CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Marta Bengoa, Blanca Sanchez-Robles (2003): Nghiên cứu mối quan hệ giữa tự do thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng mẫu của 18 quốc gia châu Mỹ Latin trong giai đoạn1970-1999. Bài nghiên cứu cho thấy rằng tự do hóa thương mại là nhân tố tích cực đến việc thu hút dịng vốn FDI. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tương quan cùng chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng để tận dụng được lợi thế từ dòng vốn dài hạn này nước chủ nhà cần có một nguồn nhân lực đầy đủ, kinh tế ổn định và tự do hóa thị trường.
E. Borenszteina, J. De Gregoriob, J-W. Leec (1998 ) Bài nghiên cứu kiểm định tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng kinh tế sử dụng dữ liệu về dòng vốn FDI đầu tư từ các nước công nghiệp cho 69 nước đang phát triển trong hai thập kỷ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng FDI là một nhân tố quan trọng trong việc chuyển giao cơng nghệ, và đóng góp nhiều hơn vào sự tăng trưởng kinh tế so với đầu tư trong nước. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng điều này chỉ xuất hiện khi nước chủ nhà nắm giữ một nguồn lực lao động đủ mạnh. Khi đó nền kinh tế trong nước mới đủ khả năng hấp thụ các tiến bộ công nghệ tiên tiến từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Xiaoying Li, Xiaming Liu (2005) Bài nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế sử dụng mẫu dữ liệu
của 84 quốc gia trong giai đoạn 1970 -1999, sử dụng mơ hình một phương trình và mơ hình nhiều phương trình để xem xét quan hệ giữa hai nhân tố này. Bài nghiên cứu cho thấy phát sinh quan hệ nội sinh giữa FDI và tăng trưởng kinh tế từ giai đoạn 1980 trở đi. FDI không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế mà còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua tương tác hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và FDI. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy nguồn nhân lực chất lượng cao có tác động tích cực đến FDI trong khi khoảng cách về cơng nghệ có tương quan tiêu cực đối với FDI.
Sasi Iamsiraroj (2015) :Các kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu cho thấy rằng
có một sự tương quan hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Có nghĩa là tăng trưởng kinh tế có thể thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như gia tăng FDI cũng góp phần tăng trưởng kinh tế.Ngồi tác động trực tiếp từ tăng trưởng kinh tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn có thể thu hút thông qua các nhân tố như lực lượng lao động, các hạn chế thương mại, và môi trường đầu tư thân thiện. Những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến FDI vào trong nước đồng thời cũng có tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua dòng vốn FDI, theo mối quan hệ năng động hai chiều của FDI và tăng trưởng kinh tế.
John Manuel Luiz, , Harris Charalambous (2009) Nghiên cứu này khảo sát các nhân tố quan trọng mà các cơng ty dịch vụ tài chính Nam Phi xem xét trước khi thực hiện đầu tư trực tiếp vào thị trường Sub-Saharan châu Phi (SSA). Kết quả cho thấy rằng các cơng ty dịch vụ tài chính Nam Phi đang chịu ảnh hưởng mạnh nhất bởi sự ổn định kinh tế và chính trị của các nước sở tại cũng như khả năng sinh lợi và bền vững lâu dài của thị trường nước này. Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin và hệ thống tài chính đáng tin cậy cũng là một nhân tố rất quan trọng khi cân nhắc đầu tư vào SSA. Với sự không chắc chắn và sự mơ hồ của hầu hết các thị trường SSA nhiều công ty dịch vụ tài chính Nam Phi muốn gia nhập thị trường hiện có thơng qua liên doanh đa phương với một đối tác địa phương hoặc thông qua một đầu tư mới nếu thị trường hiện không tồn tại. Bản chất của các công ty dịch vụ tài chính dường như cũng ảnh hưởng đến các phương pháp thâm nhập thị trường và khi
thâm nhập vào một nước mới hầu hết công ty muốn cung cấp đầy đủ dịch vụ hiện có.
