Phân loại theo trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Đại học 41 33.33
Cao đẳng 11 8.94
Trung cấp 24 19.51
Công nhân kỹ thuật 8 6.50
Lao động phổ thông 39 31.71
Tổng 123 100.00
(Nguồn: Phòng Hành chánh - Tổ chức) Bảng 2.9 cho thấy, Imex CuuLong hiện có 123 lao động với cơ cấu về trình độ như sau: lao động có trình độ đại học chiếm 33%, cao đẳng chiếm 9%, trung cấp - nghề chiếm 26% và lao động phổ thông chiếm 32%. Sự phân bố về trình độ nhân lực trong hệ thống quản lý của Công ty là khá phù hợp với lĩnh lực kinh doanh xuất khẩu gạo, cụ thể, cấp quản lý và nhân viên làm việc văn phịng đều ở trình độ chuyên môn cao đại học và sau đại học. Các nhân viên trực tiếp quản lý máy móc và dây chuyền trong các xí nghiệp chế biến đều có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên. Và một số lượng khá đơng nhân viên có trình độ trung học phổ thơng được phân bố tại các xí nghiệp chế biến.
40
Bảng 2.10: Thu nhập bình qn của nhân viên Cơng ty giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Thu nhập bình quân (Triệu đồng/người) 7 6.2 4.5 (0.8) (11.43) (1.7) (37.78) (Nguồn: Phịng Hành chính - Tổ chức) Công ty trả lương cho lao động dựa trên tính phức tạp, hiệu quả công việc từng cá nhân và gắn với kết quả kinh doanh từng đơn vị. Hàng năm, Công ty đều củng cố và sửa đổi quy chế trả lương về chế độ nâng lương, đồng thời áp dụng hệ số lương hiệu quả mới nhằm đảm bảo thu nhập hợp lý, công bằng và phát huy năng lực đóng góp của từng cá nhân trong đơn vị. Theo bảng 2.10, tiền lương bình quân của người lao động đang bị giảm sút là do tình hình kinh doanh của Cơng ty vẫn cịn khó khăn nên người lao động chỉ hưởng 70 - 75% lương hiệu quả, mức lương tuy giảm nhưng vẫn ở mức khá và vẫn đảm bảo chi phí cuộc sống của người lao động.
- Các chính sách đối với người lao động: được Công ty chú trọng, cụ thể, công tác thu hút nhân lực được thực hiện hàng năm theo kế hoạch để luôn đảm bảo số lượng nhân viên cho công việc. Các công tác đào tạo phát triển như đào tạo bên ngoài và nội bộ với nội dung chuyên sâu về quản lý điều hành, chuyên môn nghiệp vụ… luôn được tiến hành hàng năm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Cơng ty cịn rất quan tâm đến công tác khen thưởng nhằm tạo động lực phấn đấu người lao động, động viên họ hăng say làm việc, phát huy sáng kiến, cải tiến nghiệp vụ và vượt qua khó khăn để làm việc với năng suất và chất lượng cao.
Tóm lại, tình hình nhân sự của Cơng ty tương đối ổn định, các vị trí được bố trí phù hợp với trình độ và năng lực của họ, các chính sách đối với người lao động cũng được Cơng ty quan tâm chú trọng. Ngồi ra, đội ngũ nhân lực có trình độ đại học chiếm giữ tỷ lệ khá lớn, đây chính là thành phần chủ chốt trong bộ máy quản lý vừa có kiến thức chuyên môn vừa am hiểu nghiệp vụ cùng kinh nghiệm lâu năm trong quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô và phát triển hoạt động kinh doanh của Cơng ty.
