Các nhân tố tác động nắm giữ tiền mặt ngành hàng tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp trên TTCK việt nam (Trang 59 - 93)

Biến Mơ hình khơng có biến iả năm

Mơ hình có biến iả năm

LEV -0.2217 *** (0.000) -0.2246 *** (0.000) DPO 0.0498 *** (0.000) 0.0033 (0.819) ROE 0.1147 *** (0.000) 0.0553 ** (0.026) LIQ -0.1856 *** (0.000) -0.1340 *** (0.000) SIZE -0.0039 (0.330) -0.0175*** (0.002) Hằng số 0.3796 *** (0.000) 0.7356 *** (0.000) Số quan sát 264 264

Ghi chú: Ký hiệu *,**,***: thể hiện có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tính tốn và tổng hợp của tác giả từ phụ lục 15.

Đối với các công ty trong ngành hàng tiêu dùng, khi thực hiện hồi quy mơ hình khơng có biến giả năm, ngoại trừ biến SIZE thì tất cả các biến giải thích cịn lại đều có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, sau khi kiểm soát tác động của yếu tố thời gian, kết quả hồi quy trong mơ hình có biến giả năm cho thấy các biến LEV, ROE, LIQ, SIZE là các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty trong ngành hàng tiêu dùng. Phù hợp với kỳ vọng ban đầu nắm giữ tiền mặt có tương quan dương với khả năng sinh lợi và có tương quan âm với hệ số nợ, tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt, quy mô công ty.

Kết quả hai kiểm định Hansen và Arellano-Bond của mô hình ngành hàng tiêu dùng đều đạt yêu cầu với p_value lớn hơn 1% (kết quả được trình bày ở phụ lục 15b) cung cấp bằng chứng xác nhận kết quả hồi quy GMM cho ngành hàng tiêu dùng là hiệu quả và đáng tin cậy.

Ngành vật liệu cơ bản:

Bảng 4.20: Các nhân tố tác động nắm giữ tiền mặt ngành vật liệu cơ bản

Biến Mơ hình khơng có biến iả năm

Mơ hình có biến iả năm

LEV -0.1597*** (0.000) 0.0694 (0.601) DPO 0.1062 *** (0.000) 0.0945 (0.321) ROE 0.2908 *** (0.000) 0.3135 *** (0.000) LIQ -0.2751 *** (0.000) -0.2953 *** (0.005) SIZE 0.0271 *** (0.001) -0.0217 (0.322) Hằng số -0.5132 *** (0.000) -0.5115 (0.329) Số quan sát 176 176

Ghi chú: Ký hiệu *,**,***: thể hiện có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tính tốn và tổng hợp của tác giả từ phụ lục 16.

Đối với các công ty trong ngành vật liệu cơ bản, trước khi kiểm sốt yếu tố thời gian mơ hình cho kết quả tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên sau khi hồi quy mơ hình với sự tham gia của biến giả năm, các biến LEV, DPO, SIZE mất ý nghĩa thống kê, kết quả cuối cùng cho thấy khả năng sinh lợi và tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt là hai nhân tố giải thích cho quyết định nắm giữ tiền mặt của các công ty trong ngành vật liệu cơ bản. Phù hợp với kỳ vọng ban đầu hệ số hồi quy của biến khả năng sinh lợi mang dấu (+), biến tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt mang dấu (-).

Kết quả hai kiểm định Hansen và Arellano-Bond trong mô hình ngành vật liệu cơ bản đều đạt yêu cầu với p_value lớn hơn 1% (kết quả được trình bày ở phụ lục 16b) đã cung cấp bằng chứng cho thấy biến cơng cụ khơng có tương quan với phần dư của mơ hình và mơ hình cũng khơng bị tự tương quan chuỗi bậc hai giữa các phần dư. Do đó có thể kết luận kết quả hồi quy GMM cho ngành vật liệu cơ bản là hiệu quả và đáng tin cậy.