Pravin Jadhav (2012) Nghiên cứu này tìm hiểu vai trị của các yếu tố kinh tế, chính trị và thể chế trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đối với thu hút FDI. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng trong thời gian mười năm (2000-2009) để kiểm tra các nhân tố quan trọng thu hút FDI trong BRICS một cách tồn diện. Phân tích được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định đơn vị, và hồi quy đa biến. Nghiên cứu này sẽ đưa vào các biến như: kích cỡ thị trường, độ mở thương mại, nguồn lực tự nhiên, yếu tố kinh tế và sự ổn định kinh tế vĩ mô (Tỷ lệ lạm phát), sự ổn định chính trị, tự do cơng dân và cơ chế vận hành các thể chế chính trị, hiệu quả của Chính phủ, chất lượng điều tiết, kiểm sốt tham nhũng, pháp quyền và các tác nhân chính trị để xem chúng có tác động như thế nào với FDI. Những nhân tố này được đưa ra dựa trênkết quả thực nghiệm của những nghiên cứu quan trọng trước đó. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố kinh tế quan trọng hơn các nhân tố thể chế và chính trị trong nền kinh tế BRICS. Ngồi ra,quy mô thị trường được đo bằng GDP thực là một nhân tốrất quan trọng trong việc thu hút FDI điều đó hàm ý rằng hầu hết các nhà đầu tư vào thị trường BRICS được thúc đẩy bởi động lực tìm kiếm thị trường. Kết quả phân tích các dữ liệu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng độ mở thương mại, mức độ dồi dào của tài nguyên thiên nhiên, tự do công dân và cơ chế vận hành các thể chế chính trị đều có ý nghĩa thống kê. Quy mơ thị trường, độ mở thương mại có tương quan dương với FDI. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có tương quan âm với FDI, kết quả này cho thấy mục đích đầu tư của các nhà đầu tư vào thị trường BRICS không nhằm vào mục đích tìm kiếm các nguồn tài ngun thiên nhiên.
Buckley và các cộng sự (2007) Nghiên cứu này kiểm định các yếu tố quyết
định đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc giai đoạn 1984-2001. Tác giả sử dụng 2 phương pháp kiểm định là Pooled ordinary least square và kiểm định hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect – REM). Kết quả kiểm định của 2 phương
pháp là tương tự nhau, tuy nhiên giá trị và mức ý nghĩa của kiểm định REM lớn hơn nên tác giả sử dụng kết quả của phương pháp kiểm định REM. Bài nghiên cứu tìm thấy tương quan dương giữa lạm phát và FDI trái ngược với kỳ vọng của tác giả, theo kết quả nghiên cứu 1% gia tăng trong lạm phát sẽ gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc 0.19%. Ngoài ra, bài nghiên cứu khơng tìm thấy tương quan giữa tỷ giá hối đoái và độ mở thương mại đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước này.
Trevino và Mixxon (2004) Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia đối với mẫu dữ liệu 7 nước Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1988-1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố kinh tế vĩ mô (Tăng trưởng, GDP, mức độ lạm phát …) và các nhân tố thể chế (Môi trường kinh doanh, luật pháp, mức độ kiểm sốt và quản lý của chính phủ) là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của các công ty đa quốc gia trong việc xây dựng chiến lược đầu tư vào các quốc gia Châu Mỹ La tinh. Trong đó, lạm phát tăng báo hiệu một nền kinh tế bất ổn với chính sách tiền tệ khơng ổn định . Do đó, dịng vốn FDI sẽ có xu hướng giảm.
Camurdan và Ismail (2009) Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng 17 nước đang
phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi trong giai đoạn 1989-2006 để ước lượng các nhân tố kinh tế tác động đến thu hút FDI bằng mơ hình hiệu ứng tác động cố định (Fixed effect – FEM). Mơ hình có 7 biến giải thích là: FDI trong giai đoạn trước đó, tăng trưởng GDP, lương, độ mở thương mại, lãi suất thực, tỷ lệ lạm phát và đầu tư trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có quan hệ cùng chiều với lãi suất, tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, FDI giai đoạn trước đó, nhưng có quan hệ ngược chiều với lạm phát. Tóm lại, lạm phát và lãi suất (những yếu tố kinh tế được quyết định bởi chính sách kinh tế vĩ mơ), độ mở thương mại và tăng trưởng (Những yếu tố kinh tế liên quan đến thị trường) đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến FDI. Bên cạnh đó, dịng vốn FDI giai đoạn trước (Biến trễ của FDI) có liên quan trực tiếp đến nguồn lực kinh tế quốc gia thu hút đầu tư là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng về mặt kinh tế.
