Kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trường hợp nghiên cứu quận ninh kiều, TP cần thơ (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính

Sử dụng Levene Test để kiểm định giả thuyết H0 rằng phương sai của 2 tổng thể bằng nhau. Vì giá trị Sig. = 0.44 > 0.05 nên phương sai giữa 2 nhóm giới tính khơng khác nhau. Sử dụng kết quả kiểm định t ở phần Equal variances assumed để kiểm định giả thuyết H0

rằng trung bình tổng thể giữa 2 nhóm là khơng khác nhau. Kết quả ở Phụ lục 12.1 cho thấy

Sig. = 0.16 > 0.05 nên ta chấp nhận giả thuyết H0. Kết luận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về ĐLLV giữa nhóm Nam và Nữ (với mức ý nghĩa 5%).

4.3.2. Kiểm định sự khác biệt về ĐLLV giữa các nhóm tuổi.

Kiểm định Levene có Sig. = 0.516 > 0.05, cho thấy phương sai đánh giá về ĐLLV giữa các nhóm tuổi là khơng khác nhau. Vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng

tốt. Trên bảng ANOVA (Phụ lục 12.2) có Sig. = 0.137 > 0.05 nên ở mức ý nghĩa 5%

không tồn tại sự khác biệt về ĐLLV giữa các nhóm tuổi khác nhau.

4.3.3. Kiểm định sự khác biệt về ĐLLV giữa các nhóm chức danh

Kiểm định Levene có Sig. = 0.186 > 0.05, cho thấy phương sai đánh giá về ĐLLV giữa các nhóm chức danh là khơng khác nhau. Vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử

dụng tốt. Trên bảng ANOVA (Phụ lục 12.3) có Sig. = 0.297 > 0.05 nên ở mức ý nghĩa 5%

không tồn tại sự khác biệt về ĐLLV giữa các nhóm chức danh khác nhau.

Như vậy, từ 3 kiểm định sự khác biệt về ĐLLV giữa các biến định tính cho thấy, tạo ĐLLV là vấn đề thuộc về phạm trù cá nhân. Tức là, nếu muốn tạo ĐLLV cho nhân viên thì trước hết nhà quản lý phải hiểu được nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc nhu cầu. Từ đó có định hướng tác động vào sự thoả mãn nhu cầu cấp thiết nhất của nhân viên nhằm làm cho chính sách tạo động lực đạt được kết quả cao nhất.

Tóm lại, chương 4 đã chỉ ra các biến như Nhu cầu xã hội, Nhu cầu sinh học, Nhu cầu an tồn, Nhu cầu được tơn trọng, Nhu cầu tự thể hiện bản thân, ĐLLV đều có độ tin cậy và độ giá trị cao. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng ĐLLV. Kết quả hồi qui đã loại bỏ biến X4 do khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Vì thế chỉ cịn biến X1, X2, X3, X5 tác động đến ĐLLV, trong đó biến X3 có tác động mạnh nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trường hợp nghiên cứu quận ninh kiều, TP cần thơ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)