Chính sách tiền tệ và ổn định giá tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa giá tài sản và chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 31 - 32)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. Chính sách tiền tệ và ổn định giá tài sản

Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và giá tài sản được giải thích bởi nhiều lý thuyết. Nhưng hầu như chưa có một tranh luận nào đưa ra được lý thuyết chung về mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Chính sách tiền tệ sẽ là nền tảng để điều chỉnh giá tài sản hay ngược lại giá tài sản là cơ sở để đưa ra chính sách tiền tệ hay cả hai có mối tương quan đồng thời tác động qua lại lẫn nhau vẫn là một vấn đề đang còn bỏ ngỏ.

Nếu lạm phát thấp hơn so với mức kỳ vọng sẽ làm tăng giá trị thực của các khoản nợ và làm tăng khả năng vỡ nợ. Ngược lại, một sự gia tăng trong lạm phát sẽ khuyến khích việc sử dụng địn bẩy để thâu tóm tài sản dẫn đến sự phân bổ tài sản bất hợp lý và cả hai điều này sẽ làm tổn thương nền kinh tế. Điều này hàm ý rằng có sự tương quan hai chiều giữa chính sách tiền tệ và ổn định giá tài sản. Khi giá tài sản được duy trì ổn định thì lãi suất sẽ trở nên dễ dự đốn hơn và phần bù lạm phát trong lãi suất trung hạn sẽ được tối thiểu hóa, hay nói cách khác lãi suất trung hạn và ngắn hạn sẽ rất gần nhau và điều này sẽ góp phần ổn định giá tài sản. Vì thế, ổn định trong chính sách tiền tệ sẽ đảm bảo cho sự ổn định tài chính (Claudio và Lowe, 2002; Bordo và Wheelock, 1998).

Ngược lại, Garcia và Pedro (2003), Bean (2003) lại cho rằng chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định giá cả có thể kích hoạt sự bất ổn tài chính. Chính sách tiền tệ giúp cho giá cả ổn định trong một thời gian dài sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng thương mại sẽ dư thừa tiền và điều này sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay, các tài sản thế chấp giờ đây sẽ được định giá cao hơn. Mặt khác, ổn định giá cả sẽ khiến cho các doanh nghiệp tăng cường đầu tư và làm sản lượng vượt quá nhu cầu của nền kinh tế gây ra lạm phát. Để kiểm soát lạm phát lãi suất cần điều chỉnh nhanh chóng và kịp thời, nhưng các ngân hàng thương mại không thể ngay lập tức điều chỉnh lãi suất cân đối với rủi ro thị trường vì các giao kèo đã được thỏa thuận từ trước.

Quan điểm thứ ba, Tymoigne (2006) cho rằng khơng nên tìm kiếm vai trị của ổn định giá tài sản đến chính sách của Ngân hàng Trung Ương và ngược lại. Ngân hàng Trung Ương chỉ cần tập trung các nguồn lực vào duy trì tính ổn định tài chính, cịn các vấn đề khác của nền kinh tế, hãy để các tổ chức chuyên biệt khác phụ trách. Lý do này được rút ra từ một định đề của Keynes (1936), Fazzari và cộng sự (1988) đã chỉ ra rằng Ngân hàng Trung Ương chỉ ảnh hưởng rất yếu vào lạm phát bởi vì họ khơng được tồn quyền kiểm sốt dự trữ và cung tiền tệ. Lạm phát không phải là một hiện tượng kinh tế bị ảnh hưởng duy nhất bởi các chính sách tiền tệ. Thêm vào đó, tác động của Ngân hàng Trung Ương vào sản lượng là gián tiếp bởi vì phải thơng qua hoạt động đầu tư. Hiệu quả của hoạt động đầu tư mới quyết định đến sản lượng của nền kinh tế chứ không phải là lãi suất trung dài hạn.

Bên cạnh các tranh luận cịn chưa có kết quả nêu trên, các nghiên cứu về chính sách tiền tệ và ổn định giá tài sản, cịn có các vấn đề như: Claudio và Lowe (2002) đã tìm thấy bằng chứng rằng áp lực lạm phát có thể dễ tìm thấy bằng chứng trong thị trường tài sản tài chính hơn là thị trường hàng hóa. Những chính sách tháo gỡ nhằm tạo sự cân bằng giá tài sản từ các thời kỳ trước sẽ tạo ra sự bất ổn ở thời điểm hiện tại, điều này ngụ ý rằng giá tài sản từ các thời kỳ trước đó ảnh hưởng đến chính chúng ở thời điểm hiện tại và gây ra bất ổn tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa giá tài sản và chính sách tiền tệ ở việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)