Đvt: Triệu đồng
DN thủy sản Giá trị TSCĐ (%)
Cty TNHH thủy sản Đại Lợi 47.078 38 Cty TNHH Thực Phẩm thủy sản Minh Bạch 39.393 13 Cty TNHH MTV CBTHS XNK Thiên Phú 21.975 8 Cty CP thủy sản - xây dựng Quang Phú Bạc Liêu 21.866 31 Cty CP thủy sản Bạc Liêu 142.466 20 Cty CP chế biến thủy sản Ngọc Trí 22.200 57 Cty CP chế biến thủy sản XNK Âu Vững 45.197 9 Cty CP chế biến thủy sản XNK Phương Anh 43.700 24 Cty TNHH MTV thủy sản Tân Phong Phú 62.100 20
Nguồn: BCTC các DN thủy sản năm 2014
Căn cứ vào các tài liệu và các báo cáo liên quan đến TSCĐ của các DN thủy sản có thể thấy cơng tác quản lý TSCĐ có những đặc điểm sau:
Các loại máy móc thiết bị là TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng tương đối từ đầu năm đến cuối năm. Điều này phản ánh sức tăng năng lực sản xuất của các DN. Ngoài việc tăng thêm TSCĐ trong kỳ cũng phát sinh việc giảm TSCĐ. Như vậy TSCĐ bị loại bỏ chủ yếu là các loại máy móc thiết bị do đã hư hỏng, hết thời hạn sử dụng.
Nhìn vào cơ cấu TSCĐHH của các DN ta thấy phần tăng lên của TSCĐ chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trực tiếp còn lại là thiết bị quản lý, nhà cửa tăng khơng đáng kể nghĩa là được duy trì ở mức đủ tương đối cho hoạt động quản lý. Còn về phần giảm đi của TSCĐ chủ yếu là máy móc thiết bị được sử dụng thường xuyên nên tỷ lệ loại bỏ của chúng cũng phải chiếm tỷ trọng khá lớn. Qua khảo sát thực tế, TSCĐ tại các DN thủy sản đang sử dụng chiếm một tỷ trọng lớn nhất, điều này giúp các DN đảm bảo được nhịp độ sản xuất, số vốn dự phịng được duy trì ở mức hợp lý đối với những máy móc thiết bị chủ yếu, tránh được việc ứ đọng vốn không cần thiết. TSCĐ chờ thanh lý chiếm một tỷ trọng nhỏ chứng tỏ các DN vẫn cịn có những TSCĐ bị hư hỏng do sử dụng và bảo quản chưa được tốt nhưng đã cố gắng duy trì tỷ lệ hỏng ở mức thấp nhất có thể.
Về cơ cấu đổi mới TSCĐ, hàng năm các DN có quan tâm đến việc đổi mới máy móc thiết bị, mua sắm, xây dựng mới một số TSCĐ khác nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và hoạt động quản lý của DN đồng thời để thay thế một số thiết bị máy móc đã lỗi thời, lạc hậu, hư hỏng. Hàng năm các DN lên kế hoạch mua sắm, đầu tư mới TSCĐ theo nhu cầu và mức độ cần thiết đối với từng loại TSCĐ.
Các DN đã cố gắng phát huy khả năng quản lý, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản và nâng cao hiệu quả vận hành máy móc nhưng kết quả cịn nhiều hạn chế. Hàng năm, ngoài việc đầu tư mua sắm mới TSCĐ các DN còn phải bỏ ra một khoản vốn đáng kể cho việc duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa lại các TSCĐ.
Hiện nay, hàng năm các DN vẫn tiến hành đều đặn việc lập kế hoạch khấu hao cho năm kế hoạch. Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý khấu hao nên việc lập kế hoạch khấu hao được các DN thực hiện một cách chặt chẽ nhằm thu hồi được vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Tuy nhiên do việc tính tốn cịn hạn chế nên mức độ chính xác chỉ là tương đối.
Theo định kỳ, hàng năm theo quy định của Nhà nước, các DN tiến hành cơng tác kiểm kê tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng. Điều này cho phép DN có được những số liệu chính xác về tình hình TSCĐ của mình, giúp cho DN quản lý sử dụng có hiệu quả hơn.
2.3.2. Kết quả khảo sát về thực trạng TSCĐ tại các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu.
Sau một kỳ hoạt động SXKD nhất định, thường là một năm, việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong các DN đóng vai trị hết sức quan trọng. Việc này cung cấp thông tin cho nhà quản lý kiểm tra, xem xét các quyết định, chính sách quản lý đã được ban hành thực thi có hợp lý và đạt được hiệu quả như mong muốn, từ đó đề ra các quyết định đầu tư và sử dụng tài sản sau cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Qua thực tế khảo sát tại các DN thủy sản tỉnh Bạc Liêu luận văn phân tích tình hình trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ trên một số khía cạnh chủ yếu như sau:
Về hệ số hao mòn TSCĐ trong các DN thủy sản tương đối cao, trung bình 0.3 – 0.4 điều này chứng tỏ TSCĐ trong các DN thủy sản chậm được đầu tư đổi mới theo sự phát triển của khoa học công nghệ, một số TSCĐ đã khấu hao hết vẫn đang được sử dụng trong hoạt động SXKD, xét về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động SXKD toàn DN.