KIỂM SOÁT VỐN Ở TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Việt Nam sẽ kiểm soát vốn như thế nào trong tương lai??? (Trang 34 - 39)

3/ Kiểm soát vốn ở Việt Nam :

KIỂM SOÁT VỐN Ở TRUNG QUỐC

* Chính sách kiểm soát vốn của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Châu Á 1997-1998 :

Năm 1994, Trung Quốc đã cố định tỷ giá 8,28 Nhân dân tệ đổi 1 đôla Mỹ. Với tỷ giá này, đồng Nhân dân tệ đã bị định giá thấp, nhưng tạo được lợi thế xuất khẩu gia tăng.

Năm 1997, sau khi khủng hoảng tài chính bùng nổ tại châu Á, Trung Quốc tuyên bố đồng Nhân dân tệ không mất giá, đã ổn định được toàn bộ tình hình châu Á. Điều này cho thấy hình ảnh trách nhiệm của Trung Quốc, được quốc tế đánh giá cao.

Khi đó, có người cho rằng mô hình “4 con rồng nhỏ châu Á” chưa đúng, con đường cải cách mở cửa của Trung Quốc cũng đã sai lầm, nhưng Chính phủ Trung Quốc không hề quan tâm đến lời nhận định đó, trái lại còn nhanh chóng đẩy nhanh tiến trình gia nhập vào

Tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong thời gian đó, Trung Quốc còn tích cực thực thi các chính sách tài chính, mở rộng nhu cầu nội địa, tăng cường đầu tư.

Còn đối với các khoản nợ của các SOE và các tổ chức nhà nước khác như các công ty đầu tư và ủy thác theo vùng. Chính phủ phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ khó thanh toán của họ cũng giống như đối với những khoản nợ của ngân hàng. Những khoản nợ nước ngoài của SOE và các tổ chức khác của Nhà nước có thể được xử lý khác với những khoản nợ trong nước vì mối quan tâm lớn của Chính Phủ là liệu Trung Quốc có thể tiếp tục tiếp vận với các thị trường tài chính quốc tế với một tỷ lệ lãi suất thuận lợi không. Nếu tính cả số nợ nước ngoài của các tổ chức thì tỷ lệ nợ Nhà nước cao nhất /GDP là 50,1% trong năm 1996 và 55,1% năm 1997.

So với tỷ lệ nợ liên bang/GDP của Mỹ là 7,1% trong năm 1996 (thấp nhất trong số các nước G7) thì có thể nói Trung Quốc vẫn có thể tăng những khoản vay để tài trợ cho chính sách tài chính mở rộng mà không gây ra những vấn đề nghiêm trọng về nợ.

 Chính sách tiền tệ dễ dàng hơn. Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ lãi suất một số lần. Tỷ lệ cho vay dài hạn (3-5 năm) giảm từ 11,7% xuống còn 9,9% trong năm 1997; xuống 9,72% trong tháng 3 năm 1998, tới tháng 7/98 và 7,65% và gần đây nhất tháng 12/98 chỉ còn 7,15%.

Trong suốt năm 1998, nhiều quan chức cấp cao đã kêu gọi các ngân hàng trong nước mở rộng các khoản cho vay và ngược lại, ngân hàng có sự cam kết tăng các khoản tín dụng cho nhiều ngành kinh tế. Tuy nhiên, cho tới nửa cuối năm 1998, sự tăng trưởng của tiền tệ vẫn thấp, và ngay lập tức một số nhà kinh tế Trung Quốc đã nghĩ tới tình huống thiếu tiền mặt. Vì vậy giải pháp trước mắt cho tình trạng này là Chính phủ cam kết chi tiền cho các cơ sở hạ tầng mới, mà nguồn tiền là từ các ngân hàng Nhà nước hoặc từ những quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, chỉ có thể duy trì sự gia tăng những khoản tín dụng khi các ngân hàng thương mại Nhà nước sử dụng các khoản tín dụng mới Ngân hàng chỉ tự

nguyện cho vay khi nhận thấy rõ khả năng kinh tế của dự án. Chính phủ cần tìm cách tạo ra những cơ hội cho vay an toàn cho các ngân hàng.

