Năm
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2003 138.285 22,54 242.126 39,47 233.032 37,99 2004 155.992 21,81 287.616 40,21 271.699 37,98 2005 176.402 19,30 348.519 38,13 389.080 42,57 2006 198.797 18,73 409.602 38,58 453.166 42,69 2007 232.586 18,66 480.151 38,51 534.032 42,83 2008 329.886 20,41 599.193 37,08 686.968 42,51 2009 346.786 19,17 676.408 37,39 785.955 43,44 2010 407.647 18,89 824.904 38,23 925.277 42,88 2011 558.185 20,08 1.053.546 37,90 1.168.149 42,02 2012 638.368 19,67 1.253.572 38,63 1.353.479 41,70 2013 658.779 18,38 1.373.000 38,31 1.552.483 43,31 Nguồn : Tổng cục Thống kê Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,46% năm 2007, với tốc độ này Việt Nam đứng thứ 3 về tốc độ tăng GDP năm 2007 của các nước châu Á sau Trung Quốc. Khi khủng hoảng kinh tế diễn ra sau đó vào năm 2008, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm phát cao, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, dịng vốn nước ngồi giảm sút. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại từ năm 2011 (năm 2010 tăng 6,42%, năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25%, năm 2013 tăng 4,9% ). Tốc độ tăng trưởng của tất cả các ngành hàng đều sụt giảm, ảnh hưởng đến cung hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
GDP của nước nhập khẩu: Xét đến GDP của nước nhập khẩu (chính xác hơn là GDP bình quân đầu người của nước nhập khẩu) của một nước lớn thì dân số nước đó có khả năng chi trả nhiều hơn cho hàng hóa của các nước khác, khiến cho giá trị xuất khẩu vào nước đó tăng lên. Tuy nhiên, tác động của thu nhập nước nhập khẩu tới cầu nhập khẩu còn bị ảnh hưởng bởi từng loại hàng hóa. Các nhóm hàng khác nhau sẽ có độ co dãn theo thu nhập khơng giống nhau. Trong giai đoạn 2003-2013, 115 nước bạn hàng nhập khẩu cà phê của Việt Nam có thu nhâp khơng đồng đều, có sự cách biệt khá lớn giữa các nhóm nước có thu nhập khác nhau. Khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 đã tác động mạnh làm cho tăng trưởng kinh tế sụt giảm đáng kể ở các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Đan Mạch… Thực tế xuất khẩu cà phê tới các quốc gia có tốc độ tăng trưởng khác nhau, và quy mơ khác nhau, có những nước tăng trưởng rất cao như Trung Quốc, nhưng lại có nước tăng trưởng thấp như Nhật Bản. Dựa vào các lý thuyết được nêu ra ở chương 2 kỳ vọng GDP của nước nhâp khẩu có ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.
Dân số của Việt Nam :Yếu tố dân số đại diện cho lực lượng lao động của Việt Nam. Theo số liệu ước tính từ cuộc Điều tra Biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình ngày 1 tháng 4 năm 2013, tổng dân số Việt Nam là 89,5 triệu người, theo xếp hạng dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực Châu Á và thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). Ngành cà phê có nguồn lao động đặc thù, phụ thuộc vào vùng có diện tích đất trồng cà phê lớn. Trong giai đoạn 2003-2004, dân số Việt Nam tăng mạnh 1,47%. Dân số gia tăng làm tăng số lao động cho nền kinh tế, tăng khả năng sản xuất và lượng cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, khi xét đến chất lượng nguồn lao động thì chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp do tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao. Ngồi ra, dân số đơng còn đồng nghĩa với thị trường tiêu thụ hàng hóa cao. Như vậy, ảnh hưởng của dân số Việt Nam đến xuất khẩu là không đáng kể. Nếu xét chung toàn bộ nền kinh tế, khi dân số tăng lên, đồng nghĩ với lực lượng lao động tăng lên, sẽ cung ứng thêm sản phẩm để xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với mặt hàng cà phê, dân số tăng lên hằng năm không ảnh hưởng đến lượng cung cà phê xuất khẩu và một phần mức độ tiêu dùng cà phê của
người Việt Nam chưa cao, và phần lớn sản lượng dành cho xuất khẩu. Theo Hiệp hội Cà phê thế giới (ICO), tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện nay chỉ đạt gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Trong khi đó mức tiêu dùng của các thành viên trong ICO trung bình là 25,16%. Hiện nay hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để phục vụ xuất khẩu.
