Nghiên cứu về giới hạn hiệu chỉnh sai số và sự biến động bất cân xứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến động thị trường và sự truyền dẫn lãi suất bán lẻ tại việt nam (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.2 Bằng chứng thực nghiệm:

2.2.3 Nghiên cứu về giới hạn hiệu chỉnh sai số và sự biến động bất cân xứng

Mexico trong thời kỳ có sự chênh lệch lãi suất thị trường lớn hơn giá trị thông thường (giai đoạn mà hệ thống ngân hàng không hoạt động b nh thường hoặc giai đoạn khủng hoảng tài chính) và khi sự chênh lệch lãi suất là nhỏ hơn so với giá trị b nh thường (giai đoạn mà sự cạnh tranh giữa các NHTM là khốc liệt hoặc giai đoạn mà hệ thống ngân hàng thông sẽ hoạt động b nh thường). Các tác giả cho rằng có tồn tại sự truyền dẫn hồn tồn giữa lãi suất tiền gửi qua đêm và lãi suất cho vay qua đêm. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, khác với kết quả ở Lim (2001), có tồn tại tính cứng nhắc trong điều chỉnh giảm ở cả hai lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Kết quả này không hỗ trợ cho giả thuyết có cấu kết sắp xếp giá cả và phản ứng bất lợi của khách hàng.

Sử dụng các dữ liệu hàng tháng 1997-2004 của Hungary và mơ hình hiệu chỉnh sai số khơng cân bằng, Horváth và cộng sự (2004) điều tra mối liên hệ lãi suất bán lẻ trên thị trường tiền tệ Hungary và tốc độ điều chỉnh. Các tác giả thấy rằng tốc độ điều chỉnh lãi suất bị ảnh hưởng bởi sai số dài hạn giữa lãi suất thị trường tiền tệ và lãi suất bán lẻ.

Roelands (2012) cho thấy vai trò của ngân hàng trong sự bất cân xứng của truyền dẫn lãi suất khi tồn tại các điều kiện ràng buộc về vốn và thanh khoản. Tác giả nhận thấy rằng nhiều ngân hàng rơi vào t nh trạng bị giới hạn về nguồn vốn trong suốt thời kỳ lãi suất giảm hơn là thời kỳ lãi suất tăng; những ngân hàng bị giới hạn nguồn vốn th điều chỉnh lãi suất cho vay chậm chạp hơn so với lãi suất chính sách; những ngân hàng bị giới hạn sẽ tăng lãi suất cho vay nhiều hơn sau khi hệ số an toàn vốn bị giảm so với những ngân hàng không bị giới hạn.

2.2.3 Nghiên cứu về giới hạn hiệu chỉnh sai số và sự biến động bất cân xứng của lãi suất: của lãi suất:

Một số nghiên cứu khác chủ yếu tập trung ở Mỹ hay các nước thành viên liên minh Châu u cũng t m thấy bằng chứng tồn tại sự tác động của giới hạn hiệu chỉnh

sai số đến quá tr nh điều chỉnh bất cân xứng hay gây nên sự cứng nhắc trong điều chỉnh lãi suất bán lẻ.

Engle và cộng sự (1990) đã chỉ ra rằng thông tin thị trường sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của phương sai có điều kiện của giá cả. Nelson (1991) lập luận rằng thơng tin thị trường khác nhau có tác dụng khác nhau trên các phương sai có điều kiện.

Engle và Yoo (1987) và Lee (1994) lập luận rằng giới hạn hiệu chỉnh sai số là một yếu tố rất quan trọng để giải thích các biến hội tụ trung b nh có điều kiện. Lee (1994) đặt giới hạn hiệu chỉnh sai số trong mơ hình GARCH và thiết lập mơ hình EC-GARCH.

Wang và Lee (2009) mở rộng mơ hình này bằng cách thêm giới hạn hiệu chỉnh sai số vào phương tr nh trung b nh để xây dựng mơ hình hiệu chỉnh sai số EGARCH tích hợp trung bình trong mơ hình EC-EGARCH-M). Wang và Lee (2009) sử dụng kiểm định đồng liên kết ngưỡng bất cân xứng được đề xuất bởi Enders và Siklos và mơ hình ECEGARCH (1, 1)-M để xem xét cơ chế truyền dẫn lãi suất giữa lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ và tìm hiểu tác động của biến động lãi suất thị trường lên lãi suất ở Mỹ và chín quốc gia Châu Á. Tác giả thấy rằng, hầu hết các nước đều tồn tại truyền dẫn khơng hồn tồn từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ, ngoại trừ lãi suất tiền gửi Mỹ; tồn tại mối quan hệ đồng liên kết cân xứng và bất cân xứng tồn tại ở các loại lãi suất ở các quốc gia. Với ước lượng trung b nh có điều kiện, mơ hình EC-EGARCH (1, 1)-M cho kết quả sự tác động của sự biến động lãi suất lên lãi suất bán lẻ là khác nhau giữa các quốc gia: tính cứng nhắc trong điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi và tính cứng nhắc trong điều chỉnh giảm lãi suất cho vay; kết quả một số nước ủng hộ giả thuyết về sự cấu kết sắp xếp giá cả. Với ước lượng phương sai có điều kiện, tác giả cũng t m thấy có tồn tại sự biến động bất cân xứng và hiệu ứng đòn bẩy trong lãi suất cho vay.

