Phân tích kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 61 - 63)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU

4.9 Phân tích kết quả hồi quy

Các mơ hình hồi quy dữ liệu bảng phổ biến là mơ hình hiệu ứng tác động cố định (Fixed effect – FEM), hồi quy dữ liệu bảng hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect – REM).

Tuy nhiên FEM và REM khơng kiểm sốt được hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, đã được phát hiện bởi kiểm định Greene (2000), Wooldridge (2002) và Drukker (2003).

Theo kết quả nghiên cứu của Arellano và Bond (1991), phương pháp hồi quy GMM là một giải pháp hiệu quả để ước lượng hồi quy trong mơ hình trong trường hợp mơ hình vừa có hiện tượng phương sai thay đổi, tượng tương quan và nội sinh. Mơ hình Arellano và Bond kiểm sốt được hiện tượng tự tương quan giữa phần dư, hiện tượng phương sai thay đổi và nội sinh. Ưu điểm của phương pháp GMM cho ước lượng vững và hiệu quả được trình bày ở chương 3. Kết quả hồi quy mơ hình như sau:

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mơ hình

OLS FEM REM GMM

government_spending 0.203*** 0.387*** 0.279*** 0.204*** (4.91) (4.15) (4.05) (2.97) Openness 0.0297*** 0.0278** 0.0293*** 0.0302** (4.31) (2.26) (2.85) (2.24) Gdpgrowth 0.317*** 0.199*** 0.233*** 0.331* (4.94) (3.10) (3.69) (1.90) Inflation 0.00454 - 0.0312*** -0.0237** 0.0273

(0.39) (-2.75) (-2.11) (1.26) _cons -3.062*** -4.495*** -3.396** -3.384* (-2.91) (-2.71) (-2.25) (-1.90) AR(1) 0.058 AR(2) 0.067 Hansen 1.000

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 345 quan sát của 15 quốc gia trong giai đoạn 1992 – 2014 (Phụ lục 10)

Từ kết quả hồi quy mơ hình của bảng 4.6 cho thấy mối quan hệ tác động giữa các biến độc lập đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI. Nhìn chung, kết quả mơ hình hồi quy của 4 phương pháp đều tìm thấy bằng chứng các biến độc lập government_spending, openness, gdpgrowth, tác động dương đến biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê. Trái lại, biến độc lập inflation có tác động âm đến biên phụ thuộc và cũng có ý nghĩa thống kê.

Có thể thấy qua tất cả 4 mơ hình, biến phụ thuộc government_spending, tức chi tiêu của chính phủ ln có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc FDI ở cùng mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này đồng nghĩa rằng mức độ chi tiêu của Chính phủ càng tăng thì sẽ làm cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Quốc gia sẽ tăng theo. Điều này cho thấy hiệu quả của chi tiêu chính phủ đối với mẫu các nước quan sát trong việc thu hút đầu tư FDI.

Xét về phần biến Openness – Độ mở thương mại thì cả 4 mơ hình đều tìm thấy bằng chứng tác động dương đối với FDI có ý nghĩa thống kê. Cụ thể ở mơ hình OLS và REM thì tìm thấy bằng chứng ở mức ý nghĩa 1%, tương tự mơ hình FEM và GMM thì tìm thấy bằng chứng thống kê ở mức ý nghĩa thấp hơn là 5%. Qua mẫu dữ liệu khảo sát, bài nghiên cứu tìm ra được bằng chứng cho thấy độ mở thương mại hay giao dịch thương mại xuất nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đến kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Kết quả này nhất quán với các nghiên cứu trước đó như

các nghiên cứu của Marta Bengoa, Blanca Sanchez-Robles (2003), Pravin Jadhav (2012), Camurdan và Ismail (2009).

Ở cả 4 mơ hình thì biến độc lập gdpgrowth – tăng trưởng GDP cũng cho ra kết quả có bằng chứng thống kê. Xét cụ thể thì ở cả 3 mơ hình OLS, FEM, REM đều cho thấy biến có tác động dương đối với FDI ở mức ý nghĩa thống kê 1%, giống như vậy thì phương pháp GMM cũng tìm thấy bằng chứng gdpgrowth có tác động dương tới biến phụ thuộc FDI ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia phần nào có ảnh hưởng tích cực đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước. Kết quả nghiên cứu này tương tự với các nghiên cứu thực nghiệm trước đó của các tác giả Marta Bengoa, Blanca Sanchez- Robles (2003), Camurdan và Ismail (2009), Sasi Iamsiraroj (2015)

Về biến độc lập inflation – lạm phát thì chỉ có hai mơ hình bao gồm: FEM, REM là cho thấy có tác động cùng chiều tới FDI ở mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5%. Trong khi hai mơ hình cịn lại là OLS và GMM thì khơng tìm được bằng chứng cho thấy tác động của hai biến trên đối với biến phụ thuộc FDI. Cho thấy rằng nhân tố lạm phát là yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài theo chiều dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)