Nguồn: Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2012 (Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright)
Hình 2.8 trình bày một phần bức tranh sở hữu chéo giữa ba NH và nhóm các cơng ty liên kết. Hình vẽ cho thấy là thơng qua việc cử đại diện của mình vào hội đồng quản trị của ba NH này, người sở hữu sau cùng (bà L và Công ty Vạn Thịnh Phát) có quyền kiểm sốt hồn tồn ba NH này. Nhờ vào việc nắm quyền sở hữu và chi phối các NH này, có thể thấy cả ba NH này đều tài trợ chính cho nhiều hoạt động đầu tư khác nhau của các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của cổ đông này. Việc tập trung vốn tín dụng vào hoạt động bất động sản đã đặt các NH này đến rủi ro về mặt thanh khoản và rủi ro tín dụng cao.
2.2.5. Tình hình sở hữu chéo giữa các NHTM Cổ phần bởi các doanh nghiệp Nhà nước
Nhờ sợi dây liên kết giữa các DNNN với các NHTMNN thông qua sở hữu chung của nhà nước mà nhiều DNNN đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng. Bản thân các NHTM cũng thường ưu ái xét cấp tín dụng cho DNNN, có thể là do các ngân hàng cho rằng các DNNN thường được sự bảo lãnh (có thể chỉ là bảo lãnh ngầm) của chính phủ, có thể là do chỉ định trực tiếp của chính phủ mà cũng có thể là do muốn níu kéo lượng tiền gửi rất lớn của chính những DNNN này. Các khoản tín dụng chỉ định đã từng là nguyên nhân làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ của ngân sách và Chính phủ cũng đã giảm dần các can thiệp tín dụng có tính chỉ định của mình bằng cách siết lại các điều kiện và điều khoản bảo lãnh. Đây là một động thái đúng đắn và hết sức cần thiết của Chính phủ, mặc dù vẫn cịn khơng gian để siết chặt hơn nữa các điều kiện bảo lãnh của Chính phủ, tiến đến chấm dứt hồn tồn việc Chính phủ chỉ định các NHTMNN cho các DNNN vay. Tuy nhiên, trong khi Chính phủ cố gắng siết lại các điều khoản bảo lãnh thì bản thân các DNNN trong những năm qua cũng đã tự tìm cho mình các mối liên kết khác với các NHTMCP.
Trong giai đoạn bùng nổ các NHTMCP và quỹ đầu tư tài chính, rất nhiều tập đồn và tổng cơng ty Nhà nước đã tham gia góp vốn hình thành các định chế này. Hiện tại có khoảng gần 40 các DNNN và tư nhân có sở hữu
trên 5% tại các NHTMCP (Báo Kinh tế vĩ mô, 2012). Hơn nữa, hầu hết các tập đoàn nhà nước đều có các cơng ty tài chính. Nhìn vào hình 2.9 có thể thấy hầu hết các tổng công ty Nhà nước, tập đoàn lớn đều tham gia sở hữu NH. Điển hình như NHTMCP Quân đội (MB) được sở hữu bởi các cổ đông Nhà nước là Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Viettel) (15%), Tổng Công ty Trực Thăng Việt Nam (5,3%) và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gịn (4,6%). Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng nắm giữ 21,27% cổ phần của NHTMCP An Bình. Tập đồn Bưu chính Viễn Thơng Việt Nam (VNPT) cũng góp vốn đầu tư vào 12,5% cổ phần của NHTMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPost Bank), 8,95% cổ phần MSB và 6,1% cổ phần NHTMCP Đông Nam Á (Seabank).