Ngành khác:

Bảng 4.21: Các nhân tố tác động nắm giữ tiền mặt ngành khác

Biến Mơ hình khơng có biến iả năm

Mơ hình có biến iả năm

LEV -0.1743 (0.212) -0.119 (0.119) DPO 0.0498 (0.210) 0.0329 (0.447) ROE 0.2237*** (0.003) 0.1779*** (0.039) LIQ -0.0754 (0.457) -0.0488 (0.689) SIZE 0.0157 (0.395) 0.0286 (0.233) Hằng số -0.2593 (0.613) -0.4846 (0.457) Số quan sát 120 120

Ghi chú: Ký hiệu *,**,***: thể hiện có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tính tốn và tổng hợp của tác giả từ phụ lục 17.

Đối với các công ty trong ngành khác (các ngành còn lại khác với những ngành trên), kết quả hồi quy cuối cùng sau khi đã kiểm sốt yếu tố thời gian chỉ tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa biến ROE với nắm giữ tiền mặt, các biến khác đều khơng có ý nghĩa giải thích cho quyết định nắm giữ tiền mặt các công ty trong ngành khác (Bảng 4.21). Phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng biến khả năng sinh lợi có tương quan dương với nắm giữ tiền mặt.

Kết quả hai kiểm định Hansen và Arellano-Bond của mơ hình ngành khác đạt yêu cầu với p_value lớn hơn 1% (kết quả được trình bày ở phụ lục 17b) cung cấp bằng chứng xác nhận kết quả hồi quy GMM cho ngành khác là hiệu quả và đáng tin cậy.

So sánh tác độn của các nhân tố đến nắm i tiền mặt i a các n ành kinh tế:

Bảng 4.22: So sánh kết quả hồi quy giữa các ngành kinh tế:

Ngành Công nghiệp Dịch vụ Hàng tiêu dùng Vật liệu cơ bản Khác LEV - - DPO ROE + + + + + LIQ - - - - SIZE - - -

Ghi chú: + và – đại diện cho mối quan hệ dương (tích cực) và âm (tiêu cực). Nguồn: Tính tốn và tổng hợp của tác giả từ phụ lục 13b, 14b, 15b, 16b, 17b.

Kết quả so sánh cho thấy khả năng sinh lợi là nhân tố tài chính quan trọng tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp trong tất cả các ngành kinh tế,

nhân tố có ảnh hướng đáng kể tiếp theo là nhân tố tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt.

Bên cạnh đó, thơng qua bảng so sánh kết quả nghiên cứu giữa các ngành cho thấy có sự tương đồng cao về chiều hướng tác động của các nhân tố với nắm giữ tiền mặt. Cụ thể, nắm giữ tiền mặt có tương quan dương với khả năng sinh lợi, có tương quan âm với hệ số nợ, tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt và quy mô công ty.

4.5.3. N hiên cứu sự khác biệt tron việc nắm i tiền mặt i a các n ành kinh tế (n hiên cứu mơ hình 3):

Bảng 4.23: Kết quả hồi quy nắm giữ tiền mặt theo các biến giả ngành kinh tế

Biến Mơ hình khơng có biến iả năm có biến iả năm Mơ hình

D.DVU -0.0267 ** (0.040) -0.0267 ** (0.040) D.HTD -0.0108 (0.325) -0.0108 (0.325) D.VLC 0.0195 (0.110) 0.0195 (0.110) D.KHA -0.0004 (0.973) -0.0004 (0.973) Hằng số 0.1193 *** (0.000) 0.1178 *** (0.000) R2 0.0091 0.0115

Ghi chú: Ký hiệu *,**,***: thể hiện có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tính tốn và tổng hợp của tác giả từ phụ lục 18.

Mỗi ngành nghề ln có những đặc trưng riêng có thể ảnh hưởng đến chiến lược, cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Do đó để xem xét liệu có sự khác biệt hay không trong việc nắm giữ tiền mặt giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác nhau, bài nghiên cứu thực hiện hồi quy biến nắm giữ tiền mặt theo các biến giả ngành kinh tế. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số của biến giả ngành dịch vụ có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy nghĩa là có sự khác biệt trong nắm giữ tiền mặt giữa các công ty thuộc ngành dịch vụ và ngành công nghiệp (ngành gốc

của bài nghiên cứu). Các ngành còn lại gồm: hàng tiêu dùng, vật liệu cơ bản và ngành khác thì hệ số hồi quy của biến giả ngành khơng có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tác giả kỳ vọng nếu mở rộng mẫu nghiên cứu, p_value của các biến giả đại diện cho các ngành này sẽ có kết quả tốt hơn. Tóm lại, kết quả hồi quy mơ hình này cung cấp bằng chứng thực nghiệm ủng hộ rằng có sự khác biệt trong việc nắm giữ tiền mặt giữa các công ty thuộc các ngành kinh tế khác nhau.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

