Lược khảo nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố kinhtế vĩ mô đến giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố vĩ mô đến giá thuê văn phòng hạng a trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 38)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan

2.4.1. Lược khảo nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố kinhtế vĩ mô đến giá

bất động sản nói chung.

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự thay đổi giá của bất động sản. Một số nghiên cứu điển hình có thể kể đến như:

Khảo sát giá nhà tại Singapore trong giai đoạn 1978 – 2004, bằng các kiểm

định nghiệm đơn vị, kiểm định đồng liên kết, Pillay (2005) đã tìm thấy bằng chứng về sự tăng giá bất động sản tại thị trường Singapore. Sử dụng phân phối trễ, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa giá nhà và lạm phát. Một mặt, lạm phát tăng thúc đẩy giá nhà tăng. Mặt khác, giá nhà tăng cũng có tác động trở lại, làm lạm phát tăng cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của Pillay (2005) cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng đáng kể đến giá nhà ở tại Singapore. Khảo sát mối quan hệ giữa GDP và giá nhà ở tại Trung Quốc, Yanbing (2012) cũng tìm thấy bằng chứng về sự

ảnh hưởng khá mạnh của biến tốc độ tăng GDP lên giá nhà ở trong giai đoạn 1999 - 2010.

Một nghiên cứu khác sử dụng mơ hìnhVAR(mơ hình véc tơ tự hồi quy) được thực hiện bởi Tsatsaronis và Zhu (2004). Kết quả nghiên cứu cho thấy, lãi suất giải thích khoảng 10,8 % sự thay đổi của giá nhà. Đặc biệt, lãi suất cho vay ngắn hạn giảm một % sẽ làm tăng giá nhà 1,2 % trong hai năm tiếp theo. Nghiên cứu của họ cũng phát hiện rằng, ở những nước duy trì chính sách lãi suất thỏa thuận, sự ảnh hưởng của lãi suất ngắn hạn lên giá nhà có xu hướng mạnh hơn.

Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến sự tăng giá bất động sản tại Trung Quốc, Xu và Chen (2012) đã sử dụng mơ hình VAR (mơ hình véc tơ tự hồi quy), khảo sát sự tác động của các biến tiền tệ, bao gồm lãi suất

cho vay dài hạn, tăng trưởng cung tiền, và dư nợ tín dụng bất động sản đến sự tăng

trưởng giá nhà tại Trung Quốc. Kết quả thực nghiệm cho thấy, mức lãi suất cho vay thấp, kết hợp với tăng trưởng cung tiền nhanh hơn, và điều kiện cho vay nới lỏng có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng giá nhà ở, và ngược lại. Nghiên cứu về sự tăng trưởng thị trường nhà ở ở Thái Lan vào những năm 1990, Wong (2001)cho rằng, sự tự do hóa các dịng vốn đã đem lại các cơ hội cho những định chế tài chính trong nước vay mượn nguồn vốn giá rẻ ở nước ngoài để đầu tư vào việc phát triển các dự án nhà ở nội địa. Điều này dẫn đến hai loại bong bóng nhà ở ở Thái Lan là sự tăng giá quá mức và sự dư thừa nguồn cung. Hệ quả là sự sụp đổ của thị trường nhà ở ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1997. Sử dụng mơ hình

VECM (mơ hình véc tơ hiệu chỉnh sai số), Pillay (2005) phát hiện thấy, khi tốc độ

tăng trưởng tín dụng tăng một % sẽ làm tăng 5,18 % độ lệch giữa giá trị quan sát và giá trị cơ bản của nhà ở. Nói cách khác, tăng trưởng tín dụng có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi giá bất động sản nhà ở ở Singapore.

