Cấu trúc hệ thống tài liệu của hệ thống tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý tích hợp tại công ty cổ phần bao bì nhựa tân tiến (Trang 29 - 33)

(Nguồn: PAS 99:2012, British Standard)

1.3.7 Kiểm tra, đánh giá, đo lường kết quả hoạt động

Tổ chức cần có phương pháp giám sát và đo lường sự vận hành hệ thống, đánh giá được sự tuân thủ thực hiện, kiểm tra đánh giá nội bộ để có những hành động khắc phục, ngăn ngừa và cải tiến phù hợp.

Việc thiết lập hệ thống đo lường của tổ chức địi hỏi sử dụng thơng tin về u cầu của khách hàng và công ty để nhận biết các tiêu chuẩn đánh giá chủ chốt; chỉ đánh giá những thứ có thể kiểm sốt được; đảm bảo tất cả tiêu chuẩn đánh giá đều dễ dàng thu thập, báo cáo và hiểu được; đào tạo nhân viên thực hiện, phân tích và sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá để cải tiến; xây dựng các quy trình nhằm thu thập và báo cáo dữ liệu; xây dựng các quy trình nhằm xem xét, phân tích và sử dụng dữ liệu để cải tiến. Trong mơ hình quản lý kinh doanh mới, nhà quản lý hành động dựa trên cơ sở thông tin, dữ liệu và phân tích đáng tin cậy. Các công ty thành công thường thiết lập nhiều chỉ số thực hiện nội bộ phản ánh những yếu tố tạo ra sự hài lòng của khách hàng và cải tiến chất lượng.

1.3.8 Cải tiến liên tục

Việc cải tiến thông qua việc xem xét lại hệ thống để xác định những khu vực cần cải tiến và thực hiện các hành động phù hợp để nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý.

Cải tiến liên tục nhằm để tăng cường khả năng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng (bao gồm khách hàng bên ngoài và bên trong tổ chức) thông qua các hoạt động: phân tích và đánh giá tình hình hiện tại; xác định mục tiêu cải tiến; đưa ra các giải pháp, đánh giá và chọn lựa giải pháp khả thi; thực hiện theo giải pháp đã chọn; ghi nhận kết quả cải tiến, đồng thời tiêu chuẩn hóa theo sự thay đổi của hoạt động cải tiến. Đồng thời, kết quả cải tiến này sẽ được xem xét để xác định cơ hội cho các hoạt động cải tiến tiếp theo. Theo cách thức này, cải tiến là hoạt động không ngừng, các phản hồi của khách hàng (bên trong và bên ngoài), các cuộc đánh giá hệ thống cũng có thể được sử dụng để xác định cơ hội cải tiến.(Nguyễn Như Phong, 2013).

1.3.9 Động viên – khen thưởng

Trong mơ hình quản lý mới, vai trò của động viên, khen thưởng và biểu dương nhân viên nhằm hỗ trợ việc đạt được mục đích cơng ty. Hoạt động khen thưởng không chỉ bằng vật chất mà còn được thể hiện bằng sự động viên tinh thần. Các cuộc nghiên cứu và điều tra cho thấy sự biểu dương hàng ngày chính là động lực thúc đẩy mạnh mẽ người lao động tích cực trong cơng việc. Sự thay đổi trong tư duy về động viên và khen thưởng phản ánh sự thay đổi trong suy nghĩ về người lao động như nguồn lực chứ khơng phải là hàng hóa (Stephen George - Arnold Weimerskirch, 2009).

Hoạt động động viên, khen thưởng về mặt vật chất và tinh thần là một trong những yếu tố quan trọng giúp giải quyết được một số yêu cầu rất cơ bản của con người như sự an tồn, sự cơng nhận, tự trọng, thành tích và cảm kích.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Ngày nay, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tích hợp đang là một trong những nhu cầu thiết yếu của các doanh nghiệp. Nó khơng chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao hình ảnh, vị trí mà cịn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc kiểm soát tốt các hệ thống quản lý một cách khoa học, chặt chẽ và thống nhất. Tuy nhiên, việc áp dụng và kiểm sốt hệ thống quản lý tích hợp cũng gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là do trình độ nhận thức và thái độ của con người, bao gồm: ban lãnh đạo, nhân viên, khách hàng và các bên liên quan. Do đó, việc triển khai thực hiện địi hỏi phải có sự đầu tư, nỗ lực, am hiểu và cam kết thực hiện của các bộ phận với mục tiêu đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho doanh nghiệp.

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến hệ thống tích hợp gồm:

-Tổng quan về HTQL tích hợp.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến HTQL tích hợp.

- Các yêu cầu của HTQL tích hợp theo PAS99:2006

Trên đây là những cơ sở lý thuyết khi các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tích hợp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ

NHỰA TÂN TIẾN

2.1 Giới thiệu Cơng Ty Cổ Phần Bao Bì Nhựa Tân Tiến 2.1.1 Lịch sử hình thành & phát triển 2.1.1 Lịch sử hình thành & phát triển

Cơng ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến được thành lập từ ngày 20/6/1966 với tên gọi ban đầu là Việt Nam Nhựa dẻo Cơng ty (Simiplast).

Sau giải phóng năm 1975, Cơng ty được Nhà nước tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy Nhựa Tân Tiến. Ngày 29/4/1994 được đổi tên thành Cơng ty Bao bì Nhựa Tân Tiến theo Quyết định số 449/QD-TCLD của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.

Thực hiện Quyết định số 624/QĐ-TCCB ngày 23/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hố Cơng ty Bao bì Nhựa Tân Tiến. Đến ngày 28/12/2004 Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần với tên gọi chính thức là Cơng ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến.

Tháng 12/2002, Cơng ty Bao bì Nhựa Tân Tiến đạt chứng nhận ISO 9002: 1994.

Đầu năm 2003, Công ty đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất mới tại Khu Cơng nghiệp Tân Bình với tổng diện tích là 50.000 m2

Tháng 06/2003, Cơng ty bao bì nhựa Tân Tiến đạt chứng nhận ISO 9001:2000. Ngày 09/11/2006, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước có quyết định số 70/UBCK- GPNY về việc cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu Cơng ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến trên Trung tâm GDCK TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 24/11/2006, Trung tâm Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận số 46/2006/GCNCP/CNTTLK chứng nhận Cổ phiếu Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến đã đăng ký lưu ký chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 05/12/2006 (Mã chứng khoán: TTP).

Trong năm 2007, Cơng ty chính thức đưa vào hoạt động dự án mở rộng nhà xưởng tại Nhà máy bao bì số 2 (Khu cơng nghiệp Tân Bình). Ngày 14/09/2007 Ủy ban Chứng khốn Nhà nước có quyết định số 172/UBCK-ĐKPH về việc chấp thuận cho Cơng ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ công ty từ 106.550.000.000 đồng lên 150.000.000.000 đồng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức & nhân lực 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý tích hợp tại công ty cổ phần bao bì nhựa tân tiến (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)