Các giải pháp đồng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát và ứng dụng mô hình arima để dự báo lạm phát ở việt nam (Trang 62)

6. Nội dung nghiên cứu

2.3. Biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong thời kỳ 2008-2013

2.3.5. Các giải pháp đồng bộ

Xuất phát từ mối quan hệ đồng bộ và nhân quả giữa kinh tế và các vấn đề xã hội, đặc biệt là an sinh xã hội, có độ nhạy cảm cao với mọi tầng lớp dân cư. Do vậy mặc dù trong điều kiện kinh tế lạm phát, Chính phủ vẫn cải thiện đời sống vật chất cho mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực hoạt động với các hình thức và mức hổ trợ tương thích trong khả năng mà Chính phủ có thể đảm bảo phương sách này được coi như là một thành tố quan trọng trong chính sách kiềm chế hiệu quả lạm phát và ổn định về chính trị.

Ngồi ra chính phủ cịn hỗ trợ bằng các gói kích hoạt kinh tế lên hàng ngàn tỷ VND (theo tơi nên dùng kích thích kinh tế hoặc kích hoạt kinh tế mà khơng nên dùng kích cầu - bởi nếu xét về các mặt quan hệ, nội dung kinh tế, mục tiêu, đối tượng, hạn định tác động và hiệu quả kinh tế của nó thì sử dụng “kích cầu” là khơng chuẩn xác.)

Bên cạnh đó chính phủ cịn hỗ trợ lại suất cho các đối tượng kinh tế tham gia tích cực vào q trình hồi phục kinh tế ở Việt Nam. Nhìn chung hiệu quả của nó mang lại là khả quan.

Nhìn trên tồn cục, các giải pháp này có tầm chiến lược và thích ứng với q trình kiểm sốt lạm phát diễn ra trong thế phát triển tích cực theo xu hướng tồn cầu hóa kinh tế ở Việt Nam.

Trong hệ thống giải pháp đó, có những giải pháp có tính quyết định, có giải pháp hỗ trợ, cũng với các giải pháp đồng bộ, hướng vào tiêu điểm là kiềm chế một cách tích cực tình hình lạm phát đồng thời bảo đảm sự ổn định căn cơ trong quan hệ qua lại giữa kinh tế và xã hội cho q trình phát triển bền vững sau đó.

Các giải pháp nói trên đã đạt được những kết quả ban đầu như tỷ giá có xu hướng ổn định dần; thị trường ngoại tệ phi chính thức giảm về quy mô và mức độ hoạt động; cung-cầu ngoại tệ bớt căng thẳng hơn; quy mô thị trường vàng tự do được thu hẹp đáng kể, nhất là vàng miếng; việc sử dụng vàng làm phương tiện đầu cơ, làm phương tiện thanh toán cũng giảm hẳn.

Tuy vậy, việc triển khai Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và Kết Luận số 02-KL/TW cho đến nay cịn có một số khiếm khuyết sau:

Các giải pháp về tiền tệ đã được thực hiện khá quyết liệt, bám sát nội dung và tinh thần Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị. Nhưng, một số giải pháp tỏ ra là chưa thật hợp lý.

Khác với chính sách tiền tệ, các giải pháp về tài khóa chưa được thực hiện đúng theo yêu cầu của Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị, và chưa có tác dụng đáng kể. Các địa phương, các ngành vẫn khởi công dự án mới. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước vẫn tăng hơn so với năm ngoái. Số vốn đầu tư được báo cáo là sẽ cắt giảm, đình hỗn và điều chuyển vẫn còn thấp hoặc chưa đủ độ tin cậy. Danh mục cụ thể các dự án được cắt giảm vẫn chưa được xác định cụ thể và công bố công khai. Cũng tương tự như vậy đối với danh mục các dự án sẽ được bổ sung thêm vốn từ việc điều chuyển vốn từ các dự án bị cắt giảm.

