Hầu hết những nghiên cứu về đường cong J đã đưa ra những kết quả khá khác nhau. Trong đó một số kết quả phù hợp với hiện tượng hiệu ứng đường cong J truyền thống. Tuy nhiên, vẫn có những kết quả xác nhận rằng không tồn tại hiệu ứng này hoặc có những biến thể của hiệu ứng này tại các quốc gia đang nghiên cứu.
Trong một bài nghiên cứu sơ khai, Magee (1973) cho rằng, theo chính sách phá giá, cán cân thương mại sẽ xấu đi trong ngắn hạn, nhưng sẽ được cải thiện trong dài hạn. Ơng mơ tả hiện tượng này là hiệu ứng đường cong J.
Magee cho rằng phản ứng này là do nhiều nhân tố, ví dụ như là do điều chỉnh độ trễ trong các hợp đồng tiền tệ, truyền dẫn tỷ giá, và sự chậm điều chỉnh số lượng. Liên kết hiệu ứng đường cong J với các điều kiện của Marshall-Lerner, Magee quan sát thấy rằng ngành thương mại có tính co dãn hầu như ít hơn trong ngắn hạn và nhiều hơn trong dài hạn. Hơn thế nữa điều kiện Marshall- Lerner có cơ hội tốt hơn để đạt được trong dài hạn.
Dòng ý tưởng này thúc đẩy nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng đường cong J cho nhiều quốc gia khác nhau. Nhiều nghiên cứu gần đây sử dụng dữ liệu thương mại tổng hợp và tìm thấy nhiều kết quả về hiệu ứng đường cong J.
Mar A.Miles (1979) nghiên cứu về ảnh hưởng của phá giá lên cán cân thương mại. Sử dụng dữ liệu từ 14 quốc gia trong thời kỳ 1956 - 1972, Miles (1979) khơng tìm thấy bằng chứng nào về hiệu ứng đường cong J đối với chính sách phá giá vì chỉ có một sự điều chỉnh giữa những tài khoản khác nhau của cán cân thanh tốn và nó đã khơng cải thiện cán cân thương mại. Ơng đã dùng kỹ thuật lặp Cochrane – Orcutt để ước lượng hệ số tự thương quan ρ khi ước lượng theo mơ hình OLS.
Mơ hình hình được Miles sử dụng:
Δ(TB/Y)i = a0 + a1Δ(gi – gR) + a2Δ(Mi – MR) + a3Δ(Gi – GR) + a4ERi TBi là cán cân thương mại của quốc gia i
Yi là thu nhập của quốc gia i
gi, gR tỷ lệ tăng trưởng trong thu nhập của quốc gia i và phần còn lại của thế giới.
Mi, MR là tỷ lệ trung bình mức cung đồng tiền mạnh so với tổng cung tiền của nước i và phần còn lại của thế giới.
Gi, GR là tỷ số tiêu dùng chính phủ so với tổng chi tiêu của nước i và phần còn lại của thế giới.
Ông cho rằng việc định giá thấp nội tệ sẽ dẫn đến việc có những điều chỉnh lại danh mục đầu tư và kết quả sẽ có thặng dư trong tài khoản vốn. Kết quả này sau đó đã được kiểm định lại trong nghiên cứu của Himarios (1985) và những bằng chứng về đường cong J đã được tìm thấy. Himarios cho rằng những kết quả trong nghiên cứu của Miles (1979) trước đó khá nhạy cảm khi tiến hành với các đơn vị đo khác nhau và việc sử dụng tỷ giá danh nghĩa sẽ cho ra kết quả kém chính xác hơn so với việc dùng tỷ giá thực.
Tiếp đến, nghiên cứu của Stephen E.Haynes và Joe A.Stone (1982) tiến hành ước lượng ảnh hưởng cuả tỷ lệ mậu dịch lên cán cân thương mại Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự cải thiện cán cân thương mại theo sau sự sụt giảm của tỷ lệ mậu dịch trong thời kỳ 1947 – 1974. MacPheters và Stronge (1974) đã kiểm định kết quả này qua nghiên cứu của mình. Kết luận được đưa ra là sẽ có một độ trễ khoảng 2 năm trước khi cán cân thương mại của Mỹ có thể được cải thiện sau những thay đổi trong tỷ giá. Đây là bằng chứng cho sự tồn tại của hiệu tượng đường cong J.
