Quy trình, quy định liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 49)

2 .3Hoạt động quản trị rủi ro SCB

2.3.1 Quy trình, quy định liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

trung huy động vốn, gia tăng vốn chủ sở hữu, cải thiện chất lượng tài sản,… để từ đó hồn tất việc chi trả khoản vay tái cấp vốn của NHNN (hỗ trợ SCB vào cuối năm 2011) ; thanh toán các khoản nợ vay, hợp đồng tiền gửi quá hạn tại các TCTD; xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu thông qua việc gia tăng khoản mục tài sản có khác. Như vậy, qua 03 năm tiến hành tái cơ cấu với sự nỗ lực của Ban điều hành, SCB đã hồn tất việc thanh tốn các khoản nợ NHNN và TCTD khác thời điểm cuối năm 2011.

Tuy nhiên, do thời điểm hợp nhất, tình hình tài chính của ba ngân hàng khó khăn, cơ cấu nguồn vốn – sử dụng vốn kém hiệu quả, chất lượng tài sản thấp, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lớn, các khoản mục tài sản khác chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tổng tài sản. Do đó, sau 03 năm hợp nhất SCB mới chỉ cải thiện được một phần chất lượng tài sản, nguồn vốn của ngân hàng qua các năm vẫn bị tồn đọng ở khoản mục tài sản có khác (các khoản phải thu, lãi phí phải thu, tài sản có khác,..) khá lớn (Năm 2012, 2013, 2014 Tài sản có khác chiếm lần lượt 23%, 21%, 16% nguồn vốn sử dụng). Với lượng vốn tồn đọng khá lớn tại khoản mục tài sản có khác khá lớn như vậy thể hiện tình hình thanh khoản của SCB chưa thật sự tốt, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản trong thời gian tới.

2.3 Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của SCB

2.3.1 Quy trình, quy định liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB SCB

Ngày 29/05/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gịn ban hành chính sách quản lý rủi ro thanh khoản theo quyết định số 356/2012/QĐ-SCB-HDDQT v/v ban hành chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Sài Gịn. Theo đó chính sách quản trị rủi ro thanh khoản như sau:

2.3.1.1 Mơ hình quản lý rủi ro thanh khoản của SCB

Mơ hình quản lý rủi ro thanh khoản của SCB được thể hiện tại Sơ đồ 2.1 Mơ hình quản lý rủi ro thanh khoản của SCB

Sơ đồ 2.1 Mơ hình quản lý rủi ro thanh khoản của SCB

: Quan hệ quản lý : Quan hệ kiểm sốt

(Nguồn: chính sách quản lý rủi ro thanh khoản của SCB năm 2012) Diễn giải mơ hình:

Hội đồng quản trị (HĐQT): ban hành, chỉnh sửa chính sách, chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản, đảm bảo sự đồng bộ và phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của SCB.

Tổng Giám Đốc là người trực tiếp chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các quy trình và phương pháp nhận dạng, đo lường, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro thanh khoản phù hợp với khả năng chịu đựng của SCB; thiết lập và duy trì hệ thống thơng tin quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý rủi ro của SCB và yêu cầu thông tin báo cáo cho HĐQT và NHNN.

Ủy ban rủi ro: tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt chính sách, chiến lược quản lý rủi ro, xem xét đánh giá hiệu quả của chiến lược, chính sách quản lý rủi ro hiện hành

Hội đồng ALCO có trách nhiệm đề ra kế hoạch trong việc quản lý danh mục tài sản có – tài sản nợ dựa trên lợi nhuận mong đợi và các rủi ro về thanh khoản, lãi suất,…

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ủy ban QLRR

Kiểm toán nội bộ Tổng giám đốc Hội đồng Alco

Phòng HTALCO Phòng QTNV Phòng QLRR TT

- Rủi ro thanh khoản - Cơ cấu nguồn vốn - Các quy định về tỷ lệ an toàn vốn

Ban kiểm soát thơng qua kiểm tốn nội bộ thực hiện giám sát, đánh giá và kiến nghị về tính phù hợp của các chính sách, quy định nội bộ và hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro thanh khoản của SCB

Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm đánh giá, rà soát độc lập về tính phù hợp, việc chấp hành các chính sách, quy định nội bộ và hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro thanh khoản.

Phịng quản lý rủi ro thị trường có trách nhiệm xây dựng và triển khai các quy trình và phương pháp nhận dạng, đo lường, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro thanh khoản, phân tích, đánh giá và dự báo rủi ro thanh khoản tiềm ẩn, cơ cấu nguồn vốn và tỷ lệ an toàn vốn trong điều hành thanh khoản của SCB.