Một lần nữa, có sự thiếu hụt đáng kể trong phối hợp cần có giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong cuộc chiến chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Các giải pháp được thực hiện cho đến nay cịn mang nặng tính hành chính, ngắn hạn và tình thế; chưa đặt trong tổng thể các giải pháp đổi mới mơ hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế; nên chưa hướng đến giải quyết nguyên nhân cơ bản của lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô ở nước ta.

Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ và Kết luận số 02-KL/TW của Bộ chính trị được đánh giá là phù hợp để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Thực hiện các biện pháp chống lạm phát, bên cạnh các kết quả bước đầu, cũng đã gây ra một số khó khăn ngắn hạn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như lãi suất vay vốn cao, khó tiếp cận vốn tín dụng, tiêu thụ hàng hóa khó khăn do sức cầu yếu, tốc độ tăng trưởng thực tế thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch…

2.3.6. Những thành công đạt được và tồn tại trong việc thực hiện chính sách vĩ mơ kiềm chế lạm phát của Chính phủ

2.3.6.1. Những thành công đạt được

Tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của chính phủ về tiết kiệm 10% chi tiêu thường xuyên (trừ các khoản có liên quan đến người lao động).

Chính sách tiền tệ linh hoạt, thay đổi phù hợp với từng thời kỳ biến động của Việt Nam.

Nhà nước đã từng bước cắt giảm các hoạt động đầu tư công và đầu tư vào các kĩnh vực kinh tế không đạt hiệu quả, giảm bớt bội chi ngân sách.

Thực hiện chính sách an sinh xã hội, lập các quỹ bình ổn giá trên thị trường.

2.3.6.2. Những tồn tại trong việc thực hiện chính sách vĩ mơ kiềm chế lạm phát của chính phủ

Do nới lỏng tỷ giá hối đối có thể dẫn đến đồng tiền Việt Nam bị đánh giá quá cao. Hàng xuất khẩu tăng giá sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu vì 90% hàng xuất khẩu của nước ta được thanh tốn bằng đơla Mỹ đồng thời kéo theo tình trạng nhập siêu, thâm hụt cán cân thương mại.

Lãi suất ở Việt Nam là lãi suất thực âm. Để chống được lạm phát thì phải thực hiện lãi suất thực dương nhưng trên thực tế trong các năm vừa qua lãi suất huy động lại thấp hẳn so với mức lạm phát. Điều này dẫn đến chính sách lãi tiền gửi thực âm, khiến đồng tiền Việt Nam bị mất giá và kéo dài tình trạng thừa tiền trong lưu thơng, tính thanh khoản của các ngân hàng yếu, hoạt động cho vay tắc nghẽn.

Hội chứng thành lập ngân hàng mới trong các năm 2006-2010 gây nên tình trạng tăng vốn điều lệ, gia tăng phương tiện lưu thông khơng kiềm chế được lạm phát.

Chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản sụt giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề nợ đọng, tính thanh khoản và độ an

Giảm chi tiêu tăng trưởng làm giảm tốc độ phát triển, tiền mặt trong xã hội không đưa được vào đầu tư gây ứ đọng vốn nguy cơ gây lạm phát ở các chu kỳ sau

Nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào kế hoạch và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua chỉ thị của Đảng, trọng tâm của nền kinh tế là các con số tăng trưởng hàng năm. Để đạt chỉ tiêu đã đề ra, nhà nước khuyến khích đầu tư và các doanh nghiệp quốc doanh được tạo điều kiện mượn nợ ngân hàng dễ dàng cho các dự án đầu tư. Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính, các doanh nghiệp còn đầu tư vào các lĩnh vực thiếu chuyên môn, đặc biệt vào các lĩnh vực bất động sản hoặc có nhiều rủi ro như chứng khốn . Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp quốc doanh dùng 60% tiền mượn đầu tư vào các lĩnh vực chuyên môn và 40% đầu tư vào các lĩnh vực mà họ khơng hiểu biết. Do thiếu trình độ chuyên môn nên các khoản đầu tư này thường thua lỗ, dẫn đến việc doanh nghiệp khơng thể hoặc khơng có khả năng trả được nợ ngân hàng.

