Nguồn: Bộ Tài chính Singapore và tác giả tự tính tốn.
Singapore là nước khơng có nguồn tài nguyên dầu thơ, vì thế khơng có DT thuế TN từ dầu mỏ. Trong nguồn thu thuế của NSNN thì thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn hơn thuế gián thu. Tỷ trọng đóng góp của các sắc thuế khơng có nhiều biến động từ năm 2006 - 2013 và giữ mức
Thuế TNDN 25% Thuế TNCN 15% Thuế bảng lương 2% Đóng góp cua
những ủy ban luật
định 0% Thuế tài sản 8% Thuế XNK 4% Thuế đánh trên HH và DV 19% Thuế đánh trên phương tiện xe cộ 3% Thuế đánh trên TN từ việc cá cược 5% Thuế đóng dấu 9% Khác 10% 2013 00% 05% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 % Năm Thuế TNDN Thuế TNCN Thuế tài sản Thuế XNK và thuế TTĐB Thuế đánh trên HH và DV Thuế đóng dấu
ổn định. Các nguồn thu thuế chính của Singapore vẫn là thuế TNDN, thuế đánh trên HH và DV, thuế TNCN. Các loại thuế còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu thuế, đặc biệt trong cơ cấu thu thuế của Singapore có sự đóng góp của thuế tài sản với tỷ trọng đóng góp tương đương với thuế đóng dấu, thuế XNK và TTĐB; trong những năm gần đây tỷ trọng đóng góp của thuế này đang tăng và giữ ổn định. Sự đóng góp của thuế tài sản vào nguồn thu thuế với tỷ trọng cao vẫn chưa thấy ở các nước khác. Đối với thuế XNK đang giảm dần qua các năm. Thuế TNDN chiếm khoảng 60% trong nguồn thu thuế trực thu.
Tiểu kết
Nghiên cứu cơ cấu thu thuế của bốn nước trong khu vực ta thấy rằng các nước nằm trong các nhóm có TN khác nhau nên cơ cấu thu thuế cũng khác nhau. Với Singapore nằm trong nhóm nước có TN cao, có mức độ mở cửa nền KT sâu thì nguồn đóng góp từ thuế trực thu cao hơn thuế gián thu, trong đó nguồn thu thuế TNDN chiếm tỷ lệ cao. Tương tự, Malaysia nằm trong nhóm nước có TN TB cao, chiếm ¾ trong tổng DT thuế là thuế trực thu, trong đó thuế TNDN chiếm hơn 30%. Thái Lan và Indonesia nằm trong nhóm nước có TN TB thấp giống Việt Nam là các nước đang phát triển, nguồn thu thuế gián thu vẫn cao hơn thuế trực thu, nhưng tỷ trọng đóng góp của thuế TNDN vẫn cao. Ngoài ra, xu hướng chung trong cơ cấu thu thuế của các nước là tỷ trọng đóng góp của thuế XNK đang giảm dần qua các năm vì phải thực hiện những cam kết khi hội nhập KT quốc tế.