Phòng quản trị nguồn vốn và các đơn vị (Sở giao dịch/Chi nhánh) có trách nhiệm quản lý nguồn vốn, cơ cấu vốn và điều hành thanh khoản hàng ngày và trong kỳ hạn ngắn hiệu quả, tránh phát sinh rủi ro thanh khoản cho SCB.

Phịng HT ALCO tổng hợp thơng tin về tình hình thanh khoản, tình hình tài sản có, tài sản nợ của SCB một cách kịp thời để báo cáo, đề xuất lên hội đồng ALCO.

Nhận xét: SCB đã tổ chức mơ hình quản trị rủi ro thanh khoản khá chi tiết, phân chia chức năng nhiệm vụ của các Phòng ban rõ ràng.

2.3.1.2 Phương pháp nhận dạng, đo lường rủi ro thanh khoản

Nhận dạng rủi ro thanh khoản thông qua các chỉ báo về tài chính và phi tài chính như:

Chỉ báo tài chính:

Khách hàng rút tiền hàng loạt

Nhu cầu tiền mặt lớn bất thường tại một hoặc một số đơn vị mà khơng phải do yếu tố mùa vụ

Khó khăn trong việc vay vốn vay việc các đối tác đột ngột không trả các khoản tiền vay trên thị trường liên ngân hàng

Sự suy giảm của chất lượng danh mục tín dụng Sự suy giảm của lợi nhuận thực hiện

Sự tăng trưởng nhanh chóng của các tài sản được tài trợ bởi tiền gửi lớn không ổn định

Mất cân đối nghiêm trọng về thời gian đáo hạn giữa tài sản nợ và tài sản có

Sự đánh giá xấu của một bên thứ ba/tổ chức xếp hạng tín dụng/NHNN đối với SCB.

Chỉ báo phi tài chính:

Các tin đồn thất thiệt về tình hình tài chính bất ổn của SCB Giới truyền thông tung ra các tin tức bất lợi

SCB thực hiện đo lường rủi ro thanh khoản dựa vào hai phương pháp:

Phương pháp thanh khoản tĩnh (phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản):

Tính tốn các tỷ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại bao gồm:

Tỷ lệ tiền mặt tại quỹ/nguồn vốn huy động thị trường 1 Tỷ lệ dự trữ sơ cấp/nguồn vốn huy động

Tỷ lệ dự trữ thứ cấp/nguồn vốn huy động

Các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của ngân hàng nhà nước như hệ số an toàn vốn (CAR), hệ số khả năng chị trả, hệ số rủi ro tín dụng,..

Trên cơ sở các dữ liệu đã tính tốn, tiến hành phân tích các tỷ lệ trên và đưa ra hạn mức hợp lý theo khẩu vị rủi ro của SCB trong từng thời kỳ, tuy nhiên đảm bảo tối thiểu đáp ứng quy định của ngân hàng nhà nước.

Phương pháp thanh khoản động (phương pháp thang đáo hạn):

Trên cơ sở thu thập ý kiến của các Phịng ban liên quan và phân tích tình hình diễn biến trên thị trường như tình hình tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chính sách tiền tệ,…Phịng quản lý rủi ro thị trường tiến hành dự báo tình hình cung cầu thanh khoản, từ đó dự báo mức thanh khoản ròng và đưa ra những hướng xử lý phù hợp với trạng thái thanh khoản thực tế.

2.3.1.3 Kiểm sốt rủi ro thanh khoản

Phịng quản trị nguồn vốn thực hiện điều hòa vốn nội bộ nhằm cân đối nguồn tiền trong ngày và đảm bảo thanh khoản của toàn hàng căn cứ vào số dư thanh khoản thực tế của chi nhánh, định mức thanh khoản trong từng thời kỳ và nhu cầu thanh toán phát sinh trong ngày của chi nhánh/sở giao dịch thông báo về phòng quản trị nguồn vốn

Phòng kinh doanh tiền tệ thực hiện giao dịch thị trường liên ngân hàng và nhằm đảm bảo dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước, đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời về vốn cũng như sử dụng tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, thực hiện việc chuyển đổi từ tiền mặt sang chuyển khoản của đồng Việt Nam, ngoại tệ và ngược lại nhằm phục vụ cho nhu cầu thanh toán của SCB và thực hiện các giao dịch cần thiết để phục vụ mục đích điều chỉnh danh mục tài sản.

