GIỚI THIỆU VỀ CN CÔNG TY TNHH MTV LƯƠNG THỰC TP.HCM –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp khuyến khích động viên nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH MTV lương thực TP HCM foodcomart sài gòn (Trang 31)

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CN CÔNG TY TNHH MTV LƯƠNG THỰC TP.HCM – FOODCOMART SÀI GÒN FOODCOMART SÀI GÒN

2.1.1. Giới thiệu chung

Công ty TNHH MTV Lương Thực Tp.HCM cho ra đời hệ thống chuỗi cửa hàng tiện ích Foodcomart từ cuối năm 2009 với mục tiêu xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ngày càng lớn mạnh, hồn thành nhiệm vụ bán hàng bình ổn trên địa bàn Tp.HCM và một số địa phương khác. Tuy nhiên đến Tháng 11 năm 2012 hệ thống chuỗi cửa hàng tiện ích Foodcomart đã chính thức hoạt động độc lập với tư cách lả một chi nhánh của Công ty TNHH MTV Lương Thực Tp.HCM với tên gọi là CN Công ty TNHH MTV Lương Thực Tp.HCM – Foodcomart Sài Gòn, sau đây gọi tắt là Foodcomart Sài Gòn.

Foodcomart Sài Gòn quản lý hệ thống kinh doanh nội địa của Công ty TNHH một thành viên Lương thực TP HCM bao gồm: chuỗi cửa hàng tiện ích Foodcomart với 24 cửa hàng bán lẻ, 22 cửa hàng bán sỉ, 4 cửa hàng xăng dầu, 1 trung tâm phân phối hàng hóa, 1 kho trữ hàng, 7 nhà phân phối (Vinamilk, DKSH, Masan, Á Châu, Khánh Hòa, Tân Hiệp Phát, cà phê Trung Nguyên) và 7 cửa hàng trưng bày sữa Vinamilk phủ khắp các quận, huyện trong thành phố.

Được UBND TP HCM hỗ trợ, Foodcomart Sài Gịn có điều kiện hồn thành tốt nhiệm vụ bình ổn giá trên địa bàn, bảo đảm nguồn hàng dự trữ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, đặc biệt là các mặt hàng nước giải khát và công nghệ phẩm. Foodcomart Sài Gịn thường xun có các chương trình khuyến mãi, giảm

giá cho các hóa đơn mua hàng tại hệ thống nhân các ngày lễ lớn, Tết cổ truyền, ngày Valentine, Ngày Quốc tế Phụ nữ…

Foodcomart còn hợp tác với các đối tác thực hiện dịch vụ thanh toán cước điện thoại, internet… khách hàng đến thanh toán cước sẽ được tặng những món quà có giá trị. Foodcomart - Sài Gòn hợp tác với các đối tác về các dịch vụ trưng bày bảng hiệu, gửi hàng, ATM, giữ xe.

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, dịch vụ bán hàng, công ty tập trung khai thác nhiều nguồn hàng để đưa thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm mới vào hệ thống siêu thị Foodcomart cung cấp ra thị trường. Ngoài ra khách hàng mua sắm tại Foodcomart còn được nhiều ưu đãi khi mua sắm tại các cửa hàng, tùy theo chương trình khuyến mãi hàng tháng.

Hệ thống cửa hàng tiện ích Foodcomart của Cơng ty TNHH một thành viên Lương thực TP HCM được phân bổ đều khắp các quận, huyện trên địa bàn TP HCM và ở một số địa phương khác. Ngồi ra, Foodcomart cịn có một trung tâm phân phối hàng hóa tại số 363 Bến Bình Đơng, quận 8, TP HCM.

Các cửa hàng tiện ích Foodcomart kinh doanh 2.000 sản phẩm lương thực, thực phẩm các loại như hàng nơng sản (gạo, mì, bột…), phi thực phẩm (hóa mỹ phẩm, quần áo, giày dép, túi xách, đồ dùng gia đình), thực phẩm tươi sống (rau cải, thịt, cá, trứng), thực phẩm ăn nhanh (bánh ngọt, bánh mặn, bánh tươi), phi thực phẩm đặc biệt (thuốc không kê toa, sản phẩm làm đẹp).

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng tiện ích Foodcomart từ 2012 đến nay từ 2012 đến nay

Trong 5 năm hoạt động, Foodcomart tuy vẫn đang bị thua lỗ nhưng nó cũng có những tiến bộ nhất định. Doanh số bán hàng của Foodcomart liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2010 doanh thu bán hàng là 569,92 tỷ đồng, năm 2011 là 605,23 tỷ đồng, năm 2012 là 827,33 tỷ đồng và đến cuối năm 2013 đạt 954,55 tỷ đồng.