Như vậy trong chương 2 đề tài đã đi sâu tìm hiểu tình hình lạm phát tại Việt Nam từ 2008 tới 2013 cũng như nguyên nhân gây ra lạm phát, các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong thời kỳ này. Nguyên nhân gây ra lạm phát Việt Nam xuất phát từ nội lực của nền kinh tế cũng như các yếu tố khách quan từ bên ngồi.Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp kịp thời để kiềm chế lạm phát.

CHƯƠNG 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ KIỂM SỐT LẠM PHÁT. ỨNG DỤNG MƠ HÌNH ARIMA VÀO DỰ BÁO LẠM PHÁT TẠI

VIỆT NAM

3.1. Những kiến nghị góp phần kiểm sốt lạm phát nền kinh tế Việt Nam

- Về chính sách tiền tệ: mục tiêu đầu tiên của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng nội tệ trên cơ sở kiểm soát lạm phát. Chúng ta đều biết vấn đề quan trọng là kiểm soát lạm phát chứ khơng phải triệt tiêu nó ví tỉ lệ lạm phát vừa phải sẽ có những tác động tích cực lên nền kinh tế. Trách nhiệm này thuộc về NHNN, thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ của mình NHNN sẽ phải cố gắng điều tiết mức cung tiền cho hợp lý. Vì vậy vấn đề nâng cao trình độ của các nhà hoạch định chính sách cũng rất quan trọng.

- Về chính sách tài khố: đối với nước ta hiện nay thì vấn đề đặt ra là phải kiện toàn bộ máy nhà nước, cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to lớn vào việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên của Chính phủ , trên cơ sở đó làm giảm bội chi ngân sách nhà nước. Phấn đấu tăng thu, thực hiện triệt để tiết kiệm nhằm giảm bội chi ngân sách nhà nước, tăng dự trữ tài chính bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước vững chắc, lành mạnh là biện pháp cơ bản để góp phần kiềm chế lạm phát. Các ngành, các cấp phải coi việc chỉ đạo thu chi ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm. Ngồi ra, chính phủ cần nghiên cứu chính sách thuế. Bộ tài chính, Tổng cục hải quan cần tăng cường công tác quản lý thu và chống thất thu thuế, bảo đảm thu đúng thu đủ theo quy định của pháp luật, phối hợp với các ngành các cấp quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, đấu tranh chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật, khai man doanh số và chậm nộp thuế. Tổ chức thanh tra và kiểm tra việc thu thuế, cải tiến thủ tục nộp thuế, tránh phiền hà cho người nộp thuế.

Trong thời gian tới Chính phủ cần thực hiện đồng bộ những giải pháp điều tiết kinh tế vĩ mô sau:

- Phát triển thị trường vốn ngắn hạn, củng cố thị trường tín phiếu kho bạc. Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính tổ chucé diều hành có hiệu quả thị trường này nhằm thức đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần kiểm sốt lạm phát nhất là trong dịp Tết nguyen đán.

- Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ để ổn định lãi suất nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trường hợp có nhiều yếu tố bất lợi làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vượt khỏi tầm kiểm soát, cần áp dụng kịp thời các giải pháp thắt chặt tiền tệ trên cơ sở sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ, như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiểm sốt tín dụng, đồng thời tiếp tục sử dụng nghiệp vụ thị trường mở như công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong đó lãi suất nghiệp vụ thị trường mở được điều chỉnh tăng trên cơ sở tơn trọng ngun tắc thị trường để phát tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ thận trọng và thúc đẩy các tổ chức tín dụng tập trung huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ phương tiện thanh toán đã dự kiến. Yêu cầu các ngân hàng thương mại thu hồi nợ đến hạn và quá hạn, khống chế hạn mức tín dụng, kiểm sốt sốt định mức dự trữ bắc buộc theo pháp lệnh ngân hàng.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt bám sát cung cầu về ngoại tệ trên thị trường, đảm bảo tỷ giá danh nghĩa bám sát tỷ giá thực, không để xảy ra các cú sốc đột biến về tỷ giá; tiếp tục phát triển các cơng cụ phịng chống rủi ro trên thị trường ngoại hối; phối hợp việc điều hành tỷ giá và điều hành lãi suất nhằm đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa lãi suất VND - tỷ giá - lãi suất ngoại tệ tránh gây tác động xấu thị trường ngoại hối đối với phát triển kinh tế. Ngoài ra, NHNN cần củng cố hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại an toàn, lành mạnh, hiện đại và bền vững hơn thông qua việc sửa đổi các quy định về mở văn phòng, chi nhánh, về phân loại nợ đọng và trích lập rủi ro tín dụng...