Phịng kinh doanh ngoại hối thực hiện các giao dịch ngoại hối nhằm phục vụ mục đích điều chỉnh danh mục tài sản

Phòng quản lý rủi ro thị trường báo cáo phân tích tình hình thanh khoản thể hiện các đánh giá về trạng thái rủi ro, dự báo và các kiến nghị; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá và giá các hàng hóa khác.

Phịng hỗ trợ ALCO xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản có và tài sản nợ hiện hữu và kịp thời.

Giảm thiểu rủi ro thanh khoản: Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản:

Thực hiện cơ cấu lại tài sản có và tài sản nợ cho phù hợp, đa dạng hóa các khoản mục tài sản

Duy trì khả năng bán tài sản, ưu tiên đầu tư vào các tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh

Nghiêm túc thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản của NHNN

Thực hiện quản lý tốt chất lượng tín dụng , kỳ hạn tín dụng, rủi ro lãi suất và khe hở lãi suất

Xây dựng kế hoạch dự phịng để đối phó trong trường hợp thanh khoản xảy ra.

Khi xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản, các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp để bù đắp nguồn tùy vào mức độ thiếu hụt như:

Tạm thời sử dụng tiền gửi dự trữ bắt buộc Nhận tiền gửi thị trường 2

Vay chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN Bán giấy tờ có giá, mua nguyên tệ thiếu hụt Tạm thời ngừng giải ngân tín dụng

Đẩy mạnh huy động thị trường 1

Tích cực thu hồi nợ đến hạn và quá hạn

Trong điều kiện khủng hoảng:

Khủng hoảng thanh khoản cục bộ ở SCB ở mức trung bình: Khi khách hàng

rút tiền trong phạm vi một vài đơn vị, địa bàn hoạt động của SCB. Các biện pháp thực hiện đó là:

Dự báo cung cầu thanh khoản

Xác định tất cả các tài sản có thể cung cấp thanh khoản Đàm phán gia hạn các nguồn vốn vay, huy động

Giữ quan hệ chặt chẽ với tất cả các nguồn cung cấp vốn trên thị trường Rà sốt các khoản vay có thể bán được

Khủng hoảng thanh khoản cục bộ tại SCB ở mức nghiêm trọng: Khi người gửi

tiền rút tiền ồ ạt, các TCTD khác từ chối cho vay, Hội đồng chỉ đạo xử lý khủng hoảng chỉ đạo các bộ phận có ngay các biện pháp để thốt khỏi khủng hoảng thanh khoản cục bộ trong vòng 03 ngày làm việc với các biên pháp như:

Hội đồng ALCO họp hàng ngày để đánh giá và quyết định các giải pháp giải quyết khủng hoảng thanh khoản, chuẩn bị các phương án theo mức độ lượng tiền gửi bị rút ra.

Các đơn vị liên quan báo cáo chi tiết tình hình nguồn vốn thị trường 1 để hội đồng ALCO có cơ sở đánh giá, quyết định và chuẩn bị các phương án cần thiết.

Báo các cơ quan chức năng và NHNN để nhận sự hỗ trợ kịp thời Liên hệ để có sự hỗ trợ từ các TCTD khác

Các đơn vị quản lý tài sản của ngân hàng: bán tài sản và các khoản nợ có khả năng bán được.

Nhận xét: Quy định về quản trị rủi ro thanh khoản của SCB chủ yếu chú trọng vào công tác đo lường thanh khoản để từ đó đảm bảo đáp ứng các quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước, chưa đưa ra các giới hạn an toàn cụ thể.

Việc nhận diện và phân tích rủi ro thanh khoản chưa được thật sự chú trọng: SCB mới chỉ đưa ra các dấu hiệu nhận biết rủi ro thanh khoản một cách chung chung lý thuyết như khách hàng rút tiền hàng loạt, nhu cầu tiền mặt bất thường mà chưa đưa ra các dấu hiệu thể để cảnh báo rủi ro thanh khoản như là tỷ lệ tăng trưởng huy động mới mỗi ngày trên trung bình huy động hàng ngày trong tháng trước hay tỷ lệ tái tục tiền gửi trên tiền gửi hàng ngày,…

2.3.2 Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản thực tế của SCB 2.3.2.1 Nhận dạng, phân tích rủi ro thanh khoản

Trong thời gian qua tình hình thanh khoản của SCB chưa ổn định, có tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Điều này thể hiện thông qua các dấu hiệu như sau:

Thứ nhất, chi phí huy động vốn khách hàng của SCB là khá cao so với các ngân hàng khác: Điều này thể hiện thông qua cơ cấu tiền gửi khách hàng, loại hình tiền gửi

khách hàng cũng như lãi suất huy động bình quân của SCB trên thị trường trong thời gian qua.

