.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển, hiệu quả công ty và hạn chế tài chính (Trang 57 - 58)

Q NTC NTC2 SIZE LEV GROWTH ROA

Q 1.000 NTC -0.0462 1.000 NTC2 -0.0338 0.8763 1.000 SIZE 0.147*** -0.121*** -0.122*** 1.000 LEV -0.0091 -0.122*** -0.0091 0.3326*** 1.000 GROWTH 0.0083 -0.066 -0.0448 -0.2194*** -0.186*** 1.000 ROA 0.389*** -0.046 -0.0658** 0.0866*** -0.253*** -0.0466 1.000

Bảng 4.2 ma trận hệ số tương quan cho ta thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là tương đối yếu ngoại ngoại trừ biến quy mô công ty (SIZE) và biến tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA). Cả hai biến này đều có mối quan hệ cùng chiều đến hiệu quả công ty ở mức ý nghĩa 1%. Hàm ý những cơng ty có quy mơ càng lớn, có khả năng sinh lợi càng cao thì hiệu quả cơng ty đó càng cao. Khả năng sinh lợi, và quy mô công ty ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của công ty trong tương lai và ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị công ty nên nhà đầu tư thường đánh giá cao những cơng ty có khả năng sinh lợi cao. Cũng theo bảng 4.2 hầu hết các biến độc lập như quy mơ cơng ty (SIZE), biến tỉ lệ địn bẩy (LEV) có mối quan hệ với chu kỳ thương mại thuần (NTC) ở mức ý nghĩa 1%; biến tỉ lệ đòn bẩy (LEV), biến cơ hội tăng trưởng (GROWTH), biến tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có mối quan hệ với quy mơ công ty (SIZE) ở mức ý nghĩa 1%; và biến cơ hội tăng trưởng (GROWTH), biến tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có mối quan hệ với biến tỉ lệ đòn bẩy (LEV) ở mức ý nghĩa 1%, tuy nhiên các hệ số tương quan của từng cặp biến độc lập đều nhỏ hơn 0,4 chứng tỏ mức độ tương quan giữa các biến rất yếu, ngoại trừ hệ số tương quan giữa NTC và NTC2 cao do NTC2 là

bình phương của NTC. Bảng tương quan cũng cho thấy giữa chu kỳ thương mại thuần (NTC) và hiệu quả cơng ty có mối quan hệ ngược chiều tuy nhiên lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhưng kết quả phân tích từ ma trận tương quan mới chỉ cho thấy mức độ kết hợp tuyến tính giữa chu kỳ thương mại thuần và hiệu quả công ty nhưng chưa thể kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa hai biến này. Vì vậy, để đánh giá chính xác mối quan hệ phi tuyến giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả công ty, bài nghiên cứu sẽ xem xét kết quả thực nghiệm từ phân tích hồi quy.

Bảng trên cũng cho thấy các hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0.8, theo kinh nghiệm từ nhiều nghiên cứu trước đây, việc hệ số tương quan nhỏ hơn 0.8 thì giữa các biến số ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.3 Các kiểm định

4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển, hiệu quả công ty và hạn chế tài chính (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)