5.1. Kết luận:

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và xem xét chiều hướng tác động của các nhân tố đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp Việt Nam trong từng ngành kinh tế và trên tổng thể nền kinh tế trong mối tương quan với sự ảnh hưởng của vấn đề nội sinh (tác động qua lại giữa các yếu tố tài chính: cấu trúc vốn, chính sách chi trả cổ tức và nắm giữ tiền mặt) lên kết quả thực nghiệm; xem xét sự khác biệt trong nắm giữ tiền mặt giữa doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác nhau. Mẫu nghiên cứu gồm 920 quan sát của 115 cơng ty phi tài chính hoạt động trong 5 ngành kinh tế khác nhau được niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán HSX (Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM) và HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014. Thông qua sử dụng mẫu dữ liệu dạng bảng cân đối và phương pháp hồi quy GMM để khắc phục vấn đề nội sinh trong mơ hình tài chính, bài nghiên cứu đã thu được những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp trong từng ngành kinh tế và trên tổng thể nền kinh tế, chiều hướng tác động cũng như sự khác biệt trong nắm giữ tiền mặt giữa các ngành kinh tế khác nhau. Cụ thể bài nghiên cứu rút ra được những kết luận sau:

 Kết quả nghiên cứu trên tổng thể nền kinh tế cho thấy hệ số nợ, khả năng sinh lợi, tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt là các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014. Cụ thể: khả năng sinh lợi tác động cùng chiều đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt; trong khi đó, hệ số nợ và tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt tác động ngược chiều đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa nhân tố chi trả cổ tức, quy mô công ty với nắm giữ tiền mặt trong mơ hình tổng thể nền kinh tế.

 Kết quả nghiên cứu đơn ngành cung cấp bằng chứng cho thấy tùy từng ngành có thể có một hoặc nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp trong nhóm ngành đó như hệ số nợ, khả năng sinh lợi, tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt và quy mô công ty. Cụ thể:

 Ngành công nghiệp: kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số nợ, khả năng sinh lợi, tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt, quy mô cơng ty là các nhân tố tài tài chính tác động đến nắm giữ tiền mặt của các công ty trong ngành công nghiệp. Trong đó, khả năng sinh lợi có tác động tích cực đến nắm giữ tiền mặt, còn hệ số nợ, tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt, quy mô cơng ty có tác động tiêu cực đến nắm giữ tiền mặt.

 Ngành dịch vụ: kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi, tài sản

thanh khoản thay thế tiền mặt, quy mơ cơng ty là các nhân tố tài tài chính tác động đến nắm giữ tiền mặt của các công ty trong ngành dịch vụ. Trong đó, khả năng sinh lợi có tác động tích cực đến nắm giữ tiền mặt, còn tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt, quy mơ cơng ty có tác động tiêu cực đến nắm giữ tiền mặt.

 Ngành hàng tiêu dùng: kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số nợ, khả năng

sinh lợi, tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt, quy mô công ty là các nhân tố tài tài chính tác động đến nắm giữ tiền mặt của các công ty trong ngành hàng tiêu dùng. Trong đó, khả năng sinh lợi có tác động tích cực đến nắm giữ tiền mặt, cịn hệ số nợ, tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt, quy mơ cơng ty có tác động tiêu cực đến nắm giữ tiền mặt.

 Ngành vật liệu cơ bản: kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi và

tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt là hai nhân tố giải thích quan trọng cho quyết định nắm giữ tiền mặt của các công ty trong ngành vật liệu cơ bản. Trong đó, nắm giữ tiền mặt có tương quan cùng chiều với khả năng sinh lợi và có tương quan ngược chiều với tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt.

 Ngành khác: đối với công ty trong các ngành còn lại khác, kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi là nhân tố tài chính tác động tích cực đến nắm giữ tiền mặt của cơng ty.

 Bài nghiên cứu tìm được bằng chứng thực nghiệm cho thấy có sự khác

biệt nhất định trong nắm giữ tiền mặt giữa các các công ty thuộc ngành dịch vụ và ngành công nghiệp.