41
2.2.6 Hoạt động tài chính
Năng lực tài chính của Cơng ty được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu tài chính và để đánh giá sự ảnh hưởng của năng lực tài chính đến hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty, ta sẽ xem xét các chỉ tiêu tài chính trong bảng 2.11 qua các năm như sau:
Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu tài chính của Cơng ty giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 1,13 1,17 1,22
Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0,93 1,05 0,95
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 34,18 26,95 16,04
Vòng quay tổng tài sản Vòng 7,42 4,19 2,66
Ngày thu tiền bình quân Ngày 75,99 47,17 21,54 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Lần 6,87 5,86 4,52 Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn % 85,29 81,89 79,48 ROS = Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần % 2,01 0,44 0,27 ROA = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản % 5,35 2,35 1,13 ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu % 22,09 8,09 5,98
(Nguồn: Phịng Kế tốn - Tài vụ) - Chỉ số thanh toán hiện hành của Cơng ty được duy trì khá tốt ở mức lớn hơn 1 cho thấy Cơng ty có khả năng chủ động về tài chính, vẫn đảm bảo đủ nguồn tiền để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn.
- Vòng quay hàng tồn kho đang có xu hướng giảm, là do số lượng hàng tồn kho một số loại gạo đặc chủng như gạo jasmine, gạo hạt trung… từ các năm trước mang sang lớn vì tình hình kinh doanh các mặt hàng này không thuận lợi dẫn đến thời gian trữ hàng bị kéo dài.
- Vòng quay tổng tài sản cũng đang giảm, là do Công ty đầu tư khá lớn vào tài sản cố định như máy móc thiết bị, nhà xưởng kho bãi… ở các đơn vị trực thuộc tại Lấp Vò (Đồng Tháp) và Thoại Sơn (An Giang), nhưng bước đầu kinh doanh chưa hiệu quả vì hai đơn vị này mới hoạt động hơn 1 năm nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ thấp do đó chưa tạo ra nhiều doanh thu.
42
- Ngày thu tiền bình qn của Cơng ty khá cao trong năm 2011 nhưng sau đó nhờ kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản phải thu nên Công ty đã kịp thời rút ngắn thời gian thu hồi.
- Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn khá lớn, cho thấy Công ty sử dụng một tỷ lệ nợ vay đáng kể trong tổng nguồn vốn, trong đó gần 90% là vốn vay ngân hàng nên phát sinh chi phí lãi vay lớn.
- Các chỉ số sinh lời của Công ty đang giảm, là do ảnh hưởng bởi khó khăn về đầu ra cùng với giá gạo giảm sút nên doanh thu giảm, mặt khác chi phí lãi vay cao nên dẫn đến lãi rịng thấp, từ đó ảnh hưởng tới các chỉ số sinh lời. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của xuất khẩu gạo cả nước, nhiều doanh nghiệp cùng ngành nghề thua lỗ thì kết quả đạt được của Cơng ty là đáng khích lệ.
- Quản lý các rủi ro tài chính: được Cơng ty kiểm sốt chặt chẽ. Trong đó, rủi ro lãi suất liên quan đến các khoản vay được Công ty quản lý bằng cách phân tích tình hình thị trường để có được lãi suất có lợi nhất và nằm trong giới hạn quản lý rủi ro của Công ty; rủi ro tín dụng liên quan đến tín dụng khách hàng được quản lý qua các chính sách và quy trình kiểm sốt có liên quan đến rủi ro này; cịn đối với rủi ro tín dụng từ tiền gửi ngân hàng, Công ty nhận thấy mức độ rủi ro này là thấp do Cơng ty chủ yếu duy trì tiền gửi tại các ngân hàng lớn và có uy tín ở Việt Nam.
Tóm lại qua phân tích các chỉ số tài chính, rút ra được một số nhận xét sau: - Khả năng thanh tốn của Cơng ty khá tốt, rủi ro về tài chính thấp tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty giành được sự tin tưởng từ các đối tác.
- Khả năng quản lý các rủi ro tài chính liên quan đến lãi suất, các khoản phải thu khách hàng và tiền gửi ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ.
- Khả năng sinh lợi của Công ty đang giảm nhưng vẫn ở mức sinh lợi.
