouliagos và Paldam (2010), trong một phân tích tổng hợp về hiệu quả viện trợ, kết luận rằng tác động của viện trợ lên tăng trưởng kinh tế là tích cực

nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Hai ông cho rằng hiệu quả ước tính trung bình của vốn viện trợ đối với tăng trưởng là dương, nhưng quá nhỏ để có thể xem là mang lại một điều gì đó thực sự có ý nghĩa đáng kể. Khan (1993) kết luận rằng viện trợ nước ngồi có một vai trị quan trọng trong ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đặc biệt là đầu

tư và nhập khẩu đã có một sự phụ thuộc lớn vào số lượng viện trợ nước ngoài. Tuy

Nghiên cứu của hai nhóm nhà kinh tế Sebastian Galiani và Ben Zou (2014) từ

Đại học Maryland và Stephen Knack và Colin Xu (2014) từ Ngân hàng thế giới sau khi

nghiên cứu dữ liệu của 35 quốc gia đã ước tính rằng cứ mỗi 1% thu nhập của một quốc

gia có được từ vốn viện trợ, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm sẽ tăng thêm trung

bình khoảng 1/3 điểm phần trăm trong ngắn hạn.

Trước đó, vào năm 2011, nhà kinh tế Markus Brückner thuộc Đại học Adelaide

(Úc), ước tính rằng 1% mức tăng trong vốn viện trợ sẽ nâng tăng trưởng thu nhập bình quân theo đầu người cũng bằng một con số dương nhưng nhỏ hơn kết quả trên: 0,1 điểm phần trăm.

2.3.3.2 Quan điểm cho rằng viện trợ có ít hay khơng có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và thật ra có thể làm xói mịn tăng trưởng

Một số nhà kinh tế như Leff (1969) và Griffin (1970) đã phân tích tác động

tiêu cực của vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng viện trợ nước

ngoài tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế bằng cách thay thế tiết kiệm trong nước.

Trong khi đó Boone (1996) thì khơng tìm thấy bằng chứng của sự đóng góp viện trợ tới tăng trưởng hoặc đầu tư ở một mẫu của các nền kinh tế đang phát triển. Tương tự như

vậy, Rajan và Subramanian (2007) khơng tìm thấy bằng chứng của một mối quan hệ mạnh mẽ giữa viện trợ và tăng trưởng kinh tế, cái mà họ quy cho sự yếu kém của quản trị do các luồng viện trợ của nước tiếp nhận. Nowak-Lehmann, Dreher, Herzer, Klasen, và Martinez-Zarzoso (2012) lập luận rằng viện trợ nói chung khơng có một tác động

đáng kể hoặc tác động tiêu cực đáng kể đến thu nhập bình quân đầu người ở các nước

có mức độ phát triển con người khác nhau. Họ cũng tìm thấy rằng viện trợ có tác động tích cực biên lên đầu tư nhưng lại có một tác động tiêu cực lên tiết kiệm trong nước. Lensink và Morrissey (2000) và Arellano, Bulir, Lane và Lipschitz (2009) lập luận rằng sự bất ổn của dòng viện trợ ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả của viện trợ.

Một số nghiên cứu khác của các nhà kinh tế chứng minh tác động tiêu cực của dòng vốn viện trợ này như nghiên cứu của Simeon Djankov (2006) trong bài "Does

foreign aid help ?" đăng trên tạp chí Cato cho rằng các dịng viện trợ này tương tự như

nguồn tài nguyên trời cho và làm giảm chất lượng của thể chế nội địa thơng qua việc khuyến khích hành vi trục lợi. Thậm chí, một nhà kinh tế khác người Zambia, bà Dambisa Moyo, sau khi chứng kiến bi kịch của các quốc gia châu Phi khi nhận vốn

ODA đã xuất bản một cuốn sách năm 2009 mang tên “Dead Aid” (tạm dịch: Sự viện

trợ chết chóc). Trong đó, cho rằng viện trợ chỉ khiến các nước nghèo càng nghèo hơn

và tăng trưởng chậm hơn vì nó khuyến khích hành vi tham nhũng, giảm tiết kiệm và đầu tư, gây lạm phát, giảm xuất khẩu (vì làm tăng giá trị đồng nội tệ) và thậm chí cịn

dẫn đến nội chiến.

