Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa sự biến động của các nhân tố kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam, biến phụ thuộc được sử dụng trong phân tích này là chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam và tác giả sử dụng các biến độc lập là các nhân tố vĩ mô bao gồm: chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số sản xuất công nghiệp IPI, lãi suất IR, cung tiền mở rộng M2 và tỷ giá hối đoái danh nghĩa NEER. Các biến kinh tế vĩ mô được lựa chọn tuy chưa cung cấp một nguồn đầy đủ các biến động kinh tế vĩ mô, việc lựa chọn được dựa trên cả lý thuyết và trên nghiên cứu thực nghiệm của Chinzara (2011)
3.2.1. Biến phụ thuộc
Chỉ số giá thị trường chứng khoán Việt Nam
Sử dụng chỉ số VN-Index làm đại diện cho chỉ số giá thị trường chứng khốn Việt Nam vì xét về thời gian và quy mơ hoạt động, giá trị vốn hóa, các tiêu chuẩn niêm yết thì chỉ số VN-Index có tính đại diện cao hơn so với HNX-Index, Upcom- Index. Chỉ số này được thu thập bằng cách lấy chỉ số giá đóng cửa vào ngày giao dich cuối cùng trong tháng của VN-Index từ website cophieu68.com.
Cách tính VN-Index:
Chỉ số VN-Index tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Pit: là giá tại thời điểm tính tốn của cổ phiếu i
Qit: là khối lượng cổ phiếu i đang lưu hành tại thời điểm tính tốn Pi0: là giá cổ phiếu i tại thời kỳ gốc
Qi0: là khối lượng cổ phiếu i tại thời kỳ gốc
3.2.2. Biến độc lập Chỉ số giá tiêu dùng CPI Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Chỉ số giá tiêu dùng được nhiều học giả đưa vào nghiên cứu tác động của nó lên thị trường chứng khoán như Nelson (1976), Jaffe và Mandelker (1976), Fama và Schwert (1977), Chen và các cộng sự (1986), Humpe và Macmillan (2007), Mohammad vàcác cộng sự (2009), Tunali (2010), Chinzara (2011).
Các bước tính chỉ số giá tiêu dùng:
1. Cố định giỏ hàng hóa: thơng qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng cơng thức sau:
CPIt = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hố thời kỳ t Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở
Trong bài nghiên cứu này, dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI được thu thập theo tháng từ nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO)
Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI
Chỉ số sản xuất Công nghiệp (IPI) là “chỉ tiêu nhanh” của các hoạt động công nghiệp, mà từ đó, chúng ta có thể xem xét tổng quan về hoạt động công nghiệp. Chỉ số IPI được các học giả Geske và Roll (1983), Chen vàcác cộng sự (1986), Fama (1990), Mohammad vàcác cộng sự (2009), Tunali (2010), Chinzara (2011) đưa vào mơ hình xem xét mối quan hệ với thị trường chứng khốn.
Phương pháp tính tốn :
Chỉ sốIPI = (Khối lượng tháng áo cáo hối lượng kỳ gốc) x 100
Trong bài nghiên cứu, chỉ số sản xuất công nghiệp được thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), dữ liệu được lấy theo tháng và được so sánh với năm gốc là 2005.
Lãi suất IR
Việc sử dụng biến lãi suất đưa vào mơ hình dựa trên các nghiên cứu của Bulmash và Trivoli (1991), Mukherjee vàNaka (1995), Gan vàcác cộng sự (2006), Tunali (2010),Tangjitprom (2011), Chinzanra (2011).
Trong bài viết, lãi suất tiền gửi tiết kiệm 1 năm được lấy đại diện cho biến lãi suất. Tác giả chọn lãi suất tiền gửi tiết kiệm bởi vì nhà đầu tư khi lựa chọn kênh đầu tư thích hợp sẽ cân nhắc giữa lãi suất chiết khấu chứng khoán và lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Giá trị của lãi suất theo tháng khá nhỏ so với các biến khác nên nó được lấy theo đơn vị là %/năm, như vậy, khi lấy log giá trị của lãi suất, giá trị của nó khơng bị âm hoặc gần 0, thuận tiện cho việc xem xét mối tương quan. Dữ liệu được lấy vào ngày cuối cùng của tháng từ nguồn Thống kê tài chính quốc tế(IFS).
Cung tiền mở rộng M2
Biến cung tiền mở rộng được đưa vào mơ hình từ những nghiên cứu củaMukherjee và Naka (1995), Maysami và Koh (2000), Ibrahim và Yusoff (2001), Humpe và Macmillan (2007), Mohammad vàcác công sự (2009), Tunali (2010), Chinzanra (2011).Cơng thức tính cung tiền mở rộng M2:
M2 = M1 + Chuẩn tệ (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn… tại các tổ chức tín dụng) (Tiền rộng; Tiền gửi tiết kiệm khơng thể tiêu ngay được)
M1 = M0 + Tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương (Đồng tiền mạnh)
M0 = Tổng lượng tiền mặt do NHTW phát hành đang được lưu thơng (Tiền cơ sở; Tiền hẹp; Tiền mặt có thể chi tiêu ngay lập tức)
Trong bài, dữ liệu lịch sử về cung tiền M2 được lấy theo tháng từ nguồn Thống kê tài chính quốc tế (IFS).
Tỷ giá hối đối danh nghĩa NEER
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là giá tương đối của một đồng tiền phải tính bằng đồng tiền khác.Sử dụng tỷ giá giữa tiền đồng Việt Nam so với đơ la Mỹ vì đơ la Mỹ là đồng tiền có mức độ phổ biến nhất trong các hoạt động kinh tế. Chỉ số này được lấy theo dữ liệu từ nguồn Thống kê tài chính quốc tế (IFS) vào ngày cuối cùng mỗi tháng.
Biến tỷ giá hối đoái được nhiều các học giả Bahmani-Oskooeea vàSohrabianb (1992), Ong và Izan (1999), Nieh và Lee (2001), Tabak (2006), Tunali (2010), Tangjitprom (2011), Chinzara (2011) đưa vào khảo sát trong các nghiên cứu của mình.
3.2.3. Biến kiểm soát
Từ nghiên cứu của Cho và Yoo (2011) và Chinzara (2011) cho thấy việc đưa biến khủng hoảng vào mơ hình có ý nghĩa thống kê cao. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến Dum_Crisis cho hai giai đoạn 2 năm 2008-2009 để đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng lên mơ hình nghiên cứu. Trong đó:
Dum_crisis = 1 cho giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009 Dum_crisis = 0 cho các năm còn lại.
Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong nghiên cứu
Tên biến Ký hiệu Nguồn Đơn vị
Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VN-Index Cophieu68.com Điểm Chỉ số giá tiêu dùng CPI GSO %
Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI GSO %
Lãi suất IR IFS %/ năm Cung tiền mở rộng M2 IFS VND
Tỷ giá hối đoái doanh nghĩa NEER IFS USD/VND
Biến khủng hoảng Dum_Crisis Biến kiểm soát