*Một số chính sách kiểm soát vốn của Trung Quốc trong thời gian gần đây:

 Trung Quốc nới lỏng kiểm soát năm 2007. Chính phủ Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ cho phép người dân ở lục địa đầu tư vào thị trường chứng khoán (TTCK) Hồng Công, một bước đi mạnh mẽ nhất của nước này trong việc tháo dỡ bớt các rào cản ngăn chặn người Trung Quốc trong các hoạt động đầu tư quốc tế.

Theo chính sách mới, người dân Trung Quốc trong lục địa được phép mở các tài khoản ở chi nhánh của ngân hàng Bank of China (BoC) ở Tianjin để bán đồng nhân dân tệ và mua không giới hạn dollar Hồng Công.

Công dân Trung Quốc cũng được phép dùng tiết kiệm ngoại tệ của mình để mua cổ phiếu ở Hồng Công, thông qua chi nhánh BoC ở Tianjin. Ủy ban Ngoại tệ Quốc gia (SAFE), cơ quan quản lý 1,33 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, giải thích: “Với nền kinh tế đang thăng hoa của Trung Quốc, thu nhập của nhân dân ngày càng cao và nhu cầu đầu tư cũng mở rộng. Bằng cách nới lỏng kiểm soát đầu tư ra ngoài lục địa, chính phủ hy vọng sẽ điều hòa được lượng tiền khổng lồ đổ vào thông qua đầu tư công nghiệp của nước ngoài và thặng dư mậu dịch”.

SAFE còn lưu ý chính sách mới chỉ có tính thử nghiệm, nhưng không nói rõ chính sách đó sẽ bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu. Việc này sẽ giúp nhà nước dễ dàng hủy bỏ chính sách mới một khi cảm thấy không thành công.

Những chính sách trước đây cho phép cá nhân chuyển khoản tối đa 50.000 USD trong một ngày đến Hồng Công. Nhưng việc chuyển khoản đến các công ty chứng khoán ở Hồng Công bị nghiêm cấm và những giao dịch chuyển khoản trong ngày sẽ bị soi rất kỹ nếu gần hoặc chạm giá trị tối đa.

Trung Quốc vẫn còn nhiều điều luật ngăn cản sự chuyển động của tiền tệ ra hoặc vào lục địa trừ các khoản thu chi đi kèm với hoạt động xuất nhập khẩu. Trái với Hồng Công, nơi cho phép tiền vào ra thị trường tài chính một cách tự do, trừ những kiểm soát phải có đối với hoạt động rửa tiền và các hoạt động tội phạm khác.

Ngay sau khi tin tức về chính sách mới này được công bố, TTCK tại Hồng Kông và Thượng Hải cùng tăng cao, hòa nhịp vào sự gia tăng trở lại của khu vực châu Á sau khi tin tức về việc cắt giảm lãi suất cho vay của Fed (Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ) hôm 17-8- 2007 được loan truyền.

Chỉ số Hang Seng ở Hồng Kông tăng 5,93%, là mức tăng cao nhất trong vòng 9 năm, trong khi chỉ số Hang Seng China Enterprises, tăng 8,74%. Cổ phiếu loại A ở Thượng Hải tăng 5,34%. Tuy nhiên, David Webb, một chuyên gia công nghiệp của chính phủ kiêm giám đốc phi điều hành của TTGDCK Hồng Kông, nói rằng “chính sách mới có thể không tốt cho TTCK ở Hồng Kông và Thượng Hải trong tương lai”.

Với sự gia tăng quá nhanh tại TTCK Thượng Hải trong 2 năm qua, các cổ phiếu cơ bản của các công ty ở lục địa được bán ra ở Thượng Hải nhiều hơn Hồng Kông và một số nhà đầu tư ở lục địa có thể chọn mua cổ phiếu ít đắt hơn ở Hồng Kông. “Nếu điều này khiến TTCK Thượng Hải rớt giá, TTCK Hồng Kông cũng sẽ rớt theo vì ăn theo sự định giá cao ở Thượng Hải” -Webb cảnh báo.