Nghiên cứu của Paul D.Koch và Jeffrey A.Rosensweig (1990) đã tiến hành kiểm tra mối liên hệ giữa đồng USD và các thành phần trong cán cân thương mại Mỹ. Tác giả sử dụng chuỗi dữ liệu hàng tháng từ tháng 4 năm 1973 đến tháng 12 năm 1987. Thông qua những kiểm định thực nghiệm về chuỗi thời gian và nhân quả Granger bài nghiên cứu đã cho thấy hai trong bốn thành phần miêu tả mối quan hệ động này là yếu và chậm hơn chuẩn của hiện tượng đường cong J. Trái ngược với lý thuyết đường cong J thơng thường, sẽ có mối liên hệ phụ thuộc mạnh mẽ và nhanh chóng giữa nhập khẩu và giá cả tiền tệ.
Gupta-Kapoor và Ramakrishnan (1999) đã sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số (VECM) kết hợp hàm phản ứng đẩy (IRF) để xác định hiệu ứng đường cong J tại Nhật Tác giả sử dụng dữ liệu từ quý 1 năm 1975 tới quý 4 năm 1996. Kết quả phân tích cho thấy, có sự tồn tại của đường cong J. Ngồi ra thì nghiên cứu của Tihomir Stucka (2004) cũng cho ra kết quả tương tự về đường cong J trên cán cân thương mại Croatia. Nghiên cứu này đã dùng một mơ hình giản ước để ước lượng tác động của một cú sốc dai dẳng lên cán cân thương mại.
Nó cho thấy khi phá giá đồng nội tệ 1% thì sẽ cải thiện mức cân bằng của cán cân thương mại trong khoảng 0.94 – 1.3% và cần khoảng 2,5 năm để có thể thiết lập lại trạng thái cân bằng.
Wilson (2001) sử dụng phương pháp VAR để khảo sát ảnh hưởng của đường cong J lên ba nước châu Á (Singapore, Malaysia và Hàn Quốc), nhưng chỉ thấy bằng chứng đường cong J tại Hàn Quốc.
Tại Thái Lan, Mohsen Bahmani – Oskooee và Tatchawan Kantipong (2001) đã kiểm định tác động của phá giá tiền tệ lên cán cân thương mại của Thái Lan trong ngắn hạn và dài hạn. Sử dụng dữ liệu từ quan hệ của Thái Lan với năm đối tái thương mại lớn nhất là Đức, Nhật, Singapore, Anh, Mỹ từ quý 1 năm 1973 đến quý 4 năm 1997.
Dựa trên các nghiên cứu của Pesaran và Shin (1995) và Pesaran và các cộng sự (1996) về kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết và áp dụng phương pháp tự hồi quy ARDL.
Mơ hình ARDL được sử dụng:
trong đó:
TB: tỷ số xuất khẩu/ nhập khẩu; REX: tỷ giá thực song phương,
Y, Y*: thu nhập thực trong nước và đối tác nước ngoài
Kết quả cho thấy độ co giãn của REX đối với cán cân thương mại Thái Lan và Mỹ (3.52) chỉ ra rằng một phần trăm giảm giá thực của đồng baht so với đồng USD thì Xuất khẩu/Nhập khẩu tăng 3,52% trong khi con số so sánh trong trường hợp của Nhật Bản chỉ là 0,65%. Như vậy, phá giá đồng bath tác động đến cán cân thương mại trong trong quan hệ mậu dịch giữa Thái Lan và Mỹ nhiều hơn so với Nhật.
Họ đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của hiệu ứng đường cong J trên cán cân thương mại trong mối quan hệ song phương giữa Thái Lan và Nhật cũng như Thái Lan và Mỹ.
