CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3 Xây dựng biến:
3.3.3 Tỷ lệ mậu dịch (TOT)
Tỷ lệ mậu dịch được định nghĩa là tỷ số đo lường chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu của một quốc gia nhằm xác định lợi thế thương mại và được tính bằng tỷ lệ giữa giá trị đơn vị xuất khẩu so với giá trị đơn vị nhập khẩu. Thông thường biến số này được sử dụng để đại diện cho những thay đổi trong môi trường kinh tế quốc tế đến hoạt động ngoại thương của một quốc gia. Tuy nhiên, theo Edwards, 1988; Edwards và Wijnbergen, 1987, tác động của tỷ lệ mậu dịch lên tỷ giá thực không rõ ràng do hai tác động trái ngược nhau.
Một là hiệu ứng thu nhập (income effect): một sự cải thiện trong tỷ lệ mậu dịch TOT tức là thu nhập từ xuất khẩu sẽ được cải thiện, cầu đối với hàng hóa phi mậu
dịch nhiều hơn, do đó giá hàng phi mậu dịch cũng sẽ tăng lên dẫn đến sự tăng giá trị thực của đồng nội tệ hay REER tăng.
Hai là tác động thay thế (substitution effect): Khi tỷ lệ mậu dịch TOT tăng, hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và nhu cầu đối với hàng phi mậu dịch sẽ được thay thế bởi hàng nhập khẩu. Sản xuất trong nước sẽ chuyển sang hàng phi mậu dịch, làm giá hàng hóa phi mậu dịch giảm xuống tương ứng, nhu cầu nội tệ để mua hàng phi mậu dịch cũng sẽ giảm, dẫn đến sự sụt giảm giá trị thực của đồng nội tệ hay REER giảm.
Hiệu ứng nào mạnh hơn là một câu hỏi trong thực nghiệm, tùy thuộc vào độ lớn tác động của hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế mà tỷ giá thực sẽ giảm (tác động của hiệu ứng thu nhập lớn hơn tác động của hiệu ứng thay thế) hay tăng (tác động của hiệu ứng thu nhập nhỏ hơn tác động của hiệu ứng thay thế) khi TOT tăng.
Cơng thức tính TOT: TOTt = ( )/ ∏ (3.14)
Trong đó MV và XV biểu thị cho giá trị đơn vị nhập khẩu và xuất khẩu