TĨM LƢỢC TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 29 - 34)

3.1. Tình hình kinh tế

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới với ba trụ cột: (i) Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; (ii) Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trị ngày càng quan trọng; (iii) Chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Hơn 20 năm đổi mới, GDP của Việt Nam đã thay đổi liên tục qua các giai đoạn khác nhau với tốc độ tăng trưởng bình quân 7.25% năm, cao nhất là 9,54% (năm 1995) và thấp nhất 4,77% (năm 1999), có thể khái quát hóa thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1990 - 1995: Nền kinh tế vượt qua được tình trạng trình trệ, suy

thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao và liên tục. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Giai đoạn 1996 đến năm 2000: Là bước phát triển quan trọng của thời kỳ

mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cũng trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều thử thách trước những tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn duy trì được ở mức 7%/năm.

Giai đoạn 2000-2005: Với sự nỗ lực cải cách sâu, rộng nền kinh tế đạt được

tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%.

Giai đoạn 2006 - 2012: Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính tồn

cầu, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế là 6,2%, năm 2009 đạt 5.3%, năm 2010 đạt 6.78%, hai năm tiếp theo 2011 và 2012 lại tiếp tục sụt giảm và ở mức 5,89% và 5,03%. Với tốc độ tăng trưởng liên tục sau hơn 20 năm đổi mới, quy mơ GDP của Việt Nam tăng nhanh chóng từ 14,42 tỷ USD năm 1990 lên mức 30,43 tỷ USD năm 2000 và tăng lên tới mức 104,6 tỷ USD năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt mức 1300 USD/người trong năm 2011, đưa Việt Nam từ nước có thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình thấp.

Bảng 3.1 - Tốc độ tăng trƣởng GDP trong giai đoạn 2000 – 2012 (%) Chỉ

tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

GDP 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03 Nguồn: Tổng cục thống kê

3.2. Tình hình tài chính

Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn 4.000 năm, nhưng có thể nói rằng hệ thống tài chính Việt Nam – hệ thống tài chính do các ngân hàng đóng vai trị chủ đạo – bắt đầu được hình thành rõ nét từ năm 1858, năm Việt Nam trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa của Pháp. Trải qua nhiều thế kỷ, hệ thống ngân hàng ngày càng được hồn thiện với những bước chuyển mình mạnh mẽ. Một trong số những cột mốc quan trọng là khi các chính sách cải cách kinh tế được thực hiện. Trước đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống 01 cấp, được quản lý bởi Chính Phủ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp gần như tất cả các dịch vụ ngân hàng trong nước thông qua mạng lưới chi nhánh rộng lớn. Năm 1986, chính sách Đổi mới đã phản ánh sự nhận thức rằng việc nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả trong ngành ngân hàng là cần thiết để huy động nguồn lực tư nhân và nước ngồi cho việc phát

triển kinh tế. Theo đó, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 218/CT năm 1987 và Nghị định số 53/NĐ năm 1988. Kết quả là hệ thống ngân hàng 01 cấp được thay thế bằng hệ thống ngân hàng 02 cấp với nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:

 Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một NHTW - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 02.

 Cấp ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh tốn, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong tồn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 02 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân, cơng ty tài chính...Trong thời gian này, 04 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Việt Nam.

Từ năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực cả về cấu trúc và dịch vụ dần theo hướng một hệ thống ngân hàng hai cấp hiện đại. Đến năm 1997, Quốc hội khố X thơng qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 02/12/1997) có hiệu lực thi hành từ 01/10/1998. Tuy nhiên, đây cũng chính là năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Đơng Á, điều này đã tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sau giai

