Kết quả phân tích hàm phản ứng IRF và phân rã phương sai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định tác động của kiều hối tới lạm phát ở việt nam giai đoạn 1995 2012 (Trang 62 - 72)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.5. Kết quả phân tích hàm phản ứng IRF và phân rã phương sai

Phản ứng của lạm phát do tác động của cú sốc trong kiều hối

Hàm phản ứng IRF của lạm phát sau cú sốc trong kiều hối (hình 4.2) cho thấy giữa kiều hối và lạm phát có mối tương quan cùng chiều. Khi có một cú sốc tăng trong dịng kiều hối thì lạm phát tăng lên 0,0282% trong quý thứ 2, đạt đỉnh 0,1006% trong quý thứ 4 và bắt đầu giảm dần. Điều này cũng được hỗ trợ bởi các kết luận được rút ra từ các nghiên cứu thực nghiệm trong chương 2. Dòng kiều hối tăng sẽ khiến cho nguồn cung ngoại tệ tăng làm cho nội tệ tăng giá, ngoại tệ giảm giá. Đối với các quốc gia duy trì chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng

trung ương sẽ buộc phải can thiệp mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm ngăn chặn đà tăng giá của nội tệ. Hoạt động này sẽ khiến cho lượng cung tiền danh nghĩa tăng lên. Thông qua hoạt động của thị trường mở ngân hàng trung ương sẽ đồng thời làm trung hòa lượng tiền cung ứng tăng lên. Tuy nhiên, hoạt động trung hịa này khơng hiệu quả như mong muốn, gây áp lực tăng lạm phát (Christopher Ball, Claude Lopez và Javier Reyes, 2012).

Hình 4.2. Phản ứng của lạm phát sau cú sốc trong kiều hối

Phân tích hàm phản ứng cho ta thấy được phản ứng của lạm phát sau một cú sốc của kiều hối. Tuy nhiên, để thấy được kiều hối góp phần giải thích bao nhiêu phần trăm cho sự biến động của lạm phát qua thời gian với trật tự các biến được thiết lập như trong mục 3.3.2 – mơ hình nghiên cứu – tác giả sẽ sử dụng phân tích phân rã phương sai.

Dựa vào bảng phân rã phương sai của lạm phát (bảng 4.8) ta thấy sự biến động trong lạm phát chủ yếu được giải thích bởi cú sốc của chính nó, cụ thể sự biến động trong lạm phát ở Việt Nam có tới hơn 92% được giải thích bởi cú sốc của chính nó trong kỳ đầu tiên, sau đó mức độ giải thích giảm dần theo thời gian. Hơn 8% sự biến động trong lạm phát được giải thích bởi các cú sốc khác, trong

đó cú sốc trong cung tiền M2 giải thích được hơn 6%, cú sốc trong GDP có mức giải thích khá khiêm tốn là 0,9%, cú sốc trong tỷ giá thực hiệu lực giải thích được hơn 5%. Đặc biệt sự đóng góp của cú sốc kiều hối trong việc giải thích sự biến động của lạm phát là rất nhỏ, gần như không đáng kể (0,007% trong kỳ đầu tiên; 0,448% trong kỳ thứ 4 và có xu hướng tăng dần ở các kỳ tiếp theo). Từ đó ta có thể thấy cơng chúng có khuynh hướng lưu giữ ấn tượng về lạm phát trong quá khứ, đồng thời có kỳ vọng nhạy cảm về lạm phát trong tương lai. Đây là hai yếu tố đồng thời chi phối mức lạm phát hiện tại (Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành, 2011).

Bảng 4.8. Phân rã phương sai của lạm phát

Phân tích hàm phản ứng cũng thể hiện rõ lạm phát phản ứng rất mạnh khi có một cú sốc trong chính nó. Khi có một cú sốc tăng một đơn vị lệch chuẩn trong lạm phát thì ngay lập tức gây ra sự gia tăng 1,0947% trong lạm phát, tiếp tục tăng mạnh lên 1,1468% trong q thứ hai, sau đó giảm dần.

Hình 4.3. Phản ứng của lạm phát sau cú sốc trong chính nó

Kết quả phân tích phân rã phương sai chỉ ra GDP, yếu tố cung tiền và tỷ giá thực hiệu lực cũng có đóng góp trong sự biến động của lạm phát ở Việt Nam. Vì vậy, phần tiếp theo ta sẽ xem xét phản ứng của lạm phát đối với các cú sốc của các biến này.