Cơ cấu tiền gửi và loại hình tiền gửi của SCB:

Bảng 2.6 Phân loại tiền gửi khách hàng tại SCB theo cơ cấu tiền gửi và loại hình tiền gửi từ năm 2012 đến năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Phân loại tiền gửi

khách hàng 2012

Tỷ

trọng 2013

Tỷ

trọng 2014 Tỷ trọng

Cơ cấu tiền gửi 79.192.921 100% 147.098.061 100% 198.505.149 100%

Cá nhân 73.405.503 93% 144.105.619 98% 184.914.463 93% Tổ chức 5.787.418 7% 2.992.442 2% 13.590.686 7%

Loại hình tiền gửi 79.192.921 100% 147.098.061 100% 198.505.149 100%

Không kỳ hạn 1.640.131 2,1% 1.432.751 1,0% 5.147.978 3% Có kỳ hạn 77.496.556 97,9% 145.608.000 99,0% 193.248.186 97% Ký quỹ

Phân loại tiền gửi khách hàng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng Vốn chuyên dùng 26.176 0,0% 17.144 0,0% 25.224 0%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính SCB năm 2012, 2013, 2014)

Cơ cấu tiền gửi khách hàng: Cơ cấu tiền gửi khách hàng của SCB chủ yếu là khách hàng các nhân. Số dư tiền gửi cá nhân cá nhân chiếm đến 93% đến 98% tổng vốn huy động khách hàng. Số dư tiền gửi tổ chức chỉ chiếm 2%-7% tổng nguồn vốn huy động.

Loại hình tiền gửi: Tiền gửi SCB chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, chiếm 97% đến 99% số dư tiền gửi; tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 1%-3% số dư tiền gửi.

So sánh cơ cấu tiền gửi và loại hình tiền gửi của SCB với TECHCOMBANK và ACB năm 2014 thể hiện: SCB chỉ tập trung huy động được khách hàng cá nhân (93% số dư huy động), huy động tổ chức chỉ chiếm 7% số dư huy động. Trong khi đó TECHCOMBANK và ACB thì tỷ trọng huy động khách hàng tổ chức khá cao, lần lượt chiếm 33% và 17% số dư huy động. Tương tự, số dư tiền gửi có kỳ hạn SCB huy động khách hàng chiếm đến 97% số dư huy động, số dư tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 3% số dư huy động. Trong khi đó tại TECHCOMBANK số dư huy động có kỳ hạn, khơng kỳ hạn lần lượt là 75% và 14%, tại ACB lần lượt là 85% và 13%. Điều này thể hiện tại bảng 2.7 Phân loại tiền gửi khách hàng theo cơ cấu tiền gửi và loại hình tiền gửi tại SCB, Techcombank và ACB năm 2014.

Bảng 2.7 Phân loại tiền gửi khách hàng theo cơ cấu tiền gửi và loại hình tiền gửi tại SCB, Techcombank và ACB năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Phân loại tiền gửi khách hàng 2014

SCB TECHCOMBANK ACB

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

Cơ cấu tiền gửi 198.505.149 100% 131.689.810 100% 155.515.111 100%

Cá nhân 184.914.463 93% 87.801.044 67% 127.620.157 82% Tổ chức 13.590.686 7% 43.888.766 33% 26.170.755 17%

Khác - 0% - 0% 1.724.199 1%

Loại hình tiền gửi 198.505.149 100% 131.689.810 90% 155.515.111

Không kỳ hạn 5.147.978 3% 19.896.685 14% 20.905.041 13% Có kỳ hạn/Tiết kiệm 193.248.186 97% 109.687.296 75% 132.668.466 85% Ký quỹ + đảm bảo khác 83.761 0% 2.105.829 1% 1.413.998 1%

Phân loại tiền gửi khách hàng 2014 SCB TECHCOMBANK ACB Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Vốn chuyên dùng 25.224 0% - 0% 527.606 0%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính SCB, Techcombank, ACB năm 2014)

Như vậy, 02 ngân hàng TECHCOMBANK và ACB năm 2014 huy động vốn hiệu quả hơn SCB, chi phí huy động vốn thấp hơn nhiều do tỷ trọng tiền gửi khách hàng tổ chức và loại hình tiền gửi khơng kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động khách hàng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)