đoạn này, một số ngân hàng cổ phần hoạt động yếu kém được xắp xếp lại. Từ hơn 50 ngân hàng thương mại cổ phần, đến cuối năm 2004 chỉ còn lại 37 ngân hàng. Ngày 16/6/2010, nhằm đáp ứng yêu cầu mới của quá trình phát triển kinh tế và của hệ thống tài chính, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng mới đã được Quốc hội khóa XII chính thức thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Luật NHNN 2010 đã có một số thay đổi quan trọng so với Luật NHNN 1997, theo đó làm rõ hơn địa ví pháp lý của NHNN, đồng thời xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ của NHNN với tư cách là NHTW, thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng quan trọng của một NHTW: Thực thi chính sách tiền tệ và giám sát an tồn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Dưới những chính sách được ban hành, hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển một cách vượt bật về số lượng và hình thức sở hữu: hiện nay đang có 01 Ngân hàng Thương Mại Nhà nước, 04 ngân hàng Thương Mại Cổ Phần do Nhà nước chiếm cổ phần chi phối; 34 ngân hàng Thương Mại Cổ Phần; 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương, 968 Quỹ TDND cơ sở, 2 TCTC vi mô; 04 ngân hàng liên doanh; 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi; 49 văn phịng đại diện của các ngân hàng nước ngồi; 18 cơng ty tài chính và 12 cơng ty cho thuê tài chính. Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản của toàn hệ thống các TCTD đạt khoảng 5,75 triệu tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2012; Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 3,48 triệu tỷ đồng (khoảng 100% GDP), tăng 12,52% so với dư nợ tại thời điểm 31/12/2012.

Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng, một số chỉ tiêu tài chính như tín dụng nội địa và cung tiền M2 cũng gia tăng đáng kể. Từ sau khủng hoảng tài chính 1997- 1999, trong khi các nước trong khu vực có xu hướng duy trì ổn định tỷ lệ cung tiền/tín dụng trên GDP thì tỷ lệ này ln có xu hướng tăng ở Việt Nam. Tính trung bình giai đoạn 2000-2012, tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam thuộc mức cao trong khu vực với mức tăng 27,92% và tốc độ tăng trung bình của tín dụng là 32,77%.

Bảng 3.2 – Tốc độ tăng trƣởng tín dụng và cung tiền giai đoạn 2000 – 2012 (%) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng M2 35.42 27.34 13.27 33.05 31.05 30.91 29.67 49.11 20.70 26.23 29.71 11.94 24.54 Tốc độ tăng trưởng tín dụng 73.33 23.17 25.48 32.07 37.14 34.74 24.72 50.18 27.71 45.62 31.86 13.85 6.09 Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

Hình 3.1 – Phát triển tài chính3 và tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam

Chú ý: Cột bên trái thể hiện giá trị của GDP thực qua các Quý (đơn vị tính: tỷ

đồng) và cột bên phải thể hiện giá trị logarit tự nhiên của chỉ số phát triển tài chính tổng hợp qua các Quý.

3

Phát triển tài chính được thể hiện thơng qua chỉ số tổng hợp được tạo ra từ các yếu tố tài chính khác nhau trong khu vực ngân hàng như: tổng tín dụng nội địa, tín dụng trong khu vực tư nhân, cung tiền rộng, cung tiền hẹp, tiền mặt trong lưu thông, tổng các khoản nợ từ tiền gửi của ngân hàng,…

(2.0000) (1.5000) (1.0000) (0.5000) - 0.5000 1.0000 1.5000 2.0000 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 Quý 1/1999 Quý 1/2001 Quý 1/2003 Quý 1/2005 Quý 1/2007 Quý 1/2009 Quý 1/2011 Tăng trưởng kinh tế (GDP thực)

Tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính tại Việt Nam trong giai đoạn từ Quý I/1999 đến Quý IV/2012 được thể hiện đồng thời trong hình 3.1. Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng cùng di chuyển giữa 02 yếu tố này. Đồng thời, hệ số tương quan được tính tốn từ phần mềm Eview có giá trị là 0.88, giúp chúng ta có thể đưa ra một dự đốn ban đầu về việc phát triển tài chính sẽ tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)