Cũng liên quan đến thị trường tài chính, ngày 21-8-2007, ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố tăng lãi suất ký gửi ở ngân hàng (trong 1 năm) lên 27 điểm cơ bản, đạt 3,60%, trong khi tăng lãi suất cho vay lên 18 điểm cơ bản, đạt 7,02%. Những sự thay đổi này được áp dụng kể từ 22-8-2007.

Đây là đợt tăng lãi suất lần thứ 4 của ngân hàng trung ương Trung Quốc kể từ đầu năm đến nay và là lần thứ 2 lãi suất tiển gửi tăng nhiều hơn lãi suất tiền vay, nhằm khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.

 Trung Quốc thắt chặt kiểm soát hoạt động luân chuyển vốn năm 2008. Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) tuyên bố cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc này sẽ thắt chặt kiểm soát việc phê chuẩn các dự án đầu tư nước ngoài, bao gồm tất cả các hình thức sở hữu doanh nghiệp, tái đầu tư, mua bán và sáp nhập.

Biện pháp này được công bố chỉ hai tuần sau khi Tổng cục ngoại hối quốc gia (SAFE) đẩy mạnh nỗ lực kiểm soát luồng tiền "nóng" đổ vào nước này.

Việc kiểm soát chặt chẽ hơn của NDRC đối với thủ tục phê chuẩn FDI là nhằm xử lý các lỗ hổng trong tài khoản vốn nhằm giảm luồng tiền nghi vấn. NDRC cũng sẽ tước quyền phê chuẩn của các chi nhánh địa phương nhằm tránh xung đột giữa các biện pháp thắt chặt mà các chi nhánh này áp đặt với các biện pháp khuyến khích nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của chính quyền địa phương.

Để thực hiện thắt chặt kiểm soát luân chuyển vốn, NDRC sẽ xem xét chặt chẽ hơn tính thực chất của các dự án đầu tư nước ngoài và việc ngăn chặn dòng chảy của nguồn vốn không dựa trên đầu tư thực sự. Khi cần thiết, NDRC sẽ thuê các cơ sở tham vấn để đánh giá về dự án đầu tư nhằm đảm bảo rằng việc đầu tư này là không có nghi vấn.

Bất cứ dự án nào mà tổng đầu tư vượt 100 triệu USD và nằm trong danh mục ưu tiên đều cần thiết phải có sự phê chuẩn của NDRC. Những dự án mà tiền đầu tư vượt 50 triệu USD và nằm trong danh mục hạn chế đầu tư cũng cần phải có sự thông qua của NDRC.

NDRC cũng sẽ tiêu chuẩn hóa việc quản lý những dự án đầu tư mới. Đơn xin đầu tư phải bao gồm những văn bản phê chuẩn liên quan. Bên cạnh đó, các dự án đang diễn ra có thể bị hủy nếu dòng vốn luân chuyển có dấu hiệu được sử dụng cho dự án khác.

Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2008, dòng chảy vốn nước ngoài vào Trung Quốc đạt mức kỷ lục 6 triệu USD/phút và được hấp dẫn bởi mức chênh lệch lãi suất hơn 2% giữa lãi suất ở Trung Quốc và Mỹ, cùng với sự trông đợi rằng đồng nhân dân tệ sẽ tăng

giá mạnh so với đồng USD. Việc tăng nguồn tiền nóng ngắn hạn không chỉ thổi bùng lạm phát, mà còn tạo ra khó khăn cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong việc ngăn chặn dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài, vì rủi ro đối với hệ thống tài chính là rất cao nếu nguồn tiền này bất ngờ rút khỏi thị trường Trung Quốc.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Việt Nam sẽ kiểm soát vốn như thế nào trong tương lai??? (Trang 34 - 39)