Kiểm định đồng liên kết Johansen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định tác động của kiều hối tới lạm phát ở việt nam giai đoạn 1995 2012 (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.3. Kiểm định đồng liên kết Johansen

Sau khi đã xác định được độ trễ tối ưu, ta thực hiện kiểm định đồng liên kết Johansen với hai loại kiểm định là kiểm định vết ma trận (trace) và kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (Max-eigenvalue). Kết quả trong bảng 4.5 và bảng 4.6 cho thấy cả hai kiểm định mà Johansen đưa ra đều khẳng định tồn tại ít nhất ba véctơ đồng liên kết ở mức ý nghĩa 5%. Điều này chứng minh rằng có một mối quan hệ dài hạn mạnh (đồng liên kết) giữa các biến nghiên cứu. Đồng thời, phương trình đồng liên kết thứ nhất và thứ hai cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa kiều hối (REM) với các biến GDP, lạm phát và mối quan hệ ngược chiều

với biến cung tiền (M2), tỷ giá thực hiệu lực (REER). Tức là, khi kiều hối tăng lên thì GDP và lạm phát tăng, đồng thời cung tiền (M2), tỷ giá thực hiệu lực (REER) giảm và ngược lại. Riêng phương trình đồng liên kết thứ 3 ta lại thấy kiều hối có quan hệ ngược chiều với lạm phát và cùng chiều với tỷ giá thực hiệu lực (REER). Điều này không đúng với các lý thuyết trong mục 2. Nghiên cứu của Amuedo-Dorantes và Pozo (2004) và các nghiên cứu khác trong phần tổng quan lý thuyết đều cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa kiều hối và lạm phát trong chế độ tỷ giá cố định, kiều hối tăng sẽ làm gia tăng làm phát. Như vậy phương trình đồng liên kết thứ ba là một phương trình đồng liên kết yếu trong dài hạn.

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định đồng liên kết bằng kiểm định vết ma trận (trace)

Giả thuyết H0 Eigenvalue Giá trị thống kê trace Giá trị tới hạn (α = 5%) Prob R = 0* 0.554291 133.2324 69.81889 0.0000 R ≤ 1* 0.458775 81.51473 47.85613 0.0000 R ≤ 2* 0.382623 42.22384 29.79707 0.0012 R ≤ 3 0.142991 11.35825 15.49471 0.1904 R ≤ 4 0.022900 1.482624 3.841466 0.2234

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định đồng liên kết bằng kiểm định giá trị riêng cực đại

Giả thuyết H0 Eigenvalue Giá trị thống kê Max- Eigen Giá trị tới hạn (α = 5%) Prob R = 0* 0.554291 51.71765 33.87687 0.0002 R ≤ 1* 0.458775 39.29089 27.58434 0.0010 R ≤ 2* 0.382623 30.86559 21.13162 0.0016 R ≤ 3 0.142991 9.875627 14.26460 0.2202 R ≤ 4 0.022900 1.482624 3.841466 0.2234

Ghi chú:* thể hiện giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%.

Nói tóm lại, phương pháp kiểm định Johansen cho thấy giữa các biến trong mơ hình có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn. Tuy nhiên, mục tiêu của tác giả là xem xét mối quan hệ ngắn hạn giữa kiều hối và lạm phát nên bài viết sẽ sử dụng mơ hình VAR trong phần ước lượng thực nghiệm tiếp theo.

4.4. Kiểm định tính ổn định của mơ hình

Dựa vào bảng 4.7 và hình 4.1 bên dưới ta thấy tất cả các nghiệm của phương trình đặc trưng đều có độ lớn (modulus) nhỏ hơn 1, tức là các nghiệm này đều nằm trong vòng tròn đơn vị. Vậy mơ hình có tính ổn định, có thể chấp nhận được.

Bảng 4.7. Kiểm định tính ổn định Hình 4.1. Kiểm định tính ổn định

Sau khi tiến hành các kiểm định cần thiết có liên quan, tác giả tiến hành ước lượng mơ hình theo thứ tự các biến được thiết lập trong mục 3.3.2 bằng phần mềm Eview 7. Sau đó sử dụng hàm phản ứng IRF và phân rã phương sai để tiến hành phân tích tác động của kiều hối và các biến khác lên lạm phát. Kết quả sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định tác động của kiều hối tới lạm phát ở việt nam giai đoạn 1995 2012 (Trang 59 - 62)