Phản ứng của lạm phát do tác động của các cú sốc khác Cú sốc cung tiền M2

Kết quả hàm phản ứng của lạm phát đối với cú sốc trong cung tiền cho thấy cung tiền có tác động cùng chiều tới lạm phát tại Việt Nam sau khoảng 5 quý. Cụ thể, khi có một cú sốc tăng 1 độ lệch chuẩn trong cung tiền làm cho lạm phát tăng 0,0229% sau 5 quý, tạo đỉnh ở quý thứ 7 với mức tăng 0,03% và dần đi vào ổn định.

Hình 4.4. Phản ứng của lạm phát sau cú sốc trong cung tiền M2

Cú sốc tỷ giá thực hiệu lực

Kết quả hàm phản ứng IRF của lạm phát đối với một cú sốc trong tỷ giá thực hiệu lực cho thấy lạm phát chịu tác động mạnh của cú sốc tỷ giá thực hiệu lực. Cụ thể, lạm phát ở Việt Nam biến động ngược chiều với tỷ giá thực hiệu lực. Khi tỷ giá giảm (VND giảm giá, ngoại tệ lên giá) thì lạm phát tăng và ngược lại. Nhìn vào hình 4.5 ta thấy một cú sốc giảm một độ lệch chuẩn trong tỷ giá thực hiệu lực sẽ làm gia tăng trong lạm phát 0,4015% ngay trong quý 2, sau đó giảm dần và đi vào ổn định.

*Lưu ý: Bài viết này sử dụng số liệu tỷ giá thực hiệu lực đưa vào mơ hình là nghịch đảo REER của Việt Nam nên khi tỷ giá thực hiệu lực tăng tức là VND lên giá và ngược lại.

Hình 4.5. Phản ứng của lạm phát sau cú sốc trong tỷ giá thực hiệu lực

Phản ứng của lạm phát do tác động đồng thời của các cú sốc

Qua phân tích hàm phản ứng và phân tích phân rã phương sai ta thấy lạm phát không những chịu tác động của kiều hối mà còn chịu tác động của cung tiền và tỷ giá thực hiệu lực. Do đó, tiếp theo ta sẽ kiểm định mức độ phản ứng của lạm phát ở Việt Nam khi có một sự tác động đồng thời của các cú sốc trong kiều hối, cung tiền và tỷ giá thực hiệu lực. Theo những phân tích ở trên thì kiều hối và cung tiền có tác động cùng chiều với lạm phát, trong khi tỷ giá thực hiệu lực có tác động ngược chiều. Từ đó, ta lập ma trận shock1 (1,1,1,0,-1) là ma trận tổng hợp các cú sốc trong kiều hối, cung tiền và tỷ giá thực hiệu lực.

Kết quả phân tích hàm phản ứng IRF của lạm phát khi có sự tác động tổng hợp của các cú sốc chỉ ra rằng lạm phát chịu tác động rất lớn khi có sự tác động đồng thời của các cú sốc và tác động này là dai dẳng. Cụ thể, khi có một cú sốc tăng một độ lệch chuẩn trong kiều hối và cung tiền kết hợp với một cú sốc giảm trong tỷ giá thực hiệu lực sẽ làm lạm phát biến động tăng lên rất nhanh, lên đến 19,3807% ngay trong quý 2, sau đó có xu hướng giảm dần và đi vào ổn định từ quý 5 trở về sau.

Hình 4.6. Phản ứng của lạm phát do tác động đồng thời các cú sốc

Tóm lại, với kết quả thu được từ mơ hình nghiên cứu thực nghiệm, đề tài đã giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Theo đó, có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, kiều hối và cung tiền đều có tác động cùng chiều đến lạm phát, trong đó tác động của cú sốc trong cung tiền đến lạm phát có độ trễ 5 quý. Như vậy, có thể rút ra kết luận rằng tác động của chính sách tiền tệ tới lạm phát ở Việt Nam có độ trễ khoảng 5 quý.

Hiện tượng này bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: chế độ tỷ giá thực tế của Việt Nam là chế độ neo tỷ giá với đồng USD. Khoảng giữa và cuối năm 2007 một lượng lớn vốn ngoại (kiều hối, FDI…) chảy vào đã khiến cho VND tăng giá. Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò điều tiết buộc phải đóng vai trị người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền VND vào lưu thông. Để chặn đà tăng giá của nội tệ, duy trì sức cạnh tranh thương mại quốc tế, NHNN đã mua vào USD, đưa dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên trên 26 tỷ USD (riêng trong năm 2007, NHNN đã mua vào khoảng 9 tỷ USD để ngăn chặn đà tăng giá của VND). Tăng dự trữ ngoại tệ là đúng, nhưng mua quá nhiều ngoại tệ (chủ yếu là USD - đồng

tiền đang mất giá so với nhiều đồng ngoại tệ khác) là chưa hợp lý.

