Các giải pháp nghiệp vụ phịng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 72 - 74)

3.3 Các giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Công

3.3.6 Các giải pháp nghiệp vụ phịng ngừa rủi ro tín dụng

Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

- Khi tiến hành thẩm định, cần phải làm rõ các khía cạnh: tính khả thi của dự án/phương án; tính hiệu quả và khả năng tự trả nợ của chính phương án/dự án đó. Mặc dù quyết định cho vay dựa trên cơ sở xem xét nhiều khía cạnh, song kinh nghiệm thực tế cho thấy, bản thân dự án/phương án vay vốn có vai trị quyết định đến hiệu quả của khoản vay.

- Sàng lọc khách hàng, chú trọng khâu thu thập, phân tích thơng tin đầu vào về ngành hàng/khách hàng/dự án để có định hướng phù hợp ngay từ đầu.

- Đối với những dự án có quy mơ lớn, quy trình cơng nghệ phức tạp, khi thẩm định cần thuê công ty thẩm định độc lập để có ý kiến nhận định khách quan kết hợp với kết quả nhận định, phân tích từ cán bộ tín dụng để đề xuất và xác định giới hạn tín dụng hợp lý.

- Phải cập nhật tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng thường xuyên (ít nhất 6 tháng/lần), đặc biệt là khi phát sinh các đề xuất tín dụng, tránh trường hợp thông tin đưa vào báo cáo thẩm định/tờ trình tín dụng quá cũ hoặc bị trùng lắp qua các lần đề xuất.

- Cần xem xét tính trung thực của các thơng tin do khách hàng cung cấp như Báo cáo tài chính có kiểm tốn sẽ có mức độ tin cậy cao hơn báo cáo thuế, báo cáo nội bộ của cơng ty có mức tin cậy thấp nhất. Vì vậy, đối với những cơng ty lớn hoặc nhu cầu vay lớn thì nên u cầu cung cấp báo cáo có kiểm tốn.

- Ngồi ra, cần rà sốt kỹ tính hợp lý, chặt chẽ của các Hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp,…để hạn chế rủi ro Hợp đồng bị vơ hiệu hóa, mâu thuẫn lẫn nhau.

Kiểm tra chặt chẽ quy trình sử dụng vốn trong và sau cho vay

- Kiểm sốt chặt chẽ ngay từ q trình giải ngân, tn thủ theo đúng các quyết định cấp tín dụng, yêu cầu chứng từ chứng minh nhu cầu vốn cụ thể cho mỗi lần giải ngân hóa đơn giá trị gia tăng GTGT), hợp đồng kinh tế,…). Hạn chế tối đa việc giải ngân tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù. Kiểm tra nội dung, thông tin người thụ hưởng phù hợp với các chứng từ liên quan. Ngồi ra, đối với các trường hợp thanh tốn trả trước tức là chỉ có hợp đồng kinh tế, chưa có hóa đơn GTGT, cần phải đọc kỹ từng điều khoản trên Hợp đồng, phương thức thanh toán, thời gian cấp hóa đơn…đóng dấu đã cho vay có tên của chi nhánh lên từng hóa đơn, hợp đồng gốc để tránh trường hợp khách hàng ký khống hợp đồng, sử dụng cùng hợp đồng, hóa đơn vay nhiều tổ chức tín dụng.

- Chi nhánh cần phải kiểm sốt chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, kể cả khách hàng tốt nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện khó khăn, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp nhằm hạn chế rủi ro phát sinh và đảm bảo an tồn hoạt động tín dụng.

- Tăng cường tần suất kiểm tra tình hình sử dụng vốn. Tiến hành kiểm tra tất cả các loại hình tín dụng theo định kỳ nhất định, đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa thực hiện kiểm tra hàng tháng, quý; đối với những khoản tín dụng lớn thì thường xun hơn; những khoản vay có vấn đề được kiểm tra theo tuần, ngày. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản rõ ràng và có chữ ký của các bên.

- Thường xuyên đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Hiện tại chi nhánh đã có phần mềm hỗ trợ thông báo nợ đến hạn trước 07 ngày làm việc, CBTD cần thường xuyên cập nhật chương trình để đơn đốc khách hàng trả nợ kịp thời.

Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài sản bảo đảm

- Tuân thủ các quy định hướng dẫn về công tác thẩm định TSBĐ. Tốt nhất là nhờ bên thứ ba có chức năng thẩm định để định giá TSBĐ một cách khách quan và có độ tin cậy cao.

- Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá lại giá trị TSĐB theo định kỳ hoặc đột xuất nếu có dấu hiệu rủi ro.

- Đặc biệt đối với những tài sản có tính chất ln chuyển thường xuyên như hàng tồn kho thì cần cử cán bộ hoặc thuê bên thứ ba trực tiếp trông giữ tại kho hàng, thường xun cập nhật tình hình nhập xuất hàng hóa để tránh việc mất mát, khơng kiểm sốt được số lượng cũng như giá trị thực tế hàng hóa tại kho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)