Quản trị thu nhập và sự giàu có của cổ đơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa định giá cao và quản trị thu nhập trên TTCK việt nam (Trang 30 - 33)

2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.4. Quản trị thu nhập và sự giàu có của cổ đơng

Định giá cao ảnh hưởng đến quản trị thu nhập thông qua các hành động của nhà quản lý, vậy liệu nhà quản lý trong quá trình thực hiện quản trị thu nhập có hi sinh những lợi ích của cổ đơng vì những mục tiêu ngắn hạn khơng? Theo những nghiên cứu trước đây, câu trả lời là có. Theo Jensen (2005) cho rằng quản trị thu nhập sẽ không tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, việc quản trị thu nhập là cách thức trình bày sai lệch những con số nhằm truyền đạt những thông tin mà thị trường muốn nghe hơn là những gì thực sự đang diễn ra của cơng ty, đó là lời nói dối. Khi đó, các quyết định hoạt động sẽ đáp ứng những kỳ vọng của thị trường và hủy hoại giá trị trong dài hạn của doanh nghiệp. Một khi chúng ta đã bắt đầu trò chơi - quản trị thu nhập, các nhà quản lý không thể nào dừng lại được, nó sẽ kéo theo những trò chơi khác ở phía sau. Nếu chúng ta gặp khó khăn để đạt được mục tiêu thu nhập trong năm nay và nhà quản lý sử dụng quản trị thu nhập, họ sẽ đẩy chi phí vào tương lai và đưa thu nhập của tương lai về hiện tại. Việc mượn doanh thu tương lai và đẩy các khoản chi phí lên địi hỏi một sự sai lệch trong báo cáo tài chính trong tương lai để ngăn chặn “ngày phán xét”, và khi “ngày phán xét” đến, cổ đông sẽ là những người gánh chịu những tổn thất từ hành vi - trò chơi của nhà quản lý.

Dựa vào những nghiên cứu trước có 4 ngun nhân chính mà Chi và Gupta (2009) cho rằng dẫn đến việc các nhà quản lý sẽ hủy hoại lợi ích của cổ đơng khi tăng quản trị thu nhập:

 Thứ nhất, nhà quản lý tập trung vào quản trị thu nhập rất dễ dẫn đến việc từ bỏ nhiệm vụ chính của họ, từ đó phí phạm nguồn lực và đưa ra những quyết định sai lầm, hy sinh lợi ích lâu dài của cổ đông để tập trung vào các giá trị ngắn hạn. Theo Graham và cộng sự (2006) thực hiện nghiên cứu phỏng vấn CFO của các công ty từ năm 2003 đến năm 2005, các tác giả nhận thấy rằng các

CFO có khuynh hướng từ bỏ các mục tiêu dài hạn và tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn nhằm quản trị thu nhập. Hành động này của các CFO xuất phát từ sức ép từ thị trường tài chính. Khi thị trường có những kỳ vọng cao hơn thực tế, để tránh những tác động bất lợi khi thu nhập không đạt được như kỳ vọng, các CFO sẽ tập trung vào các thu nhập ngắn hạn. Các tác giả tìm thấy 78% các cơng ty đại chúng hủy hoại giá trị doanh nghiệp để làm dịng thu nhập ít biến động.

 Thứ hai, về dài hạn, việc định giá cao này sẽ khơng cịn, giá cổ phiếu sẽ giảm về giá trị thực. Việc nhà quản lý cố gắng kéo dài thời gian định giá cao có thể dẫn đến một sự thay đổi đột ngột trong báo cáo thu nhập và giá cổ phiếu trong tương lai. Khi đó, mức độ biến động trong báo cáo thu nhập tăng làm doanh nghiệp gánh chịu những rủi ro, cuối cùng là tăng chi phí sử dụng vốn và giảm giá trị doanh nghiệp, Chi và Gupta (2009).

 Thứ ba, việc quản trị thu nhập có thể làm giảm tín nhiệm của doanh nghiệp, làm tăng chi phí mà cổ đơng phải chịu. Karpoff và cộng sự (2006) nghiên cứu sự tổn thất của doanh nghiệp trong việc quản trị thu nhập thông qua những hành vi làm sai lệch báo cáo tài chính. Các tác giả chỉ ra với mỗi đôla kiếm được từ việc làm sai lệch báo cáo tài chính sẽ tạo ra một khoản lỗ 4.08 đôla (cổ đông sẽ mất 1 đôla kiếm được và thêm 3.08 đôla) khi sai lệch này được phát hiện. Trong 3.08 đôla mất thêm mà cổ đơng phải chịu thì 88% trong đó đến từ những tai tiếng mà doanh nghiệp phải gánh chịu.

 Thứ tư, Kedia and Philippon (2007) cho thấy quản trị thu nhập thường đi kèm với những hành vi làm méo mó báo cáo tài chính. Hai tác giả tìm thấy khi báo cáo tài chính bị sai lệch các doanh nghiệp có khuynh hướng mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động. Trong những giai đoạn như vậy doanh nghiệp tăng trưởng rất nhanh, đi kèm với đó là các hành động thực hiện quyền chọn cổ phiếu của các nhà quản lý. Sau khi những sai lệch trong báo cáo tài chính được

phát hiện, tăng trưởng của công ty trở nên thấp, quy mô bị thu hẹp nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận cũng như lợi ích trong dài hạn của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chi và Gupta (2009) cho thấy mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và sự giàu có của cổ đơng. Hai tác giả đo lường sự giàu có của cổ đơng thơng qua hai tiêu chuẩn là tỷ suất sinh lợi bất thường của cổ phiếu và hiệu quả hoạt động (sử dụng tỷ số EBITDA trên tổng tài sản để đo lường). Chi và Gupta (2009) nhận thấy mối quan hệ giữa quản trị thu nhập và sự giàu có của cổ đơng là ngược chiều, nếu nhà quản lý quản trị thu nhập nhằm đáp ứng kỳ vọng của thị trường khi cổ phiếu định giá cao, các nhà quản lý sẽ hủy hoại sự giàu có của cổ đơng.

Vì vậy, nếu tìm thấy được mối quan hệ giữa định giá cao và quản trị thu nhập, chúng tôi sẽ nghiên cứu mối quan hệ ngược lại giữa quản trị thu nhập và sự giàu có của cổ đơng.

Giả thuyết 2: Có mối quan hệ ngƣợc chiều giữa quản trị thu nhập và sự giàu có của cổ đơng.

Bảng 2.1: Tóm tắt giả thuyết nghiên cứu

Mối quan hệ Kỳ vọng đấu

Giả thuyết 1 Định giá cao và quản trị thu nhập (+)

Giả thuyết 2 Quản trị thu nhập và sự giàu có của cổ đơng (-) Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa định giá cao và quản trị thu nhập trên TTCK việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)