Nguồn: Bộ Tài chính Malaysia và tác giả tự tính tốn.
Thuế trực thu
Thuế TNDN
DT thuế TNDN và DT thuế của CQLB từ năm 1998–2000 giảm vì ảnh hưởng của khủng hoảng KT châu Á 1997. Vì thế tỷ trọng đóng góp của thuế này vào DT thuế CQLB giảm trong những năm này. Tuy nhiên sự giảm DT thuế năm 2000 có sự hãm lại nhờ chính phủ đã có những nỗ lực vực dậy trong nền KT bằng cách giải quyết những khó khăn trong ngành ngân hàng và tài chính.
Từ năm 2000–2002 DT thuế TNDN và DT thuế CQLB có sự phục hồi sau khủng hoảng. Nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi DT thuế là nhờ những DN có biểu hiện hoạt động tốt hơn, DT thuế TNDN năm 2000 được phép trả từng lần trong khoảng thời gian cho phép, cơ quan thuế thực hiện những biện pháp thi hành thuế khắt khe.
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% % Năm Thuế TNDN Thuế TNCN Thuế TN dầu khí Thuế xuất khẩu Thuế nhập khẩu Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế bán hàng Thuế dịch vụ
Từ năm 2002–2004, DT thuế TNDN có tăng so với năm trước nhưng tỷ trọng đóng góp giảm đi nhiều, vì tổng DT thuế tăng nhanh hơn DT thuế TNDN. Năm 2005 DT thuế TNDN cũng như tổng DT thuế của CQLB giảm mạnh vì phải hồn thuế cho các DN.
Bắt đầu từ năm 2006 DT thuế TNDN và tổng DT CQLB tăng so với năm trước nhờ nền KT phát triển tốt hơn. Vì thế tỷ trọng đóng góp của thuế TNDN bật mạnh hơn so với năm 2005. Bước sang năm 2007 việc giảm thuế suất thuế TNDN từ 27% xuống 26% để kích thích hoạt động KT đã giúp cho DT thuế TNDN tăng. Chính vì vậy mà tỷ trọng đóng góp của thuế TNDN có tăng lên. Cuộc khủng hoảng KT 2008 đã ảnh hưởng nhiều đến DT thuế TNDN do việc phải hồn thuế giúp các DN vượt qua khó khăn và tốc độ phát triển KT thấp đã làm DT thuế TNDN giảm trong hai năm 2008 và 2009 dẫn đến tỷ trọng đóng góp của thuế này giảm. Từ năm 2010–2014 DT thuế TNDN tăng lên nhanh. Nguyên nhân chính là nhờ vào tốc độ phát triển KT hồi phục sau khủng hoảng, giảm việc hoàn thuế cho các DN, tăng cường các đợt kiểm tra và thanh tra. Tăng DT thuế TNDN và tăng DT thuế của CQLB đã làm tăng tỷ trọng đóng góp của thuế TNDN vào tổng DT thuế ngày càng tăng và đạt con số lớn nhất từ trước đến nay là 39%.
Tóm lại, thuế TNDN đóng vai trị quan trọng trong nguồn thu ngân sách, DT thuế bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình phát triển của nền KT. Trong những giai đoạn khó khăn của nền KT nó đóng vai trị là cơng cụ để kích thích nền KT thơng qua những khoản giảm trừ, hoàn thuế cho các DN. Trong giai đoạn KT phát triển thì nó chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của CQLB. Trong những năm gần đây tỷ trọng đóng góp của thuế này tăng dần và đạt con số cao nhất 39% trong năm 2014.
Thuế TN từ dầu mỏ
Đóng góp lớn thứ hai vào tổng DT thuế CQLB là thuế TN từ dầu mỏ, thuế này có sự biến động mạnh trong suốt 17 năm, nằm trong khoảng 7%-25%. Trong suốt 17 năm sau khi chứng kiến mức đóng góp đỉnh điểm của thuế TN từ dầu mỏ năm 2009 là 25%, hiện nay tỷ trọng đóng góp của thuế này đang giảm dần. DT thuế TN từ dầu mỏ bị ảnh hưởng lớn bởi giá dầu thô của thế giới. Đây là yếu tố khó dự đốn làm việc ước tính DT thuế này bị động và dẫn đến sự biến đổi lớn trong DT cũng như tỷ trọng đóng góp thuế này trong tổng DT thuế.
Thuế TNCN
Đóng góp lớn thứ 3 vào tổng DT thuế là thuế TNCN, thuế này đang dần tăng tỷ trọng đóng góp vào tổng DT thuế. Trong thời gian nghiên cứu tỷ trọng đóng góp của thuế này có nhiều biến động, nằm trong khoảng từ 11%-18%, và đạt đỉnh điểm năm 2010. Ngoài sự tác động của những điều kiện KT, nâng cao khả năng quản lý cùng với thay đổi chính sách thuế sẽ có tác dụng tăng DT thuế TNCN. Chúng ta có thể kể đến một số biện pháp của cơ quan thu thuế nội địa như cuộc vận động nhận thức cho người nộp thuế, thiết lập những phòng điện thoại tư vấn ở những nơi quan trọng, giới thiệu hệ thống mạng máy tính kết nối ngân hàng cho việc nộp thuế; tăng những đợt kiểm toán thường xuyên, giới thiệu hệ thống điền tờ khai trực tuyến để đáp ứng nhu cầu cho những người nộp thuế... Những thay đổi trong công tác hành thu cùng với tốc độ phát triển KT tốt đã làm tăng DT thuế TNCN qua các năm cho dù có rơi vào giai đoạn KT khó khăn.
