CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.3. Chính sách tiền tệ thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008
Bordo và Olivier (2002) cho rằng có nhiều bất đồng trong việc sử dụng chính sách tiền tệ để giải quyết tình trạng bong bóng giá tài sản. Ngân hàng Trung Ương nên có các hành động để làm xì hơi bong bóng giá tài sản hay là để bong bóng giá tài sản tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng của thị trường. Prasad (2010) và một số tác giả khác ủng hộ cho ý tưởng Ngân hàng Trung Ương nên theo dõi từng bước diễn biến giá tài sản để có những hành động can thiệp khi bong bóng giá tài sản hình thành. Trong tình huống này, chính sách tiền tệ thu hẹp sẽ là có hiệu quả trong
việc làm cho quả bóng tài sản xì hơi. Trong một thị trường khơng hồn hảo, Ngân hàng Trung Ương nên thiết lập một mức giá mục tiêu, từ đó các chính sách tiền tệ sẽ phục vụ cho mục tiêu duy nhất này (Kontonikas và Montagnoli, 2006). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng chiến thuật “thuận theo chiều gió” sẽ là phù hợp trong việc làm giảm tính biến động mạnh của giá tài sản (Issing, 2009 và De Grauwe, 2008). Ngân hàng Trung Ương cũng nên chú trọng vào vai trị của chính sách tiền tệ để có thể giảm thiểu tổn thất từ các cú sốc bất ngờ như khủng hoảng tài chính.
Gregorio (2010) đại diện cho nhóm các nhà kinh tế phản đối quan điểm chính sách tiền tệ thu hẹp là một cơng cụ hiệu quả để làm xì hơi quả bóng giá tài sản. Quan điểm này nghĩa là các thiết lập chính sách về lãi suất ngắn hạn và thị trường mở của Ngân hàng Trung Ương chỉ ảnh hưởng một tỷ lệ rất nhỏ đến thị trường vốn. Hành động này chỉ là truyền đi tín hiệu kỳ vọng của Ngân hàng Trung Ương và rất khó để tìm ra cơ chế hoạt động giữa kỳ vọng của nhà đầu tư và chính sách tiền tệ thu hẹp. Nếu nhà đầu tư tin rằng có bong bóng tài sản hình thành trong tương lai. Tùy thuộc khẩu vị rủi ro của mình, một số nhà đầu tư cho đây là cơ hội để gia tăng thu nhập. Vì vậy, tác giả nghĩ rằng việc gia tăng lợi ích biên trong lãi suất có thể thay đổi quan điểm đầu tư của các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao này. Ngân hàng Trung Ương và các ngân hàng thương mại không phải là nguồn cung tiền duy nhất trong nền kinh tế. Theo quan điểm này, để giải quyết vấn đề bong bóng giá tài sản cần giám sát hệ thống tài chính chặt chẽ hơn là chỉ dựa vào các cơng cụ của chính sách tiền tệ (Posen, 2006).