Trong lý thuyết về lĩnh vực này, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào Mỹ hay các thành viên Liên minh Châu u để thảo luận về sự cứng nhắc hoặc sự điều chỉnh

chậm chạp trong lãi suất bán lẻ. Một vài bài viết đặt sự chú ý của họ vào các quốc gia châu Á. Trong thực tế, từ các cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997- 2004, sự điều chỉnh diễn ra liên tục trong lãi suất ở thị trường tài chính Châu Á. Bởi vì các nền kinh tế khác nhau, các NHTW Châu Á cũng có chính sách quản lý khác nhau, dẫn đến quá tr nh điều chỉnh lãi suất bán lẻ khác nhau phản ứng với sự biến động ngắn hạn trong thị trường tiền tệ giữa các nước châu Á. Hơn nữa, sự cạnh tranh giữa các nước Châu Á đã được tăng cường sau khủng hoảng tài chính Châu Á. Các thông đồng hay cạnh tranh giữa các NHTM làm cho thơng tin của thị trường tài chính rối lên và điều này có thể gây ra các mức lãi suất dao động hơn. Trong bối cảnh này, các chính phủ và các nhà đầu tư có thể có những dự đốn khác nhau cho các điều kiện chu kỳ kinh doanh. Ngoài ra, mọi chính phủ có quy định khác nhau về chuyển vốn hướng nội hay hướng ngoại. Hầu hết các thời kỳ, những quy định này có thể khác với chính sách lãi suất của các NHTW. Tất cả những yếu tố góp phần vào quá tr nh điều chỉnh phi tuyến của sự cân bằng lãi suất bán lẻ trong dài hạn. Điều này cũng hàm ý rằng có tồn tại trạng thái cân bằng dài hạn bất cân xứng (hay đồng liên kết) giữa lãi suất thị trường và lãi suất bán lẻ. Trong lý thuyết, sự cân bằng dài hạn bất cân xứng này được thảo luận rất nhiều trong khi hiện tượng ngắn hạn vẫn là một chủ đề bị bỏ qua trong một thời gian dài. Vì vậy, trong nghiên cứu của mình, Wang và Lee (2009) muốn bổ sung chênh lệch này bằng cách nghiên cứu các quá tr nh điều chỉnh năng động ngắn hạn của lãi suất và tác động của biến động lãi suất.

Ở Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về đề tài truyền dẫn lãi suất. Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014) nghiên cứu về sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách (lãi suất tái cấp vốn) và lãi suất liên ngân hàng đến lãi suất bán lẻ (lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay) giai đoạn tháng 1/1997 - tháng 12/2012. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy đồng liên kết được đề xuất bởi Phillips & Loretan (1991) và mô h nh ARDL để xác định mối quan hệ cân bằng dài hạn của các chuỗi lãi suất; sử dụng mô h nh ECM để phân tích phản ứng tức thời của lãi suất, tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng, độ trễ điều chỉnh trung bình. Kết quả

nghiên cứu tìm thấy mức độ truyền dẫn khơng hồn tồn từ lãi suất liên ngân hàng và lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh ảnh hưởng của minh bạch chính sách tiền tệ đến truyền dẫn lãi suất bán lẻ giai đoạn 1999-2012.

Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013) nghiên cứu về sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn 2009 –2012. Tác giả d ng mô h nh ngân hàng động (dynamic banking model) để đo lường mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất ngân hàng với những điều kiện ràng buộc về vốn và thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cho thấy những điều kiện ràng buộc về vốn và tính thanh khoản của các NHTM chính là nguyên nhân của hiện tượng bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam.

Hầu hết các nghiên cứu hiện nay về lĩnh vực này sử dụng mơ hình tuyến tính (hay cân xứng) để thảo luận về cơ chế truyền dẫn lãi suất. Các mơ hình tuyến tính khơng tính đến các yếu tố phi tuyến, chẳng hạn như cơ cấu thị trường hoặc bất cân xứng thơng tin thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự truyền dẫn lãi suất. Thêm vào đó, mơ h nh hiệu chỉnh sai số ECM có thể dẫn đến kết quả chênh lệch trong trường có hiện tượng phương sai thay đổi. Một lý do khác là sự chênh lệch về nguồn dữ liệu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng dẫn đến kết quả khác nhau. Vì những yếu tố trên, luận văn sử dụng mơ hình phi tuyến TAR, MTAR và EC- EGARCH (1,1)-M để thực hiện phân tích cơ chế truyền dẫn từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến động thị trường và sự truyền dẫn lãi suất bán lẻ tại việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)