2.3.3.3 Viện trợ có mối quan hệ có điều kiện với tăng trưởng, chỉ kích thích tăng trưởng trong những tình huống nhất định, như ở những nước có các chính sách hay thể chế tốt .

Quan điểm này bắt đầu bằng cách chấp nhận ý tưởng là viện trợ có những kết quả hỗn tạp; Ngay cả ở những nơi nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đồng biến

chung, không ai xác nhận rằng viện trợ có tác dụng ở tất cả các nước vào mọi lúc. Quan điểm này công nhận rằng viện trợ xem ra đã kích thích tăng trưởng ở một số

quốc gia trong những tình huống nhất định nhưng khơng làm được điều đó ở các nước khác, và tập trung vào việc cố gắng giải đoán những đặc điểm then chốt có thể giải thích cho sự khác biệt này.

Tác động của viện trợ phụ thuộc vào chất lượng thể chế và chính sách ở nước nhận viện trợ. Theo quan điểm này, ở những nước có các chính sách kinh tế vĩ mơ và

thương mại khơng hiệu quả, có mức độ tham nhũng cao, và trách nhiệm giải trình thấp

của các quan chức chính phủ, viện trợ có thể ít có hoặc khơng có tác dụng. Ngược lại,

giúp tăng tốc tăng trưởng. Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới Jonathan

Isham, Daniel Kaufmann, và Lant Pritchett (1995) phát hiện rằng ở những nước có nền tự do dân chính và các chỉ số đo lường hiệu quả quản lý nhà nước khác lớn hơn, suất sinh lợi từ đầu tư được tài trợ bằng viện trợ cũng cao hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng sự thành công của việc đạt được mục tiêu phát triển thông qua viện trợ phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của các chương trình chi tiêu cơng (Roberts, 2003), và cấu trúc của thể chế và các chính sách thích hợp ở nước được nhận viện trợ (Burnside & Dollar, 2000). Cụ thể theo Craig Burnside và David Dollar (2000) tìm thấy mối quan hệ đồng biến có ý nghĩa giữa viện trợ và tăng trưởng ở những nước có các chính sách và thể chế tốt và khơng có mối quan hệ đó ở những nước khác. Nghiên cứu này đưa ra kết luận rằng viện trợ chỉ hiệu quả khi nước nhận áp dụng chính sách tốt. Chính sách tốt ở đây là chính sách về thặng dự ngân sách, tỉ lệ lạm phát và độ mở thương mại. Nếu điều

kiện này được thỏa mãn, viện trợ sẽ có quan hệ tích cực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, Burnside và Dollar cũng xây dựng một chỉ số của 3 chính sách (trên thặng dư tài chính, lạm phát và mở cửa thương mại), tương tác với viện trợ nước ngoài, và cho cả viện trợ và viện trợ tương tác với chínnh sách. Họ nhận thấy rằng viện trợ có

tác động tích cực đến tăng trưởng ở các nước đang phát triển có tài chính tốt, chính

sách tiền tệ và thương mại. Mặt khác, đối với các chính sách kém viện trợ khơng có tác

động tích cực đến tăng trưởng. Một số các nghiên cứu khác cũng khám phá khả năng là tác động của viện trợ có thể khác nhau tuỳ thuộc vào loại chính phủ, chất lượng nguồn

vốn nhân lực, vị trí địa lý ở vùng nhiệt đới (có thể xem là biến đại diện của sức khoẻ),

độ lớn và tần suất các cú sốc xuất khẩu, và các yếu tố khác.

Mặc dù còn nhiều bất cập nhưng nhìn chung viện trợ có những đóng góp tích cực cho

tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước đang phát triển. Khu vực Châu Á –Thái Bình Dương đang là khu vực nhận được nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ các quốc gia APEC nhất là từ

Nhật bản và được kỳ vọng sẽ giúp các quốc gia trong khu vực này cải thiện được chất

Bảng 2.3.3: Tóm tắt báo cáo kết quả thực nghiệm tác động của ODA lên thu nhập bình qn đầu người ODA có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu thực nghiệm Khoảng thời gian NC

Đối tượng nghiên cứu Kết quả chính

Doucouliagos và

Paldam (2010) 1990-2004

156 quốc gia đang phát triển

Tác động của viện trợ lên tăng trưởng kinh tế là tích cực nhưng khơng có ý nghĩa thống kê

Sebastian Galiani và Ben Zou (2014)

1987 -2010

35 quốc gia đã vượt qua

ngưỡng thu nhập thấp.