Lãi gộp từ hoạt động bán hàng vẫn liên tục tăng nhưng tốc độ lãi gộp có biến động qua các năm. Cụ thể năm 2011 lãi gộp tăng 6% so với năm 2010, năm 2012 tăng 19% so với năm 2011 nhưng năm 2013 chỉ tăng 14% so với năm 2012.

Lợi nhuận rịng khi tính ln các dịch vụ khác của cửa hàng liên tục lỗ qua các năm, nhưng mức lỗ ln có xu hướng giảm đi. Cụ thể như sau:

- Năm 2010 lỗ: 3,24 tỷ - Năm 2011 lỗ: 3,06 tỷ - Năm 2012 lỗ: 2,94 tỷ - Năm 2013 lãi: 0,10 tỷ

Nhìn chung kết quả hoạt động của Foodcomart từ năm 2010 đến nay cho thấy công ty hoạt động ổn định qua các năm, nhưng tốc độ tăng doanh thu của cơng ty cịn chậm. Điều này do ảnh hưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng không cao. Hơn nữa, Foodcomart là một doanh nghiệp mới so với các doanh nghiệp bán lẻ khác nên thị phần chưa cao. Điều này cũng ảnh hưởng đến doanh thu của Foodcomart trong những năm qua.

Bảng 2. 1: Kết quả kinh doanh của FoodcoMart từ năm 2010

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tổng doanh thu 591,66 628,01 862,64 992,18 Doanh thu bán hàng 587,93 624,31 850,02 980,42 Giá vốn hàng bán 569,92 605,23 827,33 954,55 Lãi gộp 18,01 19,08 22,69 25,87 Thu từ dịch vụ 3,73 3,70 12,62 11,76 Tổng chi phí 24,98 25,84 38,25 37,53 Lợi nhuận -3,24 -3,06 -2,94 0,10

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 2. 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Giám đốc

Giám đốc là người đứng đầu Chi nhánh, trực tiếp điều hành chung tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, chỉ đạo các bộ phận thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu kinh doanh và của Cơng ty mẹ.

Phịng Kinh Doanh

Tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh doanh với nhà cung cấp và khách hàng. Tiếp thị và tổ chức thị trường, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh, tính tốn giá cả mua bán nội bộ, ngoại thương. Quản lý tình hình hoạt động của các cửa hàng sỉ, lẻ, cửa hàng xăng dầu.

Phòng Kế hoạch – Tổng hợp

Tổ chức thực hiện các hợp đồng làm nhà phân phối cho các thương hiệu lớn. Quản lý tình hình mua bán của các kênh phân phối.

Phịng Tài chính – Kế tốn

Đứng đầu phịng kế tốn là trưởng phịng kế tốn, là người giúp Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện cơng tác kế tốn, thống kê thơng tin kinh tế và hạch toán kinh tế hiện hành.

Tổ chức bộ máy kế tốn và thực hiện cơng tác kế tốn trong tồn Chi nhánh. Quản lý tổng vốn, cân đối vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị, đảm nhận cơng tác tài chính, kế tốn nội ngoại thương.

Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ tồn bộ tài sản và phân tích kinh tế trong tồn đơn vi, thực hiện quyết tốn với ngân sách

Giám Đốc Chi Nhánh Phòng Quản trị nhân sự Phịng Tài chính – Kế tốn Phịng Kế hoạch – Tổng Hợp Phòng Kinh Doanh

Nhà Nước, thanh toán đúng các khoản nợ và các khoản phải nộp. Lập báo cáo tài chính, tổ chức lưu trữ, bảo quản giữ gìn các bí mật tài liệu, số liệu kế tốn.

Phòng Quản trị nhân sự

Quản lý tình hình nhân sự của Chi nhánh để kịp thời báo cáo, đề xuất lên Công ty mẹ.

Kiểm điểm cán bộ, nhân viên khi phát sinh những sai phạm về quản lý kinh tế và đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách về lương, khen thưởng, bảo hiểm xã hội.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KHUYẾN KHÍCH ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN TẠI CN CÔNG TY TNHH MTV LƯƠNG THỰC TP.HCM – FOODCOMART SÀI GÒN

2.2.1. Lực lượng lao động

Foodcomart Sài Gịn kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện ích, địi hỏi phải có đội ngũ nhân viên bán hàng đơng đảo. Đó là lý do vì sao nhân viên dưới 30 tuổi lại chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động của Foodcomart Sài Gòn

- Dưới 30 tuổi chiếm: 51%

- Từ 30 đến dưới 40 tuổi chiếm: 25% - Từ 40 đến dưới 50 tuổi chiếm: 12.75% - Từ 50 tuổi trở lên chiếm: 11.25%

Theo đó yêu cầu tuyển dụng nhân viên tại các cửa hàng, kênh phân phối ngoài cửa hàng trưởng là đủ 18 tuổi, tốt nghiệp phổ thơng trung học; các vị trí cịn lại tùy theo yêu cầu cơng việc mà địi hỏi trình độ chun mơn nhất định.