Diện tích đất trồng cà phê của Việt Nam qua các năm: diện tích đất trồng cà phê ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung cà phê và ảnh hưởng đến lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích đất trồng cà phê hầu như không thay đổi nhiều qua các năm. Trong giai đoạn 2003-2005, theo số liệu của tổng cục thống kê giá cà phê thế giới giảm và đứng ở mức rất thấp (dưới 1.000 USD/tấn), diện tích cà phê có chiều hướng giảm nhẹ, diện tích dưới 500 nghìn ha, sản lượng cà phê xuất khẩu cũng giảm nhẹ. Sau đó, trong giai đoạn 2006 – 2013, sản lượng cà phê cũng lên xuống thất thường, kim ngạch xuất khẩu cũng không ổn định. Năm 2011 cả nước đạt 570,9 nghìn ha, tăng 82,2 ngàn ha so với năm 2006 (bình quân tăng 13,7 ngàn ha/năm khoảng 2,8% /năm ). Giai đoạn 2012-2013 diện tích đất vẫn có xu hướng tăng lên, kéo theo kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng tăng theo.
Dân số nước nhập khẩu: Trong giai đoạn 2003-2013, tốc độ gia tăng dân số ở các
nước bạn hàng có thu nhập cao đều ở mức thấp, nhiều nước có tốc độ gia tăng dân số trung bình -0,5% (trừ trường hợp của Singapore). Bên cạnh đó, những nước có thu nhập thấp như Ukraina lại có tốc độ tăng dân số cao. Quy mô và tốc độ tăng dân số ở những nước có thu nhập thấp có thể là điều kiện để xuất khẩu những mặt hàng có giá thấp và là những mặt hàng thiết yếu. Dân số nước nhập khẩu đại diện cho cầu hàng hóa của một quốc gia, tuy nhiên, còn rất nhiều yếu tố tác động đến cầu hàng hóa như dân số trong độ tuổi lao động của quốc gia đó, diện tích đất nơng nghiệp và trình độ của dân cư, các yếu tố về điều kiện tự nhiên có thế ảnh hưởng đến năng lực sản xuất hàng hóa của quốc gia. Hầu hết những nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam đều khơng có đủ điều kiện để trồng cà phê (do nguyên nhân điều kiện về khí hậu, đất đai…), giả thiết được đặt ra là dân số nước nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam, do cầu hàng hóa tăng khi dân số tăng.
4.3.2 Các yếu tố hấp dẫn/cản trở
Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản về thương mại
Việt Nam gia nhập vào tổ chức cà phê thế giới vào năm 2001, tổ chức thương mại thế giới vào năm 2007, năm 2009 hiệp định kinh tế đối tác tồn diện Việt Nhật có hiệu lực cùng vơi đó là các hiệp định thương mại tự do. Việt Nam tăng cường hơp tác trong khói ASEAN thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cả Việt Nam. Giai đoạn 2003- 2013 cho thấy tự do hóa thương mại trở nên mạnh mẽ hơn. Những thỏa thuận về tự do hóa thương mại mở ra cho Việt Nam cơ hội tiếp cận tới nhiều thị trường xuất khẩu hơn, đặc biệt là với hàng hóa nơng sản được giảm thuế quan và loại trừ trợ xấp xuất khẩu nhằm thúc đẩy thương mại nông sản thế giới. Tuy vậy bên cạnh lộ trình cắt giảm thuế, Việt Nam cịn phải đối mặt với các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khác một cách chặt chẽ hơn gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Từ năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, các nước còn gia tăng mức bảo hộ trong nước, điều này gây ra khá nhiều cản trở đối với hoạt động xuất khẩu. Giả thiết được đặt ra là các hiệp định thương mại có ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Yếu tố khoảng cách
Khoảng cách địa lý: Khoảng cách địa lý là biến số không đổi và cố định giữa các quốc gia, khoảng cách địa lý đại diện cho chi phí vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia. Khoảng cách càng xa thì chi phí vận chuyển càng lớn và ngươc lại, điều này còn ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển, chất lượng hàng hóa trong q trình vận chuyển và độ an tồn. Tuy nhiên, qua mỗi năm, trình độ khoa học cơng nghệ của các nước phát triển mạnh, chi phí vận tải giữa các quốc gia đã giảm đáng kể.