Trong một nghiên cứu khác, Guo và Huang (2010) thực hiệnkhảo sát mức độ

ảnh hưởng của dòng vốn đầu cơ từ bên ngoài đến sự biến động của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán ở Trung Quốc. Bằng cách sử dụng mơ hình

2008, kết quả cho thấy, dịng vốnđầu cơ từ bên ngồi có tác động làm tăng giá tài

sản trên cả thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó cũng có một số cơ sở để cho rằng, thị trường chứng khốn có

thể có ảnh hưởng đến thị trường nhà đất để ở. Nghiên cứu của Bardhan và cộng sự

(2003) phát hiện thấy, có sự tác động thuận chiều của thu nhập chứng khoán đến số

lượng nhà ở mới được xây dựng tại Singapore. Điều này gợi ý rằng, sự phát triển

của thị trường chứng khốn có thể làm tăng sự giàu có của các nhà đầu tư, những

người cuối cùng sẽ rút vốn ra và tái đầu tư vào bất động sản. Do đó, ảnh hưởng thu nhập từ thị trường chứng khoán sẽ lan tỏa sang thị trường bất động sản.

Ngồi ra, việc các biến vĩ mơ ảnh hưởng liên tục làm gia tăng giá trị bất động

sản sẽ dẫn đến hiện tượng bong bóng bất động sản. Liên quan đến vấn đề này cũng

có một số nghiên cứu đã được thực hiện.

Trong Kinh tế học về bong bóng nhà đất, Mark Thornton (2005)đã chỉ ra các

quan điểm khác nhau về nguyên nhân gây nên hiện tượng bong bóng giá nhà đất, và

tiến hành phân tích thực nghiệm các yếu tố tác động đến sự phát triển bong bóng giá

nhà đất tại Mỹ trong giai đoạn 2000 - 2006. Nghiên cứu này chỉ ra rằng chính sách

duy trì lãi suất thấp của FED trong một thời gian quá lâu là nguyên nhân chính dẫn

đến các cơn sốt giá nhà đất trên thị trường bất động sản ở Mỹ.

Trong Lý thuyết kinh tế và bong bóng tài sản, Gadi Barlevy (2007) cho rằng

bong bóng bất động sản là hiện tượng giá bất động sản vượt xa giá trị cơ bản. Theo

ơng, để một bong bóng xảy ra, phải có ít nhất một trong các điều kiện sau: có một

số lượng đủ lớn các nhà giao dịch tiềm năng, tồn tại sự khác biệt quan điểm về giá

giữa những nhóm nhà giao dịch, sự phân bổ nguồn lực kinh tế khơng hiệu quả.

Trong nghiên cứu về tín dụng ngân hàng và giá tài sản ở Hồng Kông, Stefan

Gerlach (2004) xây dựng mơ hình nhằm đánh giá ảnh hưởng của dịng vốn tín dụng

ngân hàng đến q trình phát triển bong bóng bất động sản ở Hồng Kông. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, giá bất động sản và tín dụng bất động sản có mối quan hệ hai

chiều. Song sự ảnh hưởng của giá bất động sản lên tín dụng bất động sản mạnh hơn

2.4.2. Lược khảo nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến giá thuê văn phòng.

Hầu hết các nghiên cứu về giá thuê văn phòng đều tập trung vào xác định giá

thuê văn phịng dựa trên các yếu tố vi mơ xuất phát từ nội tại của bất động sản. Các

nghiên cứu này đều dựa trên mơ hình kinh tế lượng Hedonic. Nghiên cứu về ảnh

hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mơ đến giá th văn phịng cịn hạn chế. Một số

nghiên cứu điển hình có thể được kể đến như:

Nghiên cứu của Gardiner và Henneberry (1988, 1991) thực hiện đối với thị

trường văn phòng cho thuê tại Anh. Các tác giả đã cố gắng để xác định giá thuê văn phòng tại các vùng quy hoạch khác nhau. Bằng cách sử dụng dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1977 đến 1984 của các địa phương khác nhau. Họ nhận ra rằng GDP của địa phương và không gian trống để cho thuê là những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá th văn phịng. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng ở góc độ nhận biết định tính.