Nuno và Huracio (2010) bài nghiên cứu này tập trung vào đất nước Bồ Đào
Nha, đây là nước có nền kinh tế tiếp nhận một lượng lớn đầu tư rịng FDI và chính phủ quan tâm nhiều đến việc thu hút FDI. Do đó, bài nghiên cứu phân tích các nhân tố chính quyết định FDI vào nước này để giúp chính phủ đưa ra các chính sách vĩ mơ phù hợp. Các biến được đưa vào nghiên cứu là: Quy mơ thị trường, chi phí lao động, độ mở thương mại và ổn định kinh tế lên vốn FDI trong giai đoạn 1995-2007. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hiệu ứng tác động cố định FEM và phương pháp ước lượng GMM hệ thống. Kết quả kiểm định cho thấy rằng quy mô thị trường, độ mở thương mại, mức lương và thuế suất là những nhân tố quyết định có ý nghĩa thống kê đến dòng vốn FDI vào Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha là một nước không mở cửa nhiều và tương đối thừa lao động. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết nghiên cứu: tăng độ mở thương mại và lao động rẻ hơn sẽ thu hút nhiều FDI hơn vào Bồ Đào Nha. Một số hạn chế của nghiên cứu là chưa phân tích sâu vào các biến kiểm soát như: tốc độ tăng trưởng của thị trường, nét tương đồng về văn hóa và ngơn ngữ, nguồn nhân lực.
Tomasz P. Wisniewski và Saima K. Pathan (2014) Bài nghiên cứu này tập
trung vào vai trị của các nhân tố chính trị quốc gia ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia như thế nào. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 33 nước thành viên của OECD trong giai đoạn 1975 đến năm 2009. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà đầu tư vốn trực tiếp nước ngồi có xu hướng rời khỏi những nước có chi tiêu chính phủ cao vượt mức, nhất là khi chi tiêu này tập trung vào chi tiêu quân sự. Đồng thời bài nghiên cứu cũng cho thấy có một sự ưu tiên nhẹ cho các nhà điều hành cánh tả và xu hướng ngược lại đối với việc một đảng cầm quyền nắm giữ quyền lực trong một thời gian dài.
Cevis và Carmudan (2009) Bài nghiên cứu xem xét các yếu tố tác động đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đối trên thế giới. Tác giả sử dụng dữ liệu của 17 nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ở Mỹ La Tinh, Châu Á và Đông Âu trong giai đoạn quý 1 năm 1989 đến quý 4 năm 2006. Các biến được đưa vào nghiên cứu là: Kích cỡ thị
trường, lương độ mở thương mại, lãi suất, lạm phát đầu tư nội địa, và FDI năm trước. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy lãi suất, kích cỡ thị trường, độ mở thương mại và FDI năm trước có tương quan dương cùng chiều với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi lạm phát có tác động âm.
Vijayakumar và các cộng sự (2010) Nghiên cứu này sử dụng phương pháp
ước lượng Pooled OLS, hồi quy các tác động cố định và hồi quy các tác động ngẫu nhiên đối với dữ liệu bảng trong giai đoạn 1975 – 2007 các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thu hút FDI tại các nước này. Kết quả thực nghiệm cho thấy các nhân tố quy mơ thị trường, chi phí lao động, cơ sở hạ tầng, giá trị đồng nội tệ, và tổng vốn đầu tư là những nhân tố quan trọng, quyết định, có ý nghĩa đến các dịng vốn FDI vào trong các nước BRICS trong khi các biến như: ổn định kinh tế, triển vọng tăng trưởng, và độ mở thương mại khơng có ý nghĩa đối với FDI. Quy mơ thị trường, cơ sở hạ tầng có tương quan cùng chiều với FDI trong khi chi phí lao động và giá trị đồng nội tệ tương quan ngược chiều.
Bảng 2.6 Tổng quan kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu thực nghiệm trước đó
về quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến FDI. Nhân tố nghiên
cứu Nghiên cứu thực nghiệm trước đó
Kết quả Chi tiêu chính phủ Tomasz P. Wisniewski va Saima K. Pathan (2014) (-)
Độ mở thương mại
Marta Bengoa, Blanca Sanchez-Robles (2003) (+)
Pravin Jadhav (2012) (+) Buckley và các cộng sự (2007) (0) Camurdan và Ismail (2009) (+) Nuno và Huracio (2010) (+) Vijayakumar và các cộng sự (2010) (0) Cevis và Carmudan (2009) (+)
Tăng trưởng kinh tế
Marta Bengoa, Blanca Sanchez-Robles (2003) (+)
Trevino và Mixxon (2004) (+) Camurdan và Ismail (2009) (+) Vijayakumar và các cộng sự (2010) (+) Lạm phát Buckley và các cộng sự (2007) (+) Trevino và Mixxon (2004) (-) Camurdan và Ismail (2009) (-) Cevis và Carmudan (2009) (-)
Trong đó:(-); (+): Lần lượt là thể hiện tương quan ngược chiều, cùng chiều với FDI (0): Bài nghiên cứu khơng tìm thấy mối liên hệ giữa nhân tố đó và FDI