Tín hiệu và nhiễu trong băng tần ISM

Một phần của tài liệu Thực trạng về xu hướng phát triển mạng thông tin di động 4G trên thế giới (Trang 45)

Băng tần ISM là yêu cầu của phần còn lại ở băng tần bắt buộc mà nó được thiết lập tới mức tối đa ngang bằng công suất phát với mục tiêu giảm tối đa nhiễu giữa các người dùng khác nhau. Giá trị cực đại của công suất phát phụ thuộc vào mỗi modul điều khiển. Ở Mỹ, hội (FCC) đã cố định giới hạn là 1W, ở Châu Âu, ETSI đã đặt giới hạn cường độ bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) là 100mW, ở Nhật bản là 10mW/MHz. Vì thế dẫn đến việc thiếu một sự phối hợp điều khiển

thực sự để đưa ra các chuẩn chung cho những vùng sử dụng cùng băng tần, điều quan trọng là phải dựa trên giá trị của công suất phát được thiết lập mà không làm thay đổi truyền thông của các thiết bị cận kề. Trên thực tế việc thiết lập này biết rằng bất kỳ sóng RF nào được phát bởi thiết bị radio của mạng WLAN mà không được xác nhận như là một tín hiệu được tạo ra bởi IEEE 802.11b trong phạm vi DS sẽ được xem là nhiễu. Đặc biệt nó bao gồm cả tín hiệu 802.11b được tạo ra bởi các thiết bị hoạt động trong các băng tần khác. Sự tồn tại của tín hiệu nhiễu làm cho bên thu sẽ nhận được các gói tin bị lỗi ( tạo ra trong quá trình truyền dữ liệu trong lớp MAC) làm giảm hiệu suất truyền. Như ta đã biết các thiết bị cũng có một cơ chế làm giảm tốc độ truyền ( sau khi hai lần truyền gói tin thất bại, NACK được gửi đi), sự có mặt của nhiễu có thể dẫn tới sự thoả thuận truyền với tốc độ bit thấp hơn (từ 11Mbps thành 5.5,2,hay thậm trí là 1 Mbps với sự giảm lưu lượng đáng kể). Nói chung để tránh tình trạng này thì cần thiết duy trì một mức tín hiệu trong khoảng 10-12 dB hơn mức ồn. Một menu được đưa ra trong hình 2.30 như một khuyến nghị người dùng theo dõi tín hiệu và nhiễu của mỗi kết nối tại bất kỳ thời điểm nào để giúp tìm ra vị trí tối ưu của thiết bị.

Hình 2.30 Hiển thị giá trị tín hiệu và ồn đo được tại thiết bị gốc và thiết bị từ xa

Điều này cần được đề cập vì chúng ta không chỉ quan tâm tới nguồn nhiễu thông thường như là vi sóng hay đường dây cung cấp nguồn mà còn quan tâm tới lan truyền đa đường. Trên thực tế việc sử dụng DS spread spectrum trong IEEE 802.11b cho phép chúng ta lan truyền đồng thời tới một điểm (phụ thuộc vào mối quan hệ giữa thời gian trễ và khe thời gian) bằng việc thực hiện một cấu trúc RAKE ở nơi nhận- đa số các nhà sản xuất đều làm như thế. Chúng ta phải chú ý rằng việc thực hiện truyền tin tốt thì phải từng phần triệt tiêu nhiễu như trong các lò và những mô tô điện.

Một phần của tài liệu Thực trạng về xu hướng phát triển mạng thông tin di động 4G trên thế giới (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w