Nghiên cứu của Giussani , Hsia và Tsolocas (1993) là nghiên cứu đầu tiên cố gắng để kiểm tra các yếu tố quyết định giá thuê văn phòng trên khắp các thành phố

châu Âu. Bằng việc sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS),họ kiểm tra

mối quan hệ giữagiá thuê văn phòng và các hoạt động kinh tế. Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu này dựa trên khuôn khổ cung và cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã bỏ qua các biến kinh tế vĩ mơ tác động lên phía cung, vì dữ liệu khơng có sẵn trên khắp châu Âu. Họ khẳng định rằng các biến kinh tế vĩ mơ tác động lên phía cầu có thể giải thích sự biến động giá trên thị trường văn phòng cho thuê ở châu Âu rất tốt. Mặc dù dữ liệu hạn chế, kết quả cho thấy rằng GDP đóng một phần quan trọng trong việc xác định giá thuê văn phòng. Tuy nhiên, nếu các biến kinh tế vĩ mô tác động lên phía cung được sử dụng, các kết luận rút ra từ mơ hình sẽ có độ tin cậy hơn.

Sau khi tìm thấy rằng GDP có ảnh hưởng đến giá th văn phịng, D' Arcy,

phòng, điều kiện kinh tế quốc gia, quy mô thị trường và các biện pháp tăng trưởng kinh tế và những thay đổi trong nền kinh tế. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ 22 thành phố châu Âu trong giai đoạn 1982 – 1994, sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo. Kết quả cho thấy các yếu tố địa phương riêng lẻ ít có ảnh hưởng đến giá thuê văn phòng trên các thành phố châu Âu mà ảnh hưởng này vẫn liên quan đến các yếu tố kinh tế vĩ mô quốc gia. Tuy nhiên trong

nghiên cứu này, họ một lần nữa vẫn bỏ qua các dữ liệu từ phía cung, do thiếu tính

khả dụng và chất lượng kém của các dữ liệu đó.

Mặt khác, một số nhà nghiên cứu cho rằng, lãi suất thể hiện chi phí vốn , và lãi suất cũng được coi như dự đoán của các điều kiện kinh tế. (Chang et al . 1998). Một số nghiên cứu đã sử dụng lãi suất như một biến độc lập để kiểm tra tác động đến giá thuê văn phòng ( Giussani et al . 1993, D' Arcy et al ., 1994 , Keogh et al . 1998). Lãi suất cao sẽ khơng khuyến khích các quyết định đầu tư văn phịng cho

th , và sau đó giá thuê văn phòng sẽ tăng lên do nguồn cung văn phịng giảm. Tuy

nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào cho thấy rằng lãi suất có tác động

đáng kể đến giá th văn phịng.

Bảng 2.1: Tóm tắt mơ hình nghiên cứu ở một số quốc gia Quốc gia Tác gi Năm thực

hiện Mơ hình Kết quả nghiên cứu I. Nghiên cứu tác động của các yếu vĩ mô đến giá bất động sản

Singapore Pillay 2005 Mơ hình

VAR

Lạm phát tăng thúc đẩy giá nhà tăng. Mặt khác, giá nhà tăng cũng có tác động trở lại, làm lạm phát tăng cao hơn.

Tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh

hưởng đáng kể đến giá nhà ở tại Singapore.

Switzerland Tsatsaronis và

Zhu 2004

Mơ hình VAR

Lãi suất giải thích khoảng 10,8 %

sự thay đổi của giá nhà. Đặc biệt,

lãi suất cho vay ngắn hạn giảm

một % sẽ làm tăng giá nhà 1,2 %

trong hai năm tiếp theo. Chính

sách lãi suất thỏa thuận, sự ảnh

hưởng của lãi suất ngắn hạn lên giá nhà có xu hướng mạnh hơn.

Trung

Quốc Yanbing 2012

Mơ hình hồi quy

bội

Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng chứng về sự ảnh hưởng khá mạnh của biến tốc độ tăng GDP lên giá nhà ở trong giai đoạn 1999 - 2010.