Khoảng cách kinh tế : Sự phân hóa về giàu nghèo giữa các nền kinh tế ngoài thể hiện ở mức chênh lệch giữa thu nhập bình quân đầu người cịn thể hiện ở trình độ phát triển kinh tế, chất lượng cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ lao động. Trình độ khoa học kỹ thuật còn chưa cao nên sản xuất hàng hóa của Việt Nam chưa thể hiện rõ tính kinh tế theo quy mô. Đặc biệt là ngành cà phê chủ yếu
dựa trên các lợi thế về đặc điểm khí hậu, đất đai, giống cây trồng. Nếu xét chung cho xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế, khoảng cách kinh tế sẽ phản ánh rõ nét nhất về trình độ phát triển có ảnh hưởng thế nào đến kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng về ngành cà phê, thì yếu tố khoảng cách kinh tế khơng có ảnh hưởng đáng kể đếm kim ngạch xuất khẩu cà phê.
4.4 Thống kê mô tả
Để có một cái nhìn khái qt về kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam, 115 nước bạn hàng nhập khẩu cà phê trong nghiên cứu sẽ được chia làm 5 châu lục. Thị trường cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 11 năm (từ 2003-2013) được thể hiện ở biểu đồ sau:
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp từ UNCOMTRADE
Hình 4.4Sản lượng cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2003-2013
Dựa vào biểu đồ trên có thể thấy thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là ở châu Á, tiếp theo đó là châu Âu, châu Mỹ, châu đại dương và châu Phi. Sản lượng cà phê trung bình Việt Nam xuất khẩu qua các quốc gia châu Á trong giai đoạn 11 năm từ 2003-2013 là 540 ngàn tấn, châu Âu là 71 ngàn tân, tiếp theo là châu Mỹ với 30 ngàn tấn, châu Phi khoảng 2 ngàn tấn và châu đại dương khoảng
0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000
EU ASIA AMERICA AFRICAAUSTRALIA and OCEANIA
900 tấn. Biểu đồ dưới đây thể hiện sản lượng cà phê xuất khẩu trung bình và giá cà phê của các châu lục:
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp từ UNCOMTRADE
Hình 4.5 Giá cả và sản lượng cà phê xuất khẩu trung bình ở các khu vực
Trong giai đoạn 2003-2013, sản lượng cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam là 0.943 triệu tấn, trong đó khối lượng xuất khẩu nhiều nhất là 1,3 triệu tấn. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu khơng đồng đều qua các năm. Trong đó năm 2012, 2013 có sản lượng xuất khẩu cao nhất trong giai đoạn 2003-2013. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này cũng tăng giảm không đồng đều, giá cao nhất là 5,8 USD/kg và thấp nhất là 0,5 USD/kg. Trong đó, thị trường cà phê có giá cao nhất lại thuộc về Châu đại dương khi châu lục này có lượng nhập khẩu cà phê của Việt Nam ít nhất, có thể do dân số trên châu đại dương khơng đơng, và vì khơng có nguồn cung cà phê nội địa nên giá cà phê ở khu vực này cao nhất (trung bình 4,98 USD/kg trong giai đoạn 2003-2013). Tiếp đến châu Âu và châu Mỹ (trung bình 2,2 USD/kg) và thấp nhất là châu Phi (1,8USD/kg).Trong STATA, tiến hành thống kê mô tả các biến số trong nghiên cứu để thấy được mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Ta có bảng tổng hợp sau: 0 1 2 3 4 5 6 0 . 0 0 0 . 1 0 0 . 2 0 0 . 3 0 0 . 4 0 0 . 5 0 0 . 6 0 G ia c a phe xua t kha u ( U S D /kg )
San luong caphe xuat khau trung binh (trieu tan)
Asia Africa Europe America Australia and Oceania
