.Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự biến động của các nhân tố kinh tế vĩ mô và TTCK việt nam (Trang 74 - 75)

Tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khốn Việt Nam phụ thuộc khơng chỉ vào tỷ suất sinh lợi của chính nó trong giai đoạn trước mà còn chịu các tác động từsự biếnđộngtừ môi trường kinh tế vĩ mô. Dựa trên kết quả của bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất một số chính sách như sau:

Thứ nhất là về điều hành tỷ giá hối đoái. Trong giai đoạn từ 2008 đến nay, tỷ giá USD/VND đã nhiều lần bị điều chỉnh giảm giá để thực hiện các mục tiêu vĩ mô từ làm giảm lạm phát, hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên sự thay đổi đột ngột và lớn trong giá trị đã làm cho tỷ giá thay đổi bất ổn và điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự biếnđộng của tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán. Do vậy, thay vì điều chỉnh giảm giá đột ngột và giữ vững trong thời gian dài, Nhà nước nên có cơ chế nới lỏng biên độ điều chỉnh và thực hiện điều chỉnh nhẹ với tần suất nhiều lần, tăng cường tính linh hoạt trong điều hành tỷ giá trong giới hạn ổn định cho phép. Như vậy, nhà đầu tư sẽ dự đoán được xu hướng thay đổi của tỷ giá hối đoái trên thị trường và có chiến lược phòng chống rủi ro về thay đổi tỷ giá cho chính họ.

Thứ hai là về chính sách lãi suất. Rõ ràng là lãi suất và tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khốn có mối liên hệ mật thiết vừa hỗ trợ và thay thế cho nhau. Sự

can thiệp bất ngờ của nhà nước làm tăng sự bất ổn trong lãi suất, kéo theo sự mất cân bằng tỷ suất sinh lợi trên cả hai thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ. Như vậy thay vì tác động trực tiếp qua kênh thay đổi lãi suất, nhà nước có thể tác động gián tiếp qua cung tiền và từng bước chuyển sang tác động lên lãi suất. Dựa vào sự chuyển tiếp của thị trường, nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh có thể ra quyết định chính xác hơn là nên đầu tư vào thị trường tài chính hay gửi ngân hàng hoặc là nên vay ngân hàng hay dùng các công cụ nợ khác. àm như vậy thì lãi suất và tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khốn ít dao động hơn, tăng sự tin tưởng trong nhà đầu tư. Hơn nữa, tác động vào cung tiền không dẫn đến sự biếnđộng trong tỷ suất sinh lợi chứng khoán như kết quả nghiên cứu đạt được.

Thứ ba là về kiềm chế lạm phát. Trên cơ sở lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm này ở Việt Nam, sự thay đổi trong tốc độ tăng trưởng lạm phát có tác động rất lớn tới tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán. Như vậy, nhà nước cần có cơ chế quản lý giá hợp lý trên các nguồn có thể gây ra lạm phát như giá nguyên liệu đầu vào của một số nghành công nghiệp như giá dầu, giá phôi thép… Thực hiện biện pháp điều chỉnh kịp thời khi thấy có dấu hiệu bất thường dẫn đến lạm phát, thay đổi cung tiền có thể là một biện pháp hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa sự biến động của các nhân tố kinh tế vĩ mô và TTCK việt nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)