Trung

Quốc Xu và Chen 2012

Mơ hình VAR

Kết quả thực nghiệm cho thấy,

mức lãi suất cho vay thấp, kết hợp

với tăng trưởng cung tiền nhanh

hơn, và điều kiện cho vay nới

lỏng có tác dụng thúc đẩy tăng

trưởng giá nhà ở, và ngược lại.

Trung

Quốc Guo và Huang 2010

Mơ hình VAR

Khảo sát mức độ ảnh hưởng của

dòng vốn đầu cơ từ bên ngoài đến

sự biến động của thị trường bất

động sản và thị trường chứng khoán ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy,

dòng vốn này có tác động làm tăng

Mỹ Mark Thornton 2005

Mơ hình hồi quy

bội

Nghiên cứu này chỉ ra rằng chính

sách duy trì lãi suất thấp của FED

trong một thời gian quá lâu là

nguyên nhân chính dẫn đến các cơn

sốt giá nhà đất trên thị trường bất động sản ở Mỹ

Chicago Gadi Barlevy 2007

Nghiên cứu định tính

Theo ơng, để một bong bóng xảy

ra, phải có ít nhất một trong các

điều kiện sau: có một số lượng đủ

lớn các nhà giao dịch tiềm năng,

tồn tại sự khác biệt quan điểm về

giá giữa những nhóm nhà giao

dịch, sự phân bổ nguồn lực kinh tế

Hồng

Kơng Stefan Gerlach 2004

Mơ hình VAR

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá

bất động sản và tín dụng bất động

sản có mối quan hệ hai chiều. Song

sự ảnh hưởng của giá bất động sản

lên tín dụng bất động sản mạnh hơn

so với chiều ngược lại

II. Nghiên cứu tác động của các yếu vĩ mô đến giá văn phòng cho thuê

Anh Gardiner và Henneberry 1988, 1991 Mơ hình hồi quy bội

GDP của địa phương và khơng gian

trống để cho thuê là những yếu tố

chính ảnh hưởng đến giá thuê văn

phòng

Châu Âu Giussani , Hsia

và Tsolocas 1993

Mơ hình hồi quy

bội

Kết quả cho thấy rằng GDP đóng

một phần quan trọng trong việc xác

Châu Âu D' Arcy , McGough và Tsolocas 1997 Mơ hình VAR

Kết quả cho thấy các yếu tố địa

phương riêng lẻ ít có ảnh hưởng đến

giá th văn phòng trên các thành

phố châu Âu mà ảnh hưởng này vẫn

liên quan đến các yếu tố kinh tế vĩ

mô quốc gia.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Kết luận chương 2.

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát cơ sở lý thuyết phục vụ cho

nghiên cứu như: khái niệm văn phòng cho thuê, phân loại văn phòng cho thuê, cung

cầu văn phòng cho thuê. Tác giả cũng đề cập đến giá th văn phịng và trình bày

cơ sở lý luận về các yếu tố vĩ mơ ảnh hưởng đến giá th văn phịng.

Bên cạnh đó, để tạo cơ sở cho mơ hình nghiên cứu sẽ được trình bày ở

chương 3,tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài này.

Các nghiên cứu liên quan được lược khảo bao gồm các nghiên cứu về tác động của

yếu tố vĩ mô đến giá bất động sản và tác động của yếu tố vĩ mơ đến giá th văn

phịng. Hầu hết các nghiên cứu được lược khảo đều sử dụng mơ hình vector tự hồi

quy (VAR) và đây cũng là mơ hình định lượng được tác giả sử dụng trong luận văn.

Do đó, lý thuyết tổng qt về mơ hình VAR cũng đã được tác giả trình bày trong chương 2.

Trên cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở chương 2, chương 3 sẽ tiến hành đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố vĩ mô đến giá thuê văn phòng hạng a trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 38)