ODA có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê lên tăng trưởng kinh tế và cứ mỗi 1% thu nhập của một

quốc gia có được từ vốn viện trợ, tốc độ tăng trưởng

kinh tế hằng năm sẽ tăng thêm khoảng 0.35% trong

ngắn hạn. Markus Brückner

(2011) 1960-2000

47 quốc gia kém phát triển nhất thế giới.

ODA có tác động tích cực ở mức trung bình lên GDP/ người và ước tính rằng 1% mức tăng trong vốn viện trợ

sẽ nâng tăng trưởng thu nhập bình quân theo đầu người lên 0.1%.

Khan, H. A. and Hoshino, E. (1993)

1955-1976 5 quốc gia ở Nam và Đông Nam Á: Ấn Độ, Pakistan,

Bangladesh, sri- Lanka và Malaysia

ODA có một vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến

tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt là đầu tư và nhập khẩu.

ODA có ít hay khơng có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế

Boone (1996)

1971-1990

97 quốc gia tiếp nhận ODA Khơng tìm thấy bằng chứng của sự đóng góp viện trợ tới tăng trưởng hoặc đầu tư ở một mẫu của các nền kinh tế đang phát triển.

Rajan và Subramanian (2007)

1980-2000

Tất cả các quốc gia thuộc tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc

Khơng tìm thấy bằng chứng của một mối quan hệ mạnh mẽ giữa viện trợ và tăng trưởng kinh tế.

Nowak-Lehmann, Dreher,Herzer,

Klasen, (2012) 1960-2006

131 quốc gia đang phát triển và mới nổi.

ODA nói chung khơng có một tác động đáng kể hoặc

tác động tiêu cực đáng kể đến thu nhập bình quân đầu người ở các nước có mức độ phát triển con người khác

nhau Lensink và

Morrissey (2000) 1970-1995 75 quốc gia đang phát triển

Kết quả cho thấy sự bất ổn của dòng viện trợ ảnh hưởng bất lợi đếnhiệu quả của viện trợ.

Arellano, Bulir, Lane, và Lipschitz

(2009)

1990-2005 73 quốc gia phụ thuộc vào viện trợ ở ChâuPhi và Châu Á

ODA có tác động tiêu cực lên đầu ra/sản lượng của khu vực hàng hóa thương mại

Simeon Djankov (2006)

1960-1999 20 quốc gia tiếp nhận nguồn vốn ODA nhiều nhất

ODA tương tự như nguồn tài nguyên thiên nhiên và nó làm giảm chất lượng của thể chế nội địa thông qua việc khuyến khích hành vi trục lợi.

Viện trợ có mối quan hệ có điều kiện với

tăng trưởng chỉ kích thích tăng trưởng

trong những tình huống nhất định Các nhân tố Tác động lên mối quan hệ của ODA - tăng trưởng Hiệu quả của các chương trình chi tiêu cơng Tích cực (+) Roberts (2003) 1970-1998

35 quốc gia đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh

Sự thành công của việc đạt được mục tiêu phát triển kinh tế thông qua viện trợ phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của các chương trình chi tiêu cơng và nhờ đó mà

làm gia tăng hiệu quả của viện trợ trong việc theo đuổi các mục tiêu phát triển vì người nghèo trong

lĩnh vực xã hội. Cấu trúc thể chế và các chính sách thích hợp Tích cực (+) Burnside và Dollar (2000) 1970-1993

56 quốc gia đang phát triển có mức thu nhập thấp và trung bình.

Viện trợ có một tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển có chính sách

tài khóa, tiền tệ và thương mại tốt nhưng ít có tác

dụng ở những nước có các chính sách kém. Chế độ chính trị (thể chế) Tích cực (+) Jonathan Isham, Kaufmann, và Lant Pritchett (1995) 1974-1990

55 quốc gia đang phát triển chủ yếu ở khu vực

Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh

Những nước có nền tự do dân chính và các số đo

quản lý nhà nước khác mạnh hơn, suất sinh lợi từ

đầu tư được tài trợ bằng viện trợ cũng cao hơn từ đó giúp tăng tốc trong tăng trưởng kinh tế.

3 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các dòng vốn tài chính và thu nhập bình quân đầu người ở các quốc gia đang phát triển khu vực châu á thái bình dương (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)