Nghiên cứu về tính cứng nhắc và sự điều chỉnh bất cân xứng của lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến động thị trường và sự truyền dẫn lãi suất bán lẻ tại việt nam (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.2 Bằng chứng thực nghiệm:

2.2.2 Nghiên cứu về tính cứng nhắc và sự điều chỉnh bất cân xứng của lãi suất

truyền dẫn lãi suất ở các nước Châu á. Tác giả sử dụng mô h nh tự hồi quy độ trễ phi tuyến (NARDL) và t m thấy sự truyền dẫn khơng hồn tồn ở Hong Kong, Indonesia, Thái Lan và Philippin với các mức độ truyền dẫn khác nhau. Nguyên nhân của sự truyền dẫn khơng hồn tồn này là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: chi phí thực đơn, chi phí chuyển đổi, cạnh tranh khơng hồn hảo và bất cân xứng thông tin. Tác giả t m thấy sự truyền dẫn quá mức ở Hàn Quốc mà nguyên nhân là do sự cạnh tranh cao trong lĩnh vực ngân hàng ở quốc gia này.

Dongyang Di (2014) kiểm tra mức độ và tốc độ lãi suất bán lẻ phản ứng với sự thay đổi của lãi suất chính sách, kiểm tra mức độ ảnh hưởng của cấu trúc chính trị trong lĩnh vực ngân hàng và mơi trường tài chính đang thay đổi ở Thái Lan đến sự truyền dẫn lãi suất ở Thái Lan trong khoảng thời gian từ 01/1996 - 07/2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự truyền dẫn trong dài hạn cao hơn sự truyền dẫn trong ngắn hạn và khơng hồn tồn. Tất cả các lãi suất bán lẻ ở dưới điểm cân bằng cứng nhắc hơn khi chúng ở trên điểm cân bằng. Hơn nữa, cấu trúc chính trị có ảnh hưởng tích cực đến sự truyền dẫn lãi suất, nhưng khơng có ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh lãi suất. Sự thay đổi mơi trường tài chính có ảnh hưởng đến sự truyền dẫn lãi suất như sự xuất hiện của chính sách lạm phát mục tiêu làm gia tăng sự dẫn truyền nhưng khủng hoảng tài chính làm cho sự truyền dẫn lãi suất giảm đáng kể.

2.2.2 Nghiên cứu về tính cứng nhắc và sự điều chỉnh bất cân xứng của lãi suất bán lẻ: bán lẻ:

Đồng thời với sự nghiên cứu về mức độ truyền dẫn lãi suất, các nghiên cứu cũng kiểm định tính cân xứng, bất cân xứng trong cơ chế truyền dẫn lãi suất, các tác giả cũng t m thấy tính cứng nhắc trong quá tr nh điều chỉnh lãi suất bán lẻ ở các quốc gia được nghiên cứu.

Tính cứng nhắc trong điều chỉnh lãi suất:

Sau khi hội nhập các loại tiền tệ ở các nước Châu Âu, vấn đề truyền dẫn lãi suất đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nền lý thuyết. Hầu hết các nghiên cứu về tính cứng nhắc của lãi suất tập trung ở các nước thành viên Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu (The Economic and Monetary Union – EMU), có thể kể đến như Sander và Kleimeier (2002, 2004), ngồi ra cịn có Lim (2001), Wang và Lee (2009).

Lim (2001) sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số đa biến để nghiên cứu về sự điều chỉnh bất cân xứng giữa ba loại lãi suất ở ngân hàng Australia: lãi suất trái phiếu chính phủ, lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong thời gian mẫu 1990 – 2000. Kết quả thực nghiệm cho rằng, để đáp ứng với những cú sốc tích cực và tiêu cực của thị trường, sự điều chỉnh lãi suất bán lẻ là bất cân xứng trong ngắn hạn, nhưng không phải trong dài hạn; đồng thời, tồn tại tính cứng nhắc trong việc điều tăng trong cả hai lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở Australia.