Đội ngũ lao động ký hợp đồng trực tiếp với Công ty TNHH MTV Lương Thực Tp.HCM và hưởng các khoản lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi theo các chính sách, chế độ, quy chế của Công ty mẹ.

Bảng 2. 2: Báo cáo tổng hợp lao động CN Foodcomart Sài Gòn - T08/2014

Tên đơn vị CN FCM SÀI GÒN

Nam Nữ Tổng cộng Số lao động 212 188 400 Phân tích lao động 400 - Trực tiếp 345 - Gián tiếp 55 Phân tích hợp đồng 400 - Không xác định 202 - 03 năm 118 - 01 năm 80 Phân tích trình độ 400 - Sau đại học 1 - Đại học 76 - Cao đẳng 54 - THCN / TCCN 71 - Cấp 3 156 - Cấp 2 40 - Cấp 1 2 Phân tích độ tuổi 400 - Dưới 30 204 - Từ 30 đến dưới 40 100 - Từ 40 đến dưới 50 51 - Từ 50 trở lên 45

(Nguồn: Phịng Quản trị nhân sự cơng ty)

2.2.2. Lương, chế độ và chính sách lao động tại Foodcomart Sài Gịn

Cán bộ công nhân viên của Foodcomart Sài Gòn được trang bị những phương tiện lao động cần thiết phục vụ cho công việc hàng ngày đồng thời được tiếp cận, học hỏi, nắm bắt và phát huy sở trường của mình để đóng góp cho sự phát triển và lớn mạnh của tồn Cơng ty.

Công ty mẹ trực tiếp tuyển dụng, phân công, điều động đội ngũ lao động tại Chi nhánh. Tuy nhiên Chi nhánh cũng phải báo cáo tình hình lao động, đề xuất, đề bạc những cá nhân có thành tích tốt cho Cơng ty xem xét.

Tại Foodcomart Sài Gòn, người lao động được áp dụng chính sách lương, thưởng, phúc lợi theo quy định của Công ty mẹ. Hiện nay Công ty TNHH MTV Lương Thực Tp.HCM đang xây dựng hệ thống thang bảng lương cơ bản để đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nghị định 49/2013/NĐ-CP. Trong thời gian chưa hoàn thành, người lao động được áp dụng thang bảng lương cơ bản theo nghị định 205/2004/NĐ-CP. Tuy nhiên Công ty trả lương cho người lao động theo hệ thống lương công việc dựa trên nguyên tắc làm cơng việc nào hưởng lương cơng việc đó.

Foodcomart Sài Gịn cịn có chế độ trả thưởng đi đôi với chế độ trả lương theo quy định của Cơng ty mẹ. Bên cạnh đó Cơng ty cịn có các khoản thưởng vào dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc khánh,…, tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt Cơng ty cịn có chế độ khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tốt hoặc có sáng kiến khoa học kỹ thuật giúp nâng cao năng suất lao động.

Đồng thời với chế độ tiền lương, tiền thưởng, Cơng ty cịn xây dựng hệ thống các chính sách phúc lợi cho bản thân CBCNV, bao gồm các chế độ phúc lợi hàng tháng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phụ cấp ăn trưa, đi lại, cơng tác phí, cước phí điện thoại,… và các chế độ phúc lợi hàng năm như phụ cấp trang phục , nghỉ mát, kiểm tra sức khỏe, nghỉ phép.

Ngoài các chế độ phúc lợi cho mỗi CBCNV, cơng ty cịn xây dựng tổ chức Cơng đồn để bảo việc quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, với văn bản Thỏa ước lao động tập thể được xem xét, thảo luận, đóng góp ý kiến hàng năm.

2.3. KẾT QUẢ

2.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Sau quá trình phỏng vấn bằng câu hỏi, tiến hành tập hợp bảng câu hỏi, xem xét và loại bỏ những

bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, thu về được 263 bảng câu hỏi hợp lệ. Cuối cùng sử dụng phần mềm excel để thực hiện phân tích thống kê.

Kết quả phân loại 263 bảng câu hỏi của 263 người tham gia trả lời về giới tính, độ tuổi, thâm niên cơng tác, thu nhập bình qn, trình độ học vấn như sau:

Giới tính

Tỷ lệ nam nữ có sự chênh lệch, nguyên nhân là do tương quan về giới tính trong Chi nhánh: nam nhiều hơn nữ.

Hình 2. 2: Biều đồ giới tính

(Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu)

Độ tuổi

Như đã phân tích ở phần 2.2.1 độ tuổi càng lớn thì số lượng nhân viên trong độ tuổi đó càng giảm. Lý do bởi vì ngành nghề kinh doanh chính của Chi nhánh bán buôn, bán lẻ thông qua chuỗi cửa hàng tiện ích, do đó địi hỏi đội ngũ nhân viên bán hàng đông và trẻ để phục vụ khách hàng tốt hơn. Kết quả khảo sát cũng tương tự với độ tuổi từ 30 trở xuống chiếm tỷ lệ đông nhất.

