Trong các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời của NHTM, luận văn sử dụng chỉ tiêu ROE để phản ánh tỷ suất sinh lời của các NHTCMCP Việt Nam. Có thể thấy rằng ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường. Chỉ số này càng cao thể hiện ngân hàng hoạt động càng hiệu quả.
(*) ROE trung bình được tính dựa vào trọng số theo tổng tài sản (Nguyễn Minh Huệ, 2012)
Đồ thị 3.5 ROE của các NHTMCP do NN nắm cổ phần chi phối năm 2007 – 2014
Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp 14.78% 13.71% 16.12% 16.49% 16.05% 10.98% 9.12% 9.46% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
(*) ROE trung bình được tính dựa vào trọng số theo tổng tài sản (Nguyễn Minh Huệ, 2012)
Đồ thị 3.6 ROE của môt số NHTMCP năm 2007 – 2014
Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp
Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014, trước tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, ROE của các NHTMCP có nhiều biến động và có xu hướng giảm.
Năm 2008, ROE các ngân hàng và ROE trung bình giảm mạnh so với năm 2007. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu, ngành ngân hàng một mặt phải đối phó với các khó khăn từ thực trạng tình hình kinh tế, một mặt chịu sự chi phối từ các chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính phủ. Trong tình hình các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, chất lượng tín dụng kém đi đồng thời tiền tệ, tín dụng thắt chặt, các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Tuy nhiên ACB đã khẳng định được sự phát triển bền vững của mình bằng cách tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu và bỏ xa các đối thủ cạnh tranh trên thị
0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
phần chi phối lớn nhất, ngoại trừ Vietcombank có ROE giảm thì 2 ngân hàng cịn lại là Vietinbank và BIDV đều có ROE tăng so với năm 2007. Điều này cho thấy tầm quan trọng của quy mô đối với hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng có tổng tài sản lớn, vẫn giữ ngun vị trí của mình qua cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Trong khi đó hầu hết các ngân hàng Ngành ngân hàng nhỏ đều chịu ảnh hưởng.
Giai đoạn từ 2009-2010, ROE chuyển biến theo chiều hướng tích cực. ROE trung bình từ 13.71% năm 2007 tăng đến 16.12% năm 2009 và đạt 16.49% năm 2010. Sau khủng hoảng năm 2008, năm 2009 NHNN đã điều hành linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ nền khinh tế vượt qua đại suy thoái đồng thời đảm bảo an toàn hệ thống Ngân hàng. Đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bậc của Vietcombank, ROE đạt 23.47%.
Giai đoạn từ 2011-2013, ROE của các NHTMCP sụt giảm nghiêm trọng. ROE trung bình từ 16.05% năm 2011 chỉ cịn 9.12% năm 2013. Trong đó đáng lưu ý là sự giảm sút của các NHTMCP được đánh giá là hoạt động tốt trước đây như ACB, Sacombank, Eximbank. Các NHTMCP do nhà nước nắm cổ phần chi phối cũng cho ROE giảm mạnh trong giai đoạn này. Kết quả này phản ánh chính xác thực tế khi kể từ năm 2011, ngành ngân hàng bước vào suy thoái và khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
Sang năm 2014, nhờ kết quả bước đầu của quá trình tái cơ cấu với những biện pháp cứng rắn làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng cùng những thương vụ mua bán, sáp nhập xử lý những ngân hàng yếu kém, ROE trung bình tăng nhẹ đạt 9.46%. Năm 2014 ROE của nhóm NHTMCP do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối đều cao hơn các ngân hàng thương mại cổ phần. Nhưng về riêng lẻ, ROE ở một vài ngân hàng cổ phần hiệu quả như MB vẫn tốt hơn.
Qua phân tích về thực trạng hình thức sở hữu và tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam thì ta thấy có sự khác biệt về ROE của các NHTMCP do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối với các NHTMCP khác. Như vậy việc nhà nước nắm giữ cổ phần chì phối tại các NHTMCP có thể có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chương 3 trình bày thực trạng về hình thức sở hữu và tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam. Các NHTMCP Việt Nam có các hình thức sở hữu đa dạng bao gồm: sở hữu nhà nước, cổ đơng nước ngồi, sở hữu giữa các ngân hàng với nhau, sở hữu bởi các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước, tư nhân. Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam. Thực trạng tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam được đo lường bằng ROE. Giai đoạn từ 2007-2014, ROE có xu hướng giảm qua các năm. Nhờ lợi thế về quy mô năm 2014, các NHTMCP do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối có ROE cao hơn đa số NHTMCP khác. Tuy nhiên so sánh các NHTMCP do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối với các NHTMCP lớn trong một khoảng thời gian dài hơn, chúng ta nhận thấy một bức tranh khác. Từ năm 2007 đến năm 2011, phần lớn các NHTMCP đều có tỷ lệ ROE cao hơn. Qua phân tích thực trạng hình thức sở hữu và tỷ suất sinh lời của các NHTMCP cho thấy sở hữu nhà nước có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
CHƢƠNG 4: MƠ HÌNH KIỂM ĐỊNH ẢNH HƢỞNG CỦA HÌNH THỨC SỞ HỮU NHÀ NƢỚC ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chương 3 đã trình bày về thực trạng hình thức sở hữu và tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam, đặc biệt là về sở hữu nhà nước tại các NHTMCP Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP Việt Nam, nội dung chương 4 trình bày mơ hình kiểm định ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước đến các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014.