Bảng 4.5Kết quả thống kê mơ tả cơ bản của các biến chính trong mơ hình phân tích Biến số Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Quantity 756 943579 45000 1000 1300000 Price 756 2.233976 0.9886074 0.5 5.875 Distance 1166 9293.749 4683.626 478.553 18993.92 GDPi 1199 4460 1440 14400 POPi 1188 54600000 173000000 80904 1360000000 EDistance 1235 13890.21 17622.54 1.800822 94810.69 Openi 1188 87.74494 59.26662 455.2767 Openvn 1254 144.4019 16.01696 115.1175 165.0942 WTO 1254 0.496810 0.5001893 0 1 FTA 1254 0.135566 0.3424639 0 1
Trong khi khoảng cách địa lý trung bình giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu cà phê của Việt Nam là 9293 km thì khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người cao nhất là 94814 USD, khoảng cách kinh tế cao nhất là khoảng cách giữa Việt Nam và Quatar. Khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia có GDP bình qn đầu người cao trên thế giới như Mỹ, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Úc, Brunei, Singapore có khoảng cách khá lớn khi hầu như các quốc gia này đều có GDP bình qn đầu người trên 40.000 USD/người. Tuy khoảng cách kinh tế khá lớn nhưng các quốc gia này đều nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Dân số trung bình của các quốc gia nhập khẩu cà phê của Việt Nam là 50 triệu người, và nước có dân số đơng nhất là Trung Quốc, sau đó là Ấn Độ, Đức, Philipines, Iran… Về độ mở của nền kinh tế (Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP) thì Việt Nam năm 2005 mới đạt 130% thì năm 2010 đã đạt 152% và năm 2013 đã đạt 165%. Năm 2000, sau khi ký Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ đã đạt 103% và năm 2008, sau khi
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đạt 158%, năm 2013 đã đạt 165% , cao hơn nhiều trước đổi mới, trước mở cửa hội nhập. Còn độ mở nền kinh tế của các quốc gia nhập khẩu cà phê của Việt Nam có mức trung bình là 87%, trong đó nước có độ mở nền kinh tế lớn nhất là Hong Kong. Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, kể từ năm 2007 Việt Nam xuất khẩu qua 89 quốc gia là thành viên của tổ chức WTO. Bên cạnh đó, Việt Nam cịn tham gia vào 15 hiệp định thương mại tự do, từ năm 2003 Việt Nam chỉ xuất khẩu cà phê qua 8 quốc gia cùng tham gia vào hiệp định thương mại tự do thì đến 2013 con số này tăng lên là 41 quốc gia. Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do này đã mở ra cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu hàng hóa tiềm năng, có điều kiện để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của ngành cà phê.
Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Quantity) và các biến độc lập (thể hiện qua các biểu đồ tương quan sau:
5
10
15
20
-1 0 1 2
gia ca phe xuat khau
san luong ca phe xuat khau Fitted values
5
10
15
20
20 22 24 26 28 30
GDP nuoc nhap khau
Hình 4.6 Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
Sản lượng cà phê xuất khẩu hằng năm của Việt Nam có một mối tương quan âm mạnh với độ mở của nền kinh tế nước nhập khẩu trong giai đoạn nghiên cứu từ 2003-2013. Trong khi đó, dân số nước nhập khẩu có một mối tương quan dương mạnh với sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Các biến giá xuất khẩu, khoảng cách kinh tế dường như không phản ảnh một cách rõ nét về mối tương quan với sản lượng cà phê xuất khấu. Đặc biệt là biến khoảng cách địa lý dường như có một mối tương quan dương nhẹ với sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, điều này đi ngược lại với lý thuyết cho rằng khoảng cách càng xa, chi phí vận chuyển càng lớn và càng nhiều rủi ro thì xuất khẩu sẽ càng hạn chế. Vì những mối tương