Hình 2. 3: Biểu đồ độ tuổi

(Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu)

Thâm niên công tác

Lực lượng bán hàng chiếm số lượng đông nhất nhưng đồng thời cũng thường xuyên thay đổi nhân sự, do đó thâm niên cơng tác của họ chủ yếu cũng nằm trong khoảng từ 1 đến 5 năm với tỷ lệ là 67%. 22% nhân viên có thăm niên từ 6 đến 10 năm chủ yếu là nhân viên văn phòng và một số nhân viên cửa hàng trưởng có kinh nghiệm. Số cịn lại là những người đã có thâm niên lâu năm, đóng vai trị kỳ cựu trong Chi nhánh.

Hình 2. 4: Biểu đồ thâm niên công tác (Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu)

Thu nhập bình quân

Thu nhập bình quân của cả Chi nhánh tương đối thấp, đặc biệt tỷ lệ nhân viên có thu nhập dưới 4 triệu/tháng lên đến 56%. Thu nhập từ 4 triệu đến 7 triệu/tháng chiếm 40% nhưng mức thu nhập này cũng không phải là cao trong điều kiện sinh hoạt như hiện nay. Cần cải thiện kết quả kinh doanh để góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động.

Hình 2. 5: Biểu đồ thu nhập bình quân (Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu) (Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu)

Thu nhập khác

Do thu nhập bình quân tháng quá thấp cho nên đa số nhân viên đều phải tự tìm kiếm nguồn thu nhập khác từ bên ngồi để ni sống bản thân và gia đình. Có đến 65% nhân viên có nguồn thu nhập khác. Hệ lụy của việc này là người lao động khơng tập trung cho một cơng việc có thể dẫn đến nhiều thiếu sót.

Hình 2. 6: Biểu đồ thu nhập khác (Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu) (Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu)

Trình độ học vấn

Lực lượng bán hàng chiếm số lượng nên, đồng thời đây là cơng việc khơng địi hỏi u cầu cao nên Chi nhánh tuyển chọn nhân viên với trình độ phổ thong trung học là nhiều để tiết kiệm chi phí.

Hình 2. 7: Biểu đồ trình độ học vấn (Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu) (Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu)

2.3.2. Kết quả nghiên cứu 2.3.2.1. Công việc thú vị 2.3.2.1. Cơng việc thú vị

Mặc dù có 63% nhân viên đồng ý rằng cơng việc của họ đa dạng và đòi hỏi sự sáng tạo, tuy nhiên chỉ có khoảng 50% nhân viên cho rằng cơng việc thú vị và giúp họ sử dụng tốt năng lực cá nhân. Tỷ lệ nhân viên cho rằng cơng việc của họ có nhiều thách thức là 35% và tỷ lệ nhân viên tự hào về cơng việc của mình chỉ có 29%.

Cần có biện pháp bố trí cơng việc sao cho hợp lý hơn để nhân viên có hứng thú trong cơng việc, phát huy hết mọi khả năng của họ.

Hình 2. 8: Biểu đồ cơng việc thú vị (Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu) (Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu)

2.3.2.2. Sự thừa nhận

93% nhân viên hiểu rõ kết quả công việc mà cấp trên mong đợi, 75% nhân viên được cấp trên tín nhiệm với những gì họ đã làm, 60% nhân viên hiểu được họ đang góp phần vào sự thành cơng của cơng ty, tuy nhiên chỉ có 37% nhân viên đồng

ý rằng họ được khen ngợi khi hoàn thành tốt cơng việc. Điều này có nghĩa là nhân viên nghĩ rằng hồn thành cơng việc một cách bình thường hay hồn thành tốt cơng việc thì cũng như nhau, khơng có sự phân biệt hay thừa nhận giữa người giỏi và người dở, làm cho họ khơng có động cơ phấn đấu trong cơng việc.

Hình 2. 9: Biểu đồ sự thừa nhận (Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu) (Nguồn: kết quả phân tích xử lý dữ liệu)

2.3.2.3. Thu nhập

Trên 50% nhân viên đồng ý với phát biểu quyết định tăng lương là công bằng trong doanh nghiệp (67%) và lương cơ bản và lương làm thêm giờ là hợp lý (57%). Đến 87% nhân viên cho rằng lương cao là quan trọng với họ, tuy nhiên tiền lương tại công ty chỉ đảm bảo cuộc sống cá nhân cho 25% cán bộ nhân viên và chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp khuyến khích động viên nhân viên tại chi nhánh công ty TNHH MTV lương thực TP HCM foodcomart sài gòn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)