Tác động của tu nghiệp sinh bỏ trốn lên hoạt động đưa tu nghiệp sinh sang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

3.4. Tác động của tu nghiệp sinh bỏ trốn lên hoạt động đưa tu nghiệp sinh sang

Thứ sáu là sự tồn tại của những người, công ty môi giới lao động lôi kéo lao động bỏ trốn. Cũng theo Tezuka (2004), những người môi giới này thường xuyên lôi kéo lao động ra ngồi làm cho các cơng ty khác. Theo Bộ Lao động và An sinh xã hội Nhật Bản, Chính phủ Nhật nên tăng cường kiểm sốt các người mơi giới để có những biện pháp xử lý phù hợp (Thụy Du, 2005).

Trong các nguyên nhân này, có nguyên nhân chủ quan của tu nghiệp sinh, có nguyên nhân khách quan mà tu nghiệp sinh khơng thể kiểm sốt được, có ngun nhân từ phía Việt Nam, có ngun nhân từ phía Nhật Bản. Do đó, để giải quyết các nguyên nhân này cần sự phối hợp đồng bộ của các chủ thể tham gia.

3.4. Tác động của tu nghiệp sinh bỏ trốn lên hoạt động đưa tu nghiệp sinh sang Nhật Nhật

Tác động của việc tu nghiệp sinh bỏ trốn lên hoạt động đưa tu nghiệp sinh sang Nhật nói riêng, và lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngồi nói chung, là một vịng luẩn quẩn có thể được mơ tả như sau.

Hình 3.5. Tác động của lao động bỏ trốn lên hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở

nước ngoài

Khi có lao động bỏ trốn, các cơ quan tiếp nhận lao động sẽ phạt các doanh nghiệp phái cử của Việt Nam. Để hạn chế các lao động bỏ trốn, các doanh nghiệp phái cử sẽ tăng số tiền đặt cọc của lao động lên để “chống trốn”. Do đó, chi phí để đi làm việc ở nước ngồi sẽ cao hơn, động cơ bỏ trốn để kiếm thêm thu nhập của lao động lại càng trở nên mạnh hơn. Khi lượng lao động bỏ trốn tăng cao, nước tiếp nhận sẽ xem xét ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam, ảnh hưởng đến chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi của Việt Nam. Ví dụ điển hình là Hàn Quốc đã ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam vào năm 2012 do tỉ lệ bỏ trốn quá cao (Thùy Dung, 2015). Khi nước tiếp nhận xem xét việc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam, DOLAB sẽ tạm dừng hoặc rút giấy phép doanh nghiệp phái cử có người lao động bỏ trốn. Việc rút giấy phép này sẽ khiến cho các doanh nghiệp còn lại tăng thêm tiền đặt cọc đối với lao động để “chống trốn”, do đó lại làm tăng chi phí đi lao động nước ngồi.

Sau khi có sự thay đổi qui định của phía Nhật năm 2010 rằng các doanh nghiệp phái cử không được phép thu tiền đặt cọc, trên lý thuyết, các doanh nghiệp đã khơng cịn dùng được biện pháp đặt cọc để “chống trốn” nữa. Một giải pháp được đưa ra là kéo dài thời gian đào tạo trước khi sang Nhật hơn từ 6 tháng thành 8-9 tháng. Sự kéo dài này, một phần là để có thời gian quan sát tu nghiệp sinh để đánh giá tính kỷ luật, một phần là để đào tạo thêm về môi trường làm việc, pháp luật của Nhật, đạo đức,... để nâng cao nhận thức của tu nghiệp sinh (Minh Bắc, 2011). Tuy việc kéo dài này không làm tăng số tiền đặt cọc đối với tu nghiệp sinh, nhưng cũng làm mất thêm chi phí sinh hoạt của quãng thời gian bị kéo dài và cũng làm tăng chi phí cơ hội của họ. Tác động của việc tu nghiệp sinh bỏ trốn lên hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi có thể được mơ tả lại như Hình 3.6. Tuy nhiên, việc thực thi theo đúng yêu cầu phía Nhật lại khiến các doanh nghiệp phái cử lo ngại sẽ làm tăng tỉ lệ bỏ trốn. Ông Trần Quốc Ninh, Giám đốc Công ty Suleco, đã nhận định rằng do khơng bị ràng buộc về tài chính, tu nghiệp sinh VN tại Nhật Bản có nguy cơ bỏ trốn cao (Duy Quốc, 2011).

Hình 3.6. Tác động của tu nghiệp sinh bỏ trốn lên hoạt động đưa tu nghiệp sinh sang Nhật

(sau khi có sự thay đổi qui định năm 2010)

Nguồn: tác giả vẽ dựa trên tổng hợp tài liệu nghiên cứu

Thực tế, như đã nêu ở mục 3.2, số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam bỏ trốn có xu hướng tăng mạnh từ sau năm 2010. Nên các doanh nghiệp vẫn duy trì tiền đặt cọc nhưng với mức vừa phải với ý định sẽ giảm động cơ bỏ trốn của người lao động. Các tu nghiệp sinh đã phỏng vấn cho biết họ đều phải trả tiền đặt cọc từ 2000 USD – 3500 USD. Do đó, qui định của phía Nhật Bản đã không được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Các thông tin tuyển người đi tu nghiệp tại Nhật Bản kèm theo số tiền đặt cọc theo qui định của cơng ty có thể dễ dàng tìm thấy trên một số diễn đàn rao vặt trên mạng internet (xem Phụ lục 10). Tác động của việc tu nghiệp sinh bỏ trốn lên chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam lại quay trở lại như Hình 3.3.

Dù tác động của việc tu nghiệp sinh bỏ trốn lên chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi của Việt Nam diễn ra như Hình 3.3 hay Hình 3.4 thì đều cho thấy việc tu nghiệp sinh bỏ trốn ở Nhật Bản nói riêng và lao đơng bỏ trốn ở nước ngồi nói chung đều ảnh hưởng xấu đến chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Nhà nước và đến những người tu nghiệp sinh, lao động khác khi họ muốn đi sang nước ngoài để làm việc.

CHƯƠNG 4. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG ĐƯA TU NGHIỆP SINH SANG NHẬT BẢN VÀ SỰ PHÙ HỢP CỦA

PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp hạn chế lao động bỏ trốn ở nước ngoài qua thực tiễn đưa tu nghiệp sinh việt nam sang làm việc tại nhật bản (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)