Thuế gián thu
Chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DT thuế của CQLB nằm trong khoảng 39%-22% là các sắc thuế gián thu. Một số sắc thuế gián thu được tìm hiểu đó là thuế XNK, thuế TTĐB, thuế bán hàng, thuế DV.
Thuế XK, tỷ trọng đóng góp của thuế XK vào tổng DT CQLB thấp nằm trong khoảng 1%-
3%. Trong đó DT thuế XK dầu mỏ đóng góp chính vào DT thuế XK với tỷ lệ đóng góp trên 90%. Vì thế DT thuế XK biến động theo giá dầu và khối lượng dầu XK. Nhìn tổng thể tỷ trọng đóng góp của thuế XK ít biến động.
Thuế NK, tỷ trọng đóng góp của thuế NK trong tổng DT Liên bang nằm trong khoảng từ 1%-
10% và biến động nhiều trong thời gian nghiên cứu. Năm 1999 tỷ trọng đóng góp của thuế này đạt đỉnh với mức 10%. Sau đó tỷ số này giảm dần qua các năm từ 2000-2005, ngun nhân là vì chính phủ phải xóa bỏ thuế NK theo các thỏa thuận hoặc để thực hiện các chính sách quốc gia. Trong giai đoạn 2006–2014 DT thuế NK giảm dần và tỷ trọng đóng góp của thuế NK thấp nhưng ổn định. Lý do chính là Malaysia phải thực hiện các thỏa thuận khi gia nhập các tổ chức thương mại và khu vực mậu dịch tự do. Ngồi ra DT cịn bị ảnh hưởng bởi chính sách tự động hóa nội địa, thực hiện những thỏa thuận thương mại song phương, nhu cầu chi tiêu nội địa…
Nhìn chung tỷ trọng đóng góp của thuế này đang giảm dần và giữ ổn định trong những năm gần đây.
Thuế TTĐB, tỷ trọng đóng góp của DT thuế TTĐB trong tổng DT thuế CQLB nằm trong khoảng từ 6%-11%, và có nhiều biến động trong 17 năm. Thuế TTĐB ở Malaysia đánh trên xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ, các sản phẩm xe cộ, thuốc lá điếu và rượu được sản xuất tại địa phương. DT thuế TTĐB bị ảnh hưởng nhiều bởi nhu cầu nội địa các sản phẩm chịu thuế TTĐB đặc biệt là xe cộ vì DT thuế TTĐB đối với sản phẩm này chiếm 1/3 tổng DT thuế TTĐB; những thỏa thuận giảm thuế suất khi gia nhập AFTA hay chính phủ thực hiện chính sách tự động hóa nội địa giảm thuế suất đối với phương tiện xe cộ... Trong những năm gần đây thuế TTĐB là thuế gián thu có tỷ trọng đóng góp lớn nhất và đang giữ ổn định.
Thuế bán hàng, từ năm 1998 – 2004 trong các sắc thuế gián thu thì thuế bán hàng chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng DT thuế CQLB. Nhưng sau đó thuế TTĐB là sắc thuế gián thu đóng góp nhiều nhất. Tỷ trọng đóng góp của thuế bán hàng nằm trong khoảng từ 6%-13%. Thuế bán hàng là một loại thuế tiêu dùng nên DT của nó bị ảnh hưởng nhiều bởi nhu cầu nội địa. Đáng chú ý là chính sách để ổn định giá dầu và các sản phẩm dầu chính phủ đưa ra cơng thức ổn định giá tự động, nếu giá dầu mỏ tăng thì việc miễn trừ thuế bán hàng càng nhiều, điều này làm DT thuế bán hàng bị giảm đi nhiều. Thuế bán hàng dần giữ ổn định trong những năm gần đây.
Thuế DV, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DT CQLB, ít biến động và nằm trong khoảng từ 3%-
4%.
Tóm lại, các loại thuế gián thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DT thuế. Đáng chú ý trong các
sắc thuế trên là thuế TTĐB và thuế bán hàng; thuế DV có xu hướng tăng trong tương lai. Thuế XNK có xu hướng giảm dần qua các năm vì những thỏa thuận có hiệu lực khi tham gia vào q trình tự do hóa thương mại. Đối với cơ cấu thu thuế của Malaysia thuế trực thu đóng vai trị quan trọng. Trong đó, thuế TNDN và TN từ dầu mỏ là những nguồn đóng góp chính. Thuế TN từ dầu mỏ thường chịu những ảnh hưởng từ bên ngồi đó là giá dầu thơ dẫn đến loại thuế này thường xuyên biến đổi. Nhưng trong giai đoạn khủng hoảng KT 2008 thì thuế này là nguồn đóng góp bù lại cho sự giảm sút của thuế TNDN. Nhìn chung thuế TNDN vẫn là nguồn
đóng góp chính cho tổng DT thuế, thường chịu nhiều ảnh hưởng của sự phát triển nền KT và trong những năm gần đây tỷ trọng đóng góp của thuế TNDN đang có xu hướng tăng lên và đóng vai trị quan trọng.
3.2. Cơ cấu thu thuế của Thái Lan
Nghiên cứu sâu về số thu ngân sách của chính phủ Thái Lan thì những số liệu được nghiên cứu trên đây được lấy từ các Báo cáo DT Chính phủ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu các báo cáo của Bộ phận DT. Bộ phận này chịu trách nhiệm thu các sắc thuế TNCN, TNDN, TN từ dầu khí, thuế GTGT, thuế đóng dấu và một số loại thuế TN khác. Dựa vào Hình 3.5, chúng ta nghiên cứu xu hướng các loại thuế ở Thái Lan.