Sander và Kleimeier (2002) sử dụng các thành viên Liên minh châu Âu làm mẫu và thấy rằng thông số truyền dẫn lãi suất trong ngắn hạn và dài hạn khác nhau, tồn tại tính cứng nhắc trong điều chỉnh giảm ở lãi suất cho vay và điều chỉnh tăng ở lãi suất tiền gửi trong các nước thành viên của Liên minh châu u, điều này đã hỗ trợ cho giả thuyết có sự cấu kết sắp xếp giá cả. Sander và Kleimeier (2004) thấy rằng sự tồn tại của chi phí thực đơn tăng cường động lực cho các NHTM truyền dẫn các chi phí liên quan đến khách hàng, và động lực này được tăng cường khi có sự thay đổi lãi suất thị trường tiền tệ. Hành vi này của các NHTM sẽ mở rộng biên độ điều chỉnh lãi suất phải lớn hơn một giá trị ngưỡng cho trước. Trong trường hợp này, điều kiện tồn tại một thị trường cạnh tranh hồn hảo khơng giữ vững và tồn tại

nhiều cơ chế truyền dẫn để mà cơ chế truyền dẫn hồn tồn và khơng hồn tồn có thể cùng tồn tại cùng một lúc.

Theo đề cập khung lý thuyết ở phần 2.1.1, Lowe và Rohling (1992) cho rằng các yếu tố gây ra sự tồn tại của tính cứng là chi phí thực đơni , chi phí điều chỉnh, chi phí biến đổi và chia sẻ rủi ro.

Mặt khác, nhiều nghiên cứu tin rằng nguyên nhân việc điều chỉnh lãi suất bán lẻ có đặc tính của tính cứng là bởi v quá tr nh điều chỉnh lãi suất bán lẻ là bất cân xứng. Theo Hannan và Berger (1991), Neumark và Sharpe (1992), có hai nguồn gốc cho sự bất cân xứng này: thông đồng thỏa thuận giá cả và phản ứng bất lợi của khách hàng. Sự thông đồng thỏa thuận giá cả ngụ ý tính cứng nhắc trong việc nâng lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay. Ngược lại, phản ứng bất lợi của khách hàng giải thích tính cứng nhắc trong việc giảm lãi suất huy động và tăng lãi suất cho vay.

Sự điều chỉnh bất cân xứng của lãi suất bán lẻ:

Sự bất cân xứng trong mối liên hệ giữa các lãi suất được tìm thấy ở các nghiên cứu của Scholnick (1996), Frost và Bowden (1999), Iregui và cộng sự (2002), Horváth và cộng sự (2004), Wang và Lee (2009), Roelands (2012).

Scholnick (1996) sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số để xem xét sự cứng nhắc của lãi suất NHTM ở hai nước Singapore và Malaysia. Kết quả thực nghiệm thấy rằng, ở cả hai nước, độ trễ điều chỉnh trung bình thấp hơn khi lãi suất tiền gửi ở trên mức cân bằng hơn là khi nó ở dưới mức cân bằng; đồng thời tác giả cũng thấy rằng những giả thuyết cấu kết thỏa thuận giá cả không thể bị loại bỏ ở Malaysia và Singapore.

Frost và Bowden (1999) sử dụng phương pháp thống kê tuyến tính cho dữ liệu lãi suất ở New Zealand trong khoảng thời gian 10 năm để kiểm tra giả thuyết bất cân xứng trong việc điều chỉnh giá, lãi suất và các biến kinh tế khác. Kết quả thực nghiệm cho thấy tồn tại mối liên hệ bất cân xứng giữa lãi suất thế chấp và lãi suất Chứng chỉ tiền gửi ở New Zealand.

Iregui và cộng sự (2002) sử dụng mơ hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến động thị trường và sự truyền dẫn lãi suất bán lẻ tại việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)