- Sử dụng công cụ thuế, hạn ngạch, các hàng rào kỹ thuật để điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu mặt hàng có thể gây biến động giá trong nước như gạo, sắt thép, phân

bón, chất dẻo...; đồng thời thực hiện tốt dự trữ các mặt hàng trên để can thiệp thị trường trong nước khi xảy ra những biến động do thiên tai và giá cả thế giới lên cao.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, quản lý thị trường, hệ thống phân phối để tránh đầu cơ, đẩy giá lên cao, đồng thời tiếp tục chấn chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế kinh doanh đối với một số vật tư, hàng hoá quan trọng như xi măng, sắt thép, phân bón, điện, than, thuốc chữa bệnh... để khắc phục tình trạng đầu cơ, mua bán lòng vòng, lũng đoạn thị trường…

- Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông thường Ngân hàng Trung ương cần phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, hạ thấp lãi suất chủ đạo, mở rộng cung ứng tiền cho nền kinh tế, tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Song bên cạnh việc kinh tế tăng trưởng theo ý muốn, thì lạm phát có thể tăng cao. Vì vậy, trong thực thi chính sách kinh tế vĩ mơ, thơng thường ít khí đạt được hai mục tiêu cùng một lúc.

- Ngân hàng nhà nước cần kiểm sốt các dịng vón đầu tư gián tiếp nhằm giảm tác động tạo ra sưc ép lên lạm phát. Điều này cần phải được xử lý thận trọng nhằm tránh những tác động bất lợi lên thị trường chứng khốn. Chính phủ phải cân nhắc lại những chính sách hiện tại của mình, nhất là việc khuyến khích một tỷ lệ đầu tư cao trong GDP như là một phương cách để đạt được tăng trưởng cao. Kết quả là chỉ số ICOR của Việt Nam hiện nay rất cao và điều này thể hiện sự kém hiệu quả của lượng vốn đầu tư.

- Đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, nâng cao tính độc lập của ngân hàng trung ương trong việc hoạch định thực thi chính sách tiền tệ và sự bền vững của hệ thống ngân hàng còn nhiều rủi ro; đẩy mạnh cải cách tài chính cơng theo hướng phân cơng, xác định trách nhiệm của các cơ quan, trách nhiệm giải trình đảm bảo cơng khai minh bạch; đẩy mạnh xã hội hố kinh tế, xã hội. Ngồi ra, phải phát triển thị trường vốn, tài chính phục vụ hiệu quả đầu tư phát triển, tăng cường kiểm soát chặt chẽ đầu tư gián tiếp, khuyến khích đầu tư dài hạn....

- Việt Nam đang tiếp tục mở cửa nền kinh tế theo xu hướng hội nhập, thực hiện các cam kết của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, AFTA, cam kết gia nhập WTO, nên thị trường trong nước diễn biến theo sát thị trường quốc tế. Trong q trình đó, Việt Nam được hưởng lợi từ giá cả xuất khẩu các mặt hàng có khối lượng lớn, thì cũng bị ảnh hưởng của giá cả biến động tăng của những mặt hàng nhập khẩu. Thời gian tới đây giá cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lạm phát và ứng dụng mô hình arima để dự báo lạm phát ở việt nam (Trang 62)