Tóm lại, kết quả của bài nghiên cứu hàm ý rằng các doanh nghiệp nên xem xét việc nắm giữ tiền mặt trong mối tương quan với các yếu tố hệ số nợ, chi trả cổ tức, khả năng sinh lợi, tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt, ngành nghề kinh doanh. Dựa trên những mối tương quan đó các nhà quản trị doanh nghiệp có thể dự đốn tỷ lệ nắm giữ tiền phù hợp và đạt được tỷ lệ này thông qua việc điều chỉnh các yếu tố tác động đã xác định được ở trên sao cho tối đa hóa lợi ích từ việc đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc nắm giữ tiền.

5.2. Hạn chế của bài n hiên cứu:

 Quy mô mẫu dữ liệu với 115 công ty trong khoảng thời gian quan sát từ

2007-2014 là nhỏ khi so sánh với các nghiên cứu trên thế giới.

 Các biến đưa vào khảo sát trong bài nghiên cứu này có thể chưa hồn

tồn đại diện hết cho các nhân tố xem xét mà chỉ dựa trên một số kết quả nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới.

5.3. Hướn n hiên cứu tiếp theo:

 Mở rộng mẫu quan sát với số lượng công ty và thời gian quan sát nhiều hơn.

 Bổ sung thêm các nhân tố tác động đến nắm giữ tiền mặt như: cơ hội

tăng trưởng, mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, quy mơ của hội đồng quản trị,…

 Đi sâu nghiên cứu theo từng loại hình doanh nghiệp, từng giai đoạn (trước và sau khủng hoảng kinh tế).

Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Ngọc Nhậm và cộng sự, 2007. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản

Thống Kê.

2. Trần Ngọc Thơ – chủ biên, 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản Thống Kê.

Tài liệu tiếng nước ngoài

1. Afza, T., & Adnan, S. M., 2007. Determinants of corporate cash holdings: A case study of Pakistan. Proceedings of Singapore Economic Review Conference

(SERC), pp.01-04.

2. Arellano, M. and Bond, S., 1991. Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The Review

of Economic Studies, 58: 277–297.

3. Attaullah Shah, 2011. The corporate cash holdings: Determinants and

implications. African Journal of Business Management, 5 (34), 12939-12950. 4. Basil Al-Najjar, 2013. The financial determinants of corporate cash holdings:

Evidence from some emerging markets. International Business Review, 22 (1), 77-88.

5. Cristina Martinez-Solano, Pedro J. và Pedro M., 2011. Corporate cash holdings

and firm value. Applied Economics, 45(2).

6. Dello, R., Krishnaswami, S., & Larkin, P. J., 2007. Determinants of corporate cash holdings: Evidence from spin-offs. Journal of Banking and Finance.

7. Dittmar A., Mahrt-SmithJ. và Servae H., 2003. International Corporate

Governance and Corporate Cash Holdings. Journal of Financial and

9. Ferreira, M. A., & Vilela, A. S., 2004. Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries. European Financial Management, 10 (2), 295-319.

10. Garcia-Teruel, P., & Martinez-Solano, P., 2008. On the determinants of SME

cash holdings: Evidence from Spain. Journal of Business Finance and

Accounting, 35, 127–149.

11. Gill A. và Shah C, 2012. Determinants of Corporate Cash Holdings: Evidence

from Canada. International Journal of Economics and Finance, 4(1).

12. Hardin III, W. G., Highfield, M. J., Hill, M. D., & Kelly, G. W., 2009. The determinants of REIT cash holdings. The Journal of Real Estate Finance and Economics, 39 (1), 39-57.

13. Jensen M, 1986. Agency costs of free cash flow, corporate finance and takeovers. American Economics Review, 76, 323-329.

14. Keynes, J., 1936. The General Theory of Employment, Interest and Money.

15. Kim, J., Kim, H., & Woods, D., 2011. Determinants of corporate cash-holding levels: An empirical examination of the restaurant industry. International

Journal of Hospitality Management, 30 (3), 568-574.

16. Kim, C., Mauer, D., & Sherman, A., 1998. The determinants of corporate liquidity: Theory and evidence. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 33, 335–359.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp trên TTCK việt nam (Trang 59 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)