Nghiên cứu của Paresh Narayan (2004) cho thấy có hiện tượng hiệu ứng đường cong J trên cán cân thương mại New Zealand. Ơng khơng tìm thấy bất kỳ một mối quan hệ đồng liên kết nào giữa cán cân thương mại và tỷ giá thực,
t t j t j t TH t j i t j n i i i t j n i i i t TH n i i i t n i i t j LnREX LnY LnY LnTB LnREX f LnY d LnY c LnTB b a LnTB 1 , 4 1 , 3 1 , 2 1 , 1 , 1 , 1 , 1 1 0 ,
cũng như giữa thu nhập quốc nội và thu nhập nước ngoài khi khảo sát trong thời kỳ 1970-2000. Tuy nhiên cán cân thương mại ở New Zealand đã hình thành hiệu ứng đường cong J. Theo sau sự phá giá thực của đồng đô la New Zealand, cán cân thương mại xấu đi trong khoảng 3 năm đầu tiên và sau đó đã được cải thiện trở lại.
Bahmani-Oskooee và các cộng sự (2003) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm cho cán cân thương mại Ấn Độ, trong khi những nghiên cứu trước đó cho Ấn Độ đã khơng tìm thấy bất cứ một dấu hiệu nào về sự xuất hiện của đường cong J trên cán cân thương mại của nước này. Những nhà nghiên cứu cho rằng một trong những vấn đề có thể là do việc sử dụng những số liệu có tính tổng hợp, và kết quả quả là họ đã tiến hành sử dụng những dữ liệu phi tổng hợp để nhằm phát hiện hiện tượng đường cong J trong trường hợp của Ấn Độ. Tuy nhiên, các kết quả thực nghiệm thu được đã không hỗ trợ cho kết luận về đường cong J. Mặc dù vậy sự định giá thấp tiền tệ trong dài hạn của đồng rupi của Ấn Độ cũng đã có những tác động góp phần cải thiện đáng kể tình trạng cán cân thương mại ở nước này.
Xem xét hiệu ứng này ở các nước lân cận Việt Nam, một nghiên cứu của Olugbenga Onafowora (2003) đã chọn mẫu là ba nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Bằng cách vận dụng mơ hình VECM, tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu thu thập theo quý thời kỳ 1980 – 2001 để phân tích theo mơ hình bên dưới.
Mơ hình được sử dụng:
Ln(X/M)t = α0 + α1lnYt + α2lnYt* + α3lnRER + α4D97 + εt với:
X/M là tỷ số giữa xuất khẩu và nhập khẩu Yt là tổng thu nhập thực nội địa
Yt* là tổng thu nhập thực tế của nước ngoài RER là tỷ giá thực song phương
D là biến giả, D=0 trong thời kỳ trước năm 1997 và D = 1 thời kỳ sau năm 1997
Kết quả cho thấy rằng với Indonesia và Mã Lai trong mối thương mại song phương ở cả Mỹ và Nhật Bản đều có hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn. Ngược lại, tại Thái Lan khi xem xét với Nhật Bản thì một cú sốc giảm tỷ giá thực ban đầu cải thiện cán cân thương mại, nhưng sau đó lại trở nên tồi tệ và cuối cùng là cải thiện cán cân theo như mong muốn.
Jaleel Ahmad và Jing Yang (2004) đã nghiên cứu về hiệu ứng đường cong J trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước G-7 bằng phương pháp kiểm định đồng liên kết và kiểm định nhân quả.
Mơ hình được sử dụng:
ΔB = α1ΔB(-1) + α2 ΔB(-2) + α3 ΔB(-3) + β1Δq + β2 Δq(-1) + β3 Δq(-2) + β4 Δq(-3)
Dữ liệu thu thập theo năm từ năm 1974 đến năm 1994.
Tuy nhiên, họ chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy tồn tại hiệu ứng đường cong J.
