Chương trình Tu nghiệp sinh/Thực tập sinh của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 26 - 27)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

3.1. Chương trình Tu nghiệp sinh/Thực tập sinh của Nhật Bản

Nghiên cứu của Hayakawa (2010) cho biết ngoại trừ một số trường hợp Nhật kiều gốc Brazil, Peru và một số trường hợp khác, Nhật Bản chỉ cấp phép nhập cư cho một số lao động có kỹ năng trong một số lĩnh vực nhất định. Bởi vậy, để tiếp nhận các lao động khơng có kỹ năng để bù đắp vào lượng lao động đang thiếu hụt, Chính phủ Nhật đã cho ra đời chương trình Tu nghiệp sinh/Thực tập sinh để tiếp nhận lao động khơng có kỹ năng từ các nước kém phát triển dưới dạng hỗ trợ đào tạo kỹ năng trong vịng 3 năm và sau đó trả lao động về lại nước đó.

Vì là đối tượng được đào tạo kỹ năng nên các tu nghiệp sinh sẽ nhận được mức lương thấp hơn, bằng khoảng 50% - 70% mức lương mà lao động người Nhật sẽ nhận được ở vị trí tương đương.

Hình 3.1. Sơ đồ thể hiện chế độ Thực tập Kỹ năng

Nguồn: JITCO (2010), trang 4.

Trước khi sang Nhật Bản, tu nghiệp sinh phải trải qua một thời gian bồi dưỡng kiến thức về tiếng Nhật, văn hóa Nhật, mơi trường làm việc,... kéo dài khoảng 6 tháng. Sau khi sang

Nhật Bản, tu nghiệp sinh trải qua một khóa học ngắn hạn khoảng 2 tháng, rồi chuyển sang học nghề tại doanh nghiệp. Năm đầu tiên này, tu nghiệp sinh lưu trú với tư cách tu nghiệp sinh. Kết thúc năm thứ nhất, các tu nghiệp sinh tham gia một kỳ thi kỹ năng cơ bản để đánh giá tay nghề, trình độ. Nếu vượt qua kỳ thi này, tu nghiệp sinh sẽ chuyển sang giai đoạn thực tập kỹ năng tại doanh nghiệp và lưu trú với tư cách thực tập sinh. Từ năm thứ hai trở đi, tu nghiệp sinh trở thành đối tượng được áp dụng các luật liên quan đến lao động của Nhật Bản, được tham gia vào một số loại bảo hiểm, đóng thuế và hưởng một số phúc lợi nhất định. Trong suốt ba năm ở Nhật Bản, các nghiệp đồn sẽ có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ cho các tu nghiệp sinh và giám sát họ (JITCO, 2010).

Tuy nhiên, từ năm 2010, qui định của phía Nhật có một số thay đổi quan trọng. Thứ nhất, các tu nghiệp sinh được xem như là thực tập sinh, và thực tập sinh sẽ gồm thực tập sinh kỹ năng I và thực tập sinh kỹ năng II. Ngay sau khi xong khóa đào tạo ngắn hạn ở Nhật, các tu nghiệp sinh là đối tượng được áp dụng luật liên quan đến lao động ở Nhật. Thứ hai là phía Nhật qui định rằng các doanh nghiệp không được thu tiền ký quỹ của tu nghiệp sinh. Tuy đã có sự thay đổi trong chính sách và cách gọi như vậy, nhưng ở Việt Nam vẫn phổ biến cách gọi chương trình Tu nghiệp sinh/Thực tập sinh của Nhật Bản là chương trình Tu nghiệp sinh Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)