KIỂM SOÁT VỐN Ở HÀN QUỐC

Một phần của tài liệu Việt Nam sẽ kiểm soát vốn như thế nào trong tương lai??? (Trang 39 - 41)

3/ Kiểm soát vốn ở Việt Nam :

KIỂM SOÁT VỐN Ở HÀN QUỐC

* Chính sách kiểm soát vốn của Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng Châu Á 1997-1998 :

Hàn Quốc là nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính và đã nhờ sự giúp đỡ của IMF(IMF bắt đóng 14 trong số 30 ngân hàng đầu tư). Nhưng khác với Thái Lan, các nền tảng kinh tế của Hàn Quốc khá vững chắc và không xảy ra hiện tượng bong bóng bất động sản với các khoản đầu cơ ngắn hạn như ở Thái Lan. Hàn Quốc cũng có những khó khăn của riêng mình đó là ở sự thiếu hiệu quả và đầu tư tràn lan sang nhiều ngành nghề khác nhau của các các Tập đoàn công nghiệp tài chính ( chaebol ) dẫn tới tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu không xảy ra khủng hoảng ở Thái Lan và ảnh hưởng lan tràn tới khu vực thì có lẽ Hàn Quốc đã không rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề như vậy. Khi xảy ra khủng hoảng, tại Hàn Quốc thị trường chứng khoán sụt thê thảm, giảm 4% vào 7/11/1997, giảm tiếp 7% vào ngày 8/11/1997 và 7.2% vào ngày 24/11/2997 khi có tin IMF yêu cầu Hàn Quốc thực hiện cải tổ hệ thống tài chính và IMF bắt đóng 14 trong số 30 ngân hàng đầu tư. Chính phủ Hàn Quốc đối phó với khủng hoảng

bằng cách để đồng Won xuống giá một nửa (từ 800 won cho một đôla xuống còn 1700 won cho một đôla) và chấp nhận gói viện trợ gần 60 tỷ đôla của IMF.

Chính quyền của Tổng thống Kim Dae Jung lên cầm quyền năm 1998 trong thời điểm khủng hoảng và đã tiến hành các cải cách kinh tế mạnh mẽ hướng tới một nền kinh tế mở, có tính thị trường, cắt bỏ các khoản trợ cấp dưới một hình thức cho các Tập đoàn chaebol. Quan trọng trong các hệ thống chính sách này có thể kể đến việc tái cấu trúc các Tập đoàn này theo hướng lập trung vào những ngành kinh doanh hiệu quả và bán lại các lĩnh vực kinh doanh thiếu hiệu quả cho các Công ty khác cả trong nước và nước ngoài, giải thể các Tập đoàn làm ăn thua lỗ (trong đó có cả Tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc là Daewoo), đóng cửa các Ngân hàng thiếu hiệu quả. Sự uyển chuyển trong việc phối hợp hành động với các tổ chức quốc tế đồng thời khuyến khích nhân dân cùng chịu đựng khó khăn như các thỏa thuận với công đoàn cho phép giới chủ thải hồi bớt lao động… cũng góp phần đưa nước này nhanh chóng hồi phục.

Hai năm sau khi khủng hoảng xảy ra, Tổng thống Kim Dae-Jung tuyên bố khủng hoảng đã kết thúc vào tháng 12/1999. Tăng trưởng kinh tế đạt 10% năm 1999 và 9% năm 2000 và ở mức ổn định đáng kể 5 - 6% trong thời gian gần đây. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần so với thời điểm năm 1997.

Trong vài chục năm trước đây, khủng hoảng tài chính thường ở dưới hình thức khủng hoảng hệ thống Ngân hàng . Tuy nhiên, kể từ khi hệ thống tỉ giá hối đoái cố định giữa các nước phát triển theo hiệp ước Bretton-Wood không còn được áp dụng thì nhiều cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra dưới hình thức khủng hoảng tiền tệ , trong đó có sự suy giảm nghiêm trọng giá trị đồng nội tệ, ví dụ Mexico 1994, Đông và Đông Nam Á 1997- 1998. Cách thức các quốc gia đối phó với khủng hoảng và suy thoái không phải lúc nào cũng như nhau, và với cùng một tập hợp biện pháp, hiệu quả có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.

Do Hàn Quốc sốt đôla trầm trọng nhất kể từ khủng hoảng 1997 do các ngân hàng và các công ty tăng cường gom đồng bạc xanh vì lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Nên Bộ Tài chính Hàn Quốc mới đây thông báo sẽ bơm vào thị trường 10 tỷ USD để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng và làm giảm tình trạng tín dụng căng thẳng. Và cung cấp thêm 5 tỷ USD cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa, để ổn định tỷ giá đồng won, do đồng nội tệ đang bị mất giá mạnh nhất, (đã mất giá 26% kể từ cuối năm 2007 kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 đến nay.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Kang Man-soo vừa kêu gọi các ngân hàng bán bớt tài sản ở nước ngoài, để ngăn chặn tình trạng thiếu thanh khoản trong nước. Ông cũng đề nghị các nhà băng chuyển ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài về nước để tăng lượng dự trữ ngoại hối.

"Gần đây các ngân hàng của chúng tôi bắt đầu có khó khăn về ngoại hối", ông Kang nói. Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc cho biết thêm, chính phủ nước này đang chuẩn bị cho tình hình huống xấu nhất.

Chủ tịch Ủy ban dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC) - ông Jun Kwang-woo, cũng vừa phải kêu gọi các ngân hàng tạm hoãn thu hồi vốn từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó khăn về tài chính.

Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc, dự trữ ngoại hối của nước này vào thời điểm cuối tháng 9 /2007 là 239,7 tỷ USD, giảm 3,5 tỷ USD so với trước đó một tháng. Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc sụt giảm chủ yếu do cơ quan quản lý phải tung đôla ra để hỗ trợ đồng nội tệ đang yếu đi trông thấy và để giảm áp lực lạm phát.

Một phần của tài liệu Việt Nam sẽ kiểm soát vốn như thế nào trong tương lai??? (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w