Phouphet Kyophilavong (2013) áp dụng phương pháp tự hồi quy (ARDL) để khảo sát ảnh hưởng của đường cong J. Kết quả cho thấy đường cong J tồn tại ở Lào. Thêm vào đó, việc mất giá đồng nội tệ có tác động đồng biến với cán cân thương mại nhưng khơng có ý nghĩa thống kê lên cán cân thương mại trong dài hạn. Thu nhập quốc nội cũng đóng vai trị cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
Wijeweera, A., Dollery, B., (2013) vận dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số (VECM) xem xét ảnh hưởng đường cong J lên hai khu vực của cán cân thương mại: khu vực cán cân thương mại hàng hóa và khu vực cán cân thương mại dịch vụ trong ngắn hạn và trong dài hạn. Tác giả cho thấy trong ngắn hạn có sự ảnh hưởng của hiệu ứng đường cong J trong khu vực dịch vụ và khơng có tác động của đường cong J trong khu vực hàng hóa. Trong dài hạn, sau biến động của việc giảm giá đồng đô la Úc, cán cân thương mại khu vực hàng hóa nhanh chóng tiến về vị trí cân bằng và khoảng 26% độ lệch được điều chỉnh trong một quý, cán cân thương mại khu vực dịch vụ tiến vê mức cân bằng xảy ra với tỷ lệ nhanh hơn với 27% trong quý đầu tiên.
Với các phân tích về những hiệu ứng kỳ vọng của phá giá tiền tệ lên cán cân thương mại, giả thiết kiểm định cho bài nghiên cứu sẽ được xây dựng như sau: ta sẽ có một mối liên hệ trong dài hạn giữa cán cân thương mại và tỷ giá thực có hiệu lực và có bằng chứng về hiện tượng đường cong J trên cán cân thương mại Việt Nam.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
Bài viết nghiên cứu liệu đường cong J có ảnh hưởng khác nhau giữa khu vực hàng hóa và dịch vụ ở Việt Nam. Theo như chúng tơi được biết đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra hiện tượng này, nhưng khơng có bài nghiên cứu nào được cơng bố nghiên cứu liệu đường cơng J có ảnh hưởng khác nhau giữa hai nhân tố chính của cán cân thanh tốn là: hàng hóa và dịch vụ. Quan sát ngẫu nhiên cho thấy trên thực tế chúng phản ứng khác nhau trước sự biến động của tỷ giá. Chúng ta mong đợi một sự ảnh hưởng mạnh của hiệu ứng đường cong J lên lĩnh vực dịch vụ hơn so với lĩnh vực hàng hóa vì những hợp đồng trong các lĩnh vực dịch vụ như giáo dục, vận chuyển, bảo hiểm và những lĩnh vực như vậy thì tác động này có thể cứng nhắc và độ trễ dài hơn so với lĩnh vực hàng hóa. Tác động của việc phá giá sẽ khơng có ảnh hưởng ngay lập tức, ví dụ, dịng tiền vào và ra của du học sinh vì họ đã ký các hợp đồng dài hạn. Hơn thế nữa cũng khơng có gì ngạc nhiên nếu chúng ta nhận ra phá giá tiền tệ không làm cho lĩnh vực dịch vụ cấu thành cán cân thanh tốn được cải thiện trong ngắn hạn, nhưng thay vì như vậy nó được cải thiện trong dài hạn.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là xác định hiệu ứng đường cong J có tồn tại ở Việt Nam và ảnh hưởng của đường cong J có khác nhau giữa hai thành phần chính của cán cân thanh toán là thành phần cán cân thương mại và cán cân dịch vụ. Để làm được điều này và nhằm tránh hiện tượng hồi quy giả trong q trình phân tích dữ liệu, trước tiên phải xem xét tính dừng của từng biến thông qua kiểm định nghiệm đơn vị. Nếu như các biến dừng cùng bậc thì áp dụng kiểm định đồng liên kết Johansen (1990) và mơ hình hiệu chỉnh sai số để xác định mối liên hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thương mại với các biến giải thích. Nếu các biến khơng dừng cùng bậc thì áp dụng ước lượng mơ hình VAR xác định mối liên hệ giữa các biến.