Nhà nước có chú ý thu tiền về bằng phát hành trái phiếu để sử dụng vào các mục tiêu đầu tư nhưng đã không được sự hưởng ứng rộng rãi của xã hội vì thiếu sự hấp dẫn (về lãi suất, thời gian...). Mặt khác với các khoản tiền từ phát hành trái phiếu Nhà nước, chúng ta đã chi nhiều khoản không phải cho sản xuất, điều đó lại làm tăng lượng tiền trong lưu thơng. Do đó, lượng cung tiền của Việt Nam đã tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế, đẩy mức giá chung của nền kinh tế lên cao. Thêm nữa, chính sách tỷ giá hối đối của Việt Nam còn cứng nhắc. Việt Nam ràng buộc tỷ giá vào một điểm so với đồng USD trong khi đồng tiền này biến động trên thị trường tiền tệ toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã nhập khẩu một phần ảnh hưởng lạm phát của việc đồng USD mất giá. Đồng USD đã giảm giá 9% so với EURO, 7% so với đồng Yên. Điều này đồng nghĩa với giá hàng hóa trên thế giới tính theo tiền USD tăng rất nhanh. Các nước khác trong khu vực đã cho phép tỷ giá biến động phù hợp với những biến động của đồng USD trên thị trường nên giá hàng hóa khơng bị tăng theo sự mất giá của đồng USD, xóa đi một số tác động xấu đối với nền kinh tế (Phạm Vân Đình, Bùi Thị Nga, 2008).

Thứ hai, tỷ giá thực có hiệu lực có tác động mạnh đến lạm phát, khi có cú sốc trong tỷ giá thực hiệu lực, lạm phát sẽ biến động với độ trễ 1 quý. Theo lý thuyết, tỷ giá thực giảm (ngoại tệ tăng giá thực, nội tệ giảm giá thực) sẽ làm cho giá hàng hóa xuất khẩu rẻ đi, và giá hàng hóa nhập khẩu đắt lên, điều này vơ hình chung khiến cho mức giá cả chung tăng lên. Đối với nước có tỷ lệ nhập khẩu lớn như Việt Nam thì tác động này sẽ càng lớn.

Trong năm 2007 VN đã trở thành thành viên chính thức của WTO, đánh dấu sự hội nhập của nền kinh tế VN vào nền kinh tế thế giới. Do đó, các biến động trên thị trường thế giới đều ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Nhìn vào cơ cấu hàng nhập khẩu hiện nay ta thấy Việt Nam chủ yếu nhập khẩu những mặt hàng chưa sản xuất được hoặc chưa có mặt hàng thay thế như máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và một số nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu. Từ năm 2007 mức nhập siêu của VN luôn tăng cao, trong đó, đến 80% là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. Giá nhập khẩu tăng đã đẩy giá thành sản xuất trong nước tăng cao khiến nhà sản xuất phải nâng giá bán lên, đẩy mức giá cả chung tăng lên (các nhà lý luận kinh tế gọi đây là hiện tượng nhập khẩu lạm phát). Xuất khẩu xăng dầu được xem là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, chủ yếu Việt Nam phải xuất khẩu dầu thô với giá thấp trong khi phải nhập xăng dầu và các nguyên liệu sản xuất từ dầu hỏa với giá cao bởi vì nền cơng nghiệp hóa dầu của Việt Nam chưa mạnh. Vì vậy, giá dầu tăng cao và giá cả các hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu khác trên thế giới tăng cao quả thật đã đè nặng lên chi phí sản xuất của VN, do VN phải nhập nhiều thứ hàng hóa máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trong nước và cho xuất khẩu. Trong khi đó, năng suất lao động của VN còn thấp, việc ứng dụng khoa học – công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm cịn ít, nên cũng khơng thể hạ giá bán sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, giá hàng hóa nhập khẩu có đắt lên thì lượng nhập khẩu cũng khó có thể giảm xuống (tham khảo phụ lục 3 – cơ cấu hàng

Thứ ba, mặc dù phân tích phân rã phương sai cho thấy yếu tố chính quyết định lạm phát là lạm phát trong quá khứ và kỳ vọng lạm phát trong tương lai, ký ức về lạm phát cao trong quá khứ chỉ mờ nhạt dần sau khoảng 6 quý; các yếu tố kiều hối, cung tiền và tỷ giá thực hiệu lực chỉ tác động một phần rất nhỏ tới lạm phát nhưng khi chịu tác động đồng thời của các cú sốc trong kiều hối, cung tiền và tỷ giá thực hiệu lực thì lạm phát biến động rất mạnh và có tác động dai dẳng, gia tăng trong lạm phát lên đến 19,3807% ngay trong quý 2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định tác động của kiều hối tới lạm phát ở việt nam giai đoạn 1995 2012 (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)