- Khả khả năng tiếp cận tín dụng của Cơng ty khá tốt do có thể tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng lớn và uy tín như: Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng NN & PTNT, Vietcombank, MHB, Viettinbank, BIDV, ACB, HSBC...
- Công ty cịn gặp khó khăn về lượng hàng tồn kho gạo đặc chủng làm phát sinh thêm chi phí bảo quản và lãi vay lớn.
43
2.2.7 Hoạt động quản lý chất lƣợng
Cơng ty ln xem trọng chất lượng sản phẩm vì đó là yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chất lượng gạo xuất khẩu trước hết phải tuân theo tiêu chuẩn do Nhà nước Việt Nam ban hành (TCVN 5644-1999 áp dụng cho gạo trắng hạt dài xuất khẩu); ngồi ra cịn tùy theo thị hiếu, thói quen sử dụng của từng thị trường mà sẽ có những quy định riêng về chất lượng sản phẩm. Các quy định này được ghi cụ thể trong hợp đồng xuất khẩu ký kết giữa hai bên, và khi Công ty tiến hành giao hàng với khách hàng thì sẽ có đơn vị giám định chất lượng thứ ba do khách hàng chỉ định.
Việc kiểm tra chất lượng trong quá trình thu mua và chế biến sẽ do các cán bộ KCS đảm trách với yêu cầu tuân thủ quy trình chất lượng và tuân thủ các thông số tiêu chuẩn đã được quy định trong các thủ tục. Công ty đánh giá công việc này rất quan trọng nên luôn chú trọng đào tạo và tuyển dụng cán bộ KSC chuyên nghiệp tại các trường nghiệp vụ về lương thực thực phẩm để đủ trình độ và kiến thức kiểm tra sơ bộ chất lượng hàng hóa theo hợp đồng đã ký với khách hàng nước ngoài.
Từ năm 2011 đến nay, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 cho tất cả các hoạt động có liên quan đến xuất khẩu gạo nhằm quản lý tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng từ khâu thu mua đầu vào đến đầu ra, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí hoạt động.
2.2.8 Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Hiện tại, Cơng ty vẫn chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển riêng biệt nên hoạt động này còn rời rạc và chưa chuyên nghiệp. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển chỉ mới tập trung vào nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất và các trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hao hụt trong sản xuất. Trong khi, các hoạt động nghiên cứu và phát triển có liên quan đến việc tạo ra tính khác biệt và gia tăng giá trị sản phẩm nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của Cơng ty trên thị trường thì cịn rất hạn chế và chưa được đầu tư đúng mức.
Do vậy, trong cơ cấu sản phẩm hiện vẫn chưa có sản phẩm nào mang nét nổi bật riêng của Công ty và khác biệt so với các đối thủ trong ngành, vì thế các khách
44
hàng có thể tiếp cận thu mua nguồn hàng từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau. Điều này gây nên áp lực cạnh tranh về giá và chăm sóc khách hàng cho Công ty trong giành lấy khách hàng.
2.2.9 Cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý
Bộ máy tổ chức của Công ty theo mô hình trực tuyến (hình 2.2). Trong đó mối quan hệ giữa Ban giám đốc với các đơn vị và phòng ban là mối quan hệ dọc (Ban giám đốc trực tiếp lãnh đạo và kiểm tra các phòng nghiệp vụ, chi nhánh và xí nghiệp). Còn mối quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc là mối quan hệ ngang nhau (quan hệ phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp thông tin và số liệu để báo cáo) và tất cả phải thống nhất theo chỉ đạo của Ban giám đốc hoặc nếu có ý kiến khác nhau thì phải trình Ban giám đốc để xử lý.