CHƯƠNG 4:
CƠ CẤU THU THUẾ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ SO SÁNH VỚI MỘT SỐ NƯỚC
4.1. Cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Việt Nam bắt đầu mở cửa nền KT, đẩy mạnh thơng thương với bên ngồi bắt đầu từ những năm 1990, tính đến nay đã trải qua hơn 20 năm tham gia ký kết nhiều Hiệp định KT song phương và đa phương được liệt kê dưới đây: Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ
(USBTA) (2001), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (2002), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ (2003), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (2005), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Việt Nam
đã ký kết Hiệp định với hơn 40 nước trên thế giới), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái
Bình Dương (APEC) (1998), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (2007), Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJFTA) (2008), Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - New Zealand (ACERFTA) (2009), Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Phần trên chỉ nêu khái quát về các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết. Nếu xét sâu hơn về mức độ hội nhập KT quốc tế của Việt Nam thì hiện nay Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền KT thế giới. Nếu dựa theo lý thuyết về năm mơ hình hội nhập KT quốc tế từ thấp đến cao (Xem Phụ lục 10), thì Việt Nam đã hội nhập ở mưc “nơng”. Đó là thỏa thuận thương mại ưu đãi được thể hiện qua Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (USBTA), ở cấp độ thứ hai là thực hiện Khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Xét ở ấp cao hơn là Liên minh thuế quan, Việt Nam đã tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ,
ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Úc, New Zealand… Những Khu vực
mậu dịch tự do này đã biến ASEAN thành thị trường chung thông qua các liên minh thuế quan với các đối tác ngoài khu vực. Những cam kết WTO, tham dự vào diễn đàn KT APEC và thực hiện đàm phán TPP sắp tới đây sẽ tạo điều kiện hình thành và phát triển các liên kết KT sâu hơn. Điều này thúc đẩy Việt Nam tham gia vào một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào
năm 2015, trong đó HH, DV, đầu tư, vốn và lao động được dịch chuyển tự do. Xu hướng này không loại trừ khả năng để hình thành Khu vực mậu dịch tự do thống nhất cho tồn khu vực Đơng Á, đây có thể được coi như cấp độ hội nhập đỉnh cao, trở thành một liên minh KT. Trải qua 20 năm thực hiện hội nhập, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng và ngày càng sâu hơn trên con đường hội nhập KT quốc tế của mình.
4.2. Các cam kết thuế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Những Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết phần lớn đều quy định những cam kết về xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan bằng việc cắt giảm thuế suất NK của các nhóm HH NK vào Việt Nam. Và khơng đề cập đến những cam kết thuế nội địa. Nhưng đối với những điều khoản phải thực hiện khi gia nhập WTO có một số quy tắc về thuế nội địa.
Đối với các loại thuế nội địa, WTO không quy định các thành viên phải cam kết ràng buộc về thuế quan nhưng có thể điều chỉnh để điều tiết nền KT miễn là tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia và các quy tắc liên quan đến trợ cấp. Nhưng trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, các quốc gia khi tham gia kí kết các hiệp định đều cam kết cắt giảm thuế suất trong thời gian nhất định để đảm bảo phù hợp với các ràng buộc thuế quan. Và xu hướng được thấy rõ ở các nước là cắt giảm thuế suất thuế TNDN.11
4.3. Cơ cấu thu thuế của Việt Nam
Trong khoảng thới gian nghiên cứu từ 2006-2013 hệ thống thuế Việt Nam đã trải qua hau quá trình cải cách thuế (Giai đoạn 2 (2000–2010), Giai đoạn 3 (2011–2020)). Trong hai giai đoạn cải cách thuế trọng tâm là cải tiến chính sách thuế nhằm đảm bảo một số mục tiêu, trong đó có việc chính sách thuế TNDN, XNK phù hợp với tiến trình hội nhập KT quốc tế, tăng sức cạnh tranh của nền KT để thúc đẩy sản xuất phát triển. Cụ thể là trong mục tiêu cải cách chính sách thuế TNDN giai đoạn 3 có nêu rõ: Thực hiện giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp
để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giảm mức động viên đối với DN, tạo điều kiện để DN có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển; Chính sách thuế TNDN phải bao quát đối tượng chịu thuế hoạt động KT mới phát sinh trong KT thị trường hội
nhập và phù hợp với thơng lệ quốc tế, góp phần đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Đối với thuế
XNK có nêu mục tiêu: Quy định rõ về thẩm quyền ban hành thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với
các khu vực mậu dịch tự do đáp ứng yêu cầu của hội nhập; Nghiên cứu lộ trình điều chỉnh giảm số lượng mức thuế suất, lộ trình cắt giảm thuế, sửa đổi quy định về miễn thuế XK, thuế NK để đảm bảo thực hiện các cam kết.12
Những mục tiêu này đã được cụ thể hóa qua những thay đổi các quy định trong chính sách thuế. Đối với thuế TNDN là Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc Hội khóa 13
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, và hệ thống văn bản pháp
quy điều chỉnh chính sách thuế TNDN trong giai đoạn này. Chúng ta có thể nói đến một số thay đổi trong thuế suất, người nộp thuế…Về thuế suất, theo lộ trình cắt giảm thuế suất, trước đó áp dụng thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25%. Theo qui định Luật thuế TNDN 2013, thuế suất thuế TNDN phổ thơng là 22% có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 và kể từ ngày 1/1/2016 là 20%. Tuy nhiên, đối với DN được hưởng ngay mức thuế suất thuế TNDN 20% nếu có doanh thu năm trước không quá 20 tỷ đồng.13,14 (Xem Phụ lục 18)
Trên đây chỉ là những tóm tắt sơ lược những thay đổi trong chính sách thuế TNDN, thuế XNK và còn nhiều thay đổi khác để phù hợp với quá trình hội nhập KT quốc tế. Ta thấy rằng để hội nhập Việt Nam đã có những bước thay đổi lớn trong chính sách thuế những năm gần đây. Và những thay đổi này sẽ có ảnh hưởng đến nguồn thu thuế. Vì thế để thấy được sự thay đổi trong nguồn thu đề tài sẽ xem xét cơ cấu thu thuế của Việt Nam qua các năm.
Thông qua việc nghiên cứu báo cáo NSNN được công bố hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu của Bộ Tài chính Việt Nam, nó chi cho người đọc cái nhìn khái quát về bốn nguồn thu chính đó là thu nội địa, thu từ dầu thô, thu cân dối từ hoạt động XNK, thu viện trợ khơng hồn lại (Xem phụ lục12), vì thế chưa thấy được vai trị, tình hình thay đổi của các sắc thuế quan trọng của Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu bài viết “Hệ thống thuế ở Việt
12 Thủ tướng chính phủ (2011).
13 Quốc hội (2013).
Nam: Các đối tượng nộp thuế và sắc thuế”15của tác giả Jonathan Haughton kết hợp với việc phân tích Hình 4.1-ta có thể thấy được tình hình biến động của các sắc thuế chính.
Trong số các sắc thuế chính thuế GTGT có tầm quan trọng ngày càng tăng sau khi đạt mức đỉnh 7,8%/GDP năm 2010, hiện nay thuế này đang giảm bằng với mức đóng góp của thuế TNDN, đây là mức đóng góp đáng kể đối với một sắc thuế với mức thuế suất chỉ bằng 10%. Một điều đáng chú ý nữa là sự suy giảm trong số thu từ các loại thuế thương mại từ hơn 4%/GDP vào cuối những năm 1990 xuống còn khoảng 2%/GDP vào thời điểm hiện nay. Điều này xảy ra cho dù lượng HH NK của Việt Nam tăng rất nhanh so với GDP và phản ánh tốc độ suy giảm nhanh chóng của thuế NK TB do cắt giảm thuế NK từ các nước ASEAN. Nguồn thu thuế thứ 3 là từ thuế TN. Số thu có được từ thuế TNDN chiếm khoảng hơn 10% GDP năm 2006 đa phần số thu này đến từ khu vực sản xuất công nghiệp quốc doanh – là khu vực hiện đang chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong GDP. Tuy nhiên hiện nay tỷ trọng đóng góp của thuế này đang giảm và ở mức 5% GDP. Thuế TNCN chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và có xu hướng tăng trong những năm gần đây đạt tỷ lệ gần 2% so với GDP. Một loại thuế tiêu dùng có tỷ trọng đóng góp rất ổn định qua các năm nằm trong khoảng từ 1,1%-1,9% GDP đó là thuế TTĐB. Đóng góp chính vào cơ cấu thu thuế vẫn là thuế gián thu, tuy nhiên thuế TNDN một loại thuế trực thu vẫn là sắc thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu thuế. Những đặc điểm này giống với cơ cấu thu thuế của Thái Lan và Indonesia.