(Nguồn: Phòng Hành chánh - Tổ chức)
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
- Ban Giám đốc: là những người trực tiếp quản lý và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của Công ty theo kế hoạch hàng năm được Đại hội đồng cổ đông và Hội
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Văn phòng đại diện TP. HCM Phòng Hành chánh -Tổ chức Phòng Kế hoạch - Đầu tư Phòng Kế tốn - Tài vụ Xí nghiệp LT Cái Cam Xí nghiệp LT Cổ Chiên Xí nghiệp LT Tân Quy Tây Công ty Lấp Vị Cơng ty Vĩnh Trạch Công ty Xuân Hiệp Ban kiểm soát
Điều hành trực tiếp
Kiểm tra giám sát
45
đồng quản trị thông qua. Đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thay mặt Hội đồng quản trị quản lý tồn bộ tài sản của Cơng ty, đối nội cũng như đối ngoại với các đối tác.
- Phòng Hành chánh - Tổ chức: có chức năng tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty; theo dõi quản lý lao động tồn Cơng ty; vấn đề chấp hành pháp luật cùng các văn bản của Nhà nước điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Công ty; thực hiện cơng tác an tồn lao động, vệ sinh môi trường, bảo vệ an ninh trật tự và tài sản cơ quan.
- Phịng Kế tốn - Tài vụ: có chức năng xây dựng hệ thống kế toán quản trị tồn Cơng ty; lập kế hoạch, quản lý và bảo toàn vốn kinh doanh, giúp Giám đốc phân tích hiệu quả kinh doanh từng thương vụ, phân tích tình hình tài chính của các xí nghiệp trực thuộc và Công ty để khai thác tốt nhất mọi nguồn lực của Công ty.
- Phịng Kế hoạch - Đầu tư: có chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cho Công ty; theo dõi tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh tồn Công ty và lập các báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước và Ban giám đốc; quản lý các hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng; nghiên cứu đề xuất các dự án đầu tư phát triển, mặt hàng mới, ngành nghề mới; và giới thiệu quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
- Văn phòng đại diện: có chức năng đàm phán, giao dịch hợp đồng mua bán, ủy thác xuất nhập khẩu với các khách hàng trong và ngoài nước; tổ chức thực hiện giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của Cơng ty (phối hợp với Phịng Kế hoạch đầu tư) và thực hiện thanh tốn xuất nhập khẩu; đại diện Cơng ty trong quan hệ tiếp xúc khách hàng, các cơ quan hữu quan và các đối tác khác tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các xí nghiệp lương thực: có chức năng tổ chức mua bán, xay xát, chế biến, bảo quản lương thực thực phẩm, nông sản, nguyên liệu, nông sản sơ chế... và các loại hàng hoá khác theo yêu cầu của Cơng ty; quản lý và sử dụng có hiệu quả tốt nhất vốn và tài sản do Công ty giao.
Với cách tổ chức trên, cơ cấu tổ chức của Cơng ty có những ưu điểm và nhược điểm sau:
46
- Ưu điểm: cơ cấu tổ chức gọn nhẹ với ít tầng nấc trung gian giúp Cơng ty tiết
kiệm chi phí quản lý, cho phép thơng tin trực tiếp và các quyết định được thực hiện nhanh chóng.
- Nhược điểm: phịng Kế hoạch - Đầu tư hiện đang thực hiện quá nhiều công
việc từ tổ chức thực hiện xuất khẩu, nghiên cứu phát triển mặt hàng mới đến các chương trình marketing do đó dẫn đến công việc bị quá tải.
Một trong những điểm mạnh của Imex CuuLong chính là đội ngũ quản lý có năng lực, đầy nhiệt huyết và năng động. Tổng giám đốc vừa có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, vừa có kiến thức và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, từng được phong tặng là “Doanh nhân xuất sắc toàn quốc năm 2009” và “Doanh nhân tiêu biểu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2012”. Các phó giám đốc, các giám đốc đơn vị trực thuộc và các trưởng phòng ban chức năng đều là những người có kiến thức chun mơn và kinh nghiệm quản lý vững chắc, đủ sức giúp việc cho Giám đốc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và hồn thành kế hoạch kinh doanh của Cơng ty.
2.3 